Trâm [Archive] - Page 4 (2024)

ĐT Phố Rùm > Đời Sống - Xã Hội > Thời Sự Trong Ngày > Trâm

PDA

View Full Version : Trâm


Pages :123[4]567891011121314

XXG

02-06-2017, 04:47 PM

có cần chữ ...z sau 2 chấm không Thầy Pháp? :24: .Chời ơi! Ổng đặt tên mới cho tui nữa rồi kìa!
Cảm ơn mọi người, lý do là trong profile, phần attachment chỉ check ở simple plain message box (basic editor), không check WYSIWYG (enhanced interface, what you see is what you get) nên box icons ở bên phải cũng như những boxes ở trên không hiện ra ... giờ thì thoải mái rồi ...:z45:There you go, bro!

Kiến Hôi

02-06-2017, 04:56 PM

:45: :45:

:41: :41:

chieubuon_09

02-06-2017, 05:07 PM

Cám ơn se sẻ ha. Sư huynh đang ngồi xe lửa. Lâu quá rồi mới ngồi xe lửa chỉ hơi lắc có chút mà viết cũng hơi chóng mặt. Hihihi. Yeap. Chuyện nhỏ thôi.

Sáng nay mới đọc tin anh Trâm trong phỏng vấn của Fox News nói Putin cũng chỉ là một trong những kẻ sát nhân trên chính trường thôi. Nước Mỹ cũng chẳng sạch sẽ gì. Trâm so sánh Nga và Mỹ. Hehehe tác giả đi tin nói người bất bình kiểu so sánh này. :)

Yeahhh và con tim đã vui trở lại ..., sư huynh vui uống cafe :57:

@Ốc & Nhã Uyên ơi, sáng Chiều đọc nói về vụ đón xe đò từ Nhân văn vô ngõ hẻm Linh Tinh mà Chiều ôm bụng cười, vừa làm vừa cười boss không hiểu chi hết chơn, cho Chiều cười nha hahahaha hai người có óc khôi hài quá :z14: :z77:

Cô Nú Xì cũng đón xe đi vô nè sư huynh Triển :z14:

@Huynh Xô,
Sư huynh xúi huynh chụp hình selfie nhưng mà thật ra dáng cao cao của sư huynh, nếu cách đây 30 năm thì Michael Phelps không có nghĩa lý gì đâu đó huynh Xô, dân bơi lội kiện tướng hông phải đùa đâu nha. :z2:

XXG

02-06-2017, 05:21 PM

...@Huynh Xô,
Sư huynh xúi huynh chụp hình selfie nhưng mà thật ra dáng cao cao của sư huynh, nếu cách đây 30 năm thì Michael Phelps không có nghĩa lý gì đâu đó huynh Xô, dân bơi lội kiện tướng hông phải đùa đâu nha. :z2:Trời ơi, nhỏ Tí Cô Nương này...

Em có cần phải viết thêm mấy chữ "nếu cách đây 30 năm" (cho mấy huynh xót xa) hông dậy Xì-Trum? Chắc tui hổng làm UPS mang quà tới nhà Xì-Trum nữa quá hà. Thiệt tình, có nhỏ em ác gì đâu! :z13:

Thôi, kệ, cũng tặng cái bông hồng cho Tí Cô Nương nè :z57:

ốc

02-06-2017, 09:23 PM

Khủng bố tấn công bằng mồm nè:
(https://www.yahoo.com/news/trump-claims-media-not-reporting-terrorist-attacks-200917625.html)
Trump claims media not reporting terrorist attacks (https://www.yahoo.com/news/trump-claims-media-not-reporting-terrorist-attacks-200917625.html)

Speaking at MacDill Air Force Base in Florida on Monday, Trump gave an abbreviated history of terrorist attacks, from 9/11 to the Paris nightclub attacks to the truck massacre in Nice.

“It’s gotten to a point where it’s not even being reported. And in many cases the very, very dishonest press doesn’t want to report it. They have their reasons, and you understand that,” he said. He offered no evidence for the accusation, which flies in the face of round-the-clock news coverage of terrorist violence. But one of his senior advisers has repeatedly referred to a Bowling Green, Ky., terrorist attack that did not happen.

Triển

02-07-2017, 08:31 AM

Tư pháp Mỹ tiếp tục thách thức Donald Trump

Tú Anh

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-01-31t190118z_1781708580_rc1c95a86c90_rtrmadp_3_usa-trump-immigration-sanfrancisco.jpg
Chưởng lý Dennis Herrera trong cuộc họp báo tại San Francisco, California, Hoa Kỳ, ngày 31/01/2017
REUTERS/Kate Munsch

Mười ngày sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm công dân bảy nước có đa số dân theo Hồi giáo vào nước Mỹ trong thời hạn 90 ngày, cuộc đọ sức giữa tư pháp và hành pháp vẫn tiếp tục. Hàng loạt di dân và sinh viên trong diện bị cấm, nhưng có visa hợp lệ nhân cơ hội sắc lệnh bị đình chỉ để bay sang hoặc hay trở lại nước Mỹ trước khi thắng bại được phân định.

Sắc lệnh di trú của nhà tỷ phú Donald Trump trong chiếc áo của tổng thống siêu cường tiếp tục bị công luận trong lẫn ngoài nước Mỹ công kích là kỳ thị và phân biệt đối xử. Đặc biệt, chính bên trong nước Mỹ, sắc luật bị xem là đi ngược lại truyền thống tự do và nhân đạo của Hoa Kỳ bị chống phá kịch liệt từ nhiều giới.

Trên mặt trận pháp lý, trận đấu diễn ra tại toà phúc thẩm liên bang San Francisco mà phần thua đầu tiên nghiêng về phía Nhà Trắng. Ngày Chủ nhật 05/02/2017, đơn kháng cáo của bộ Tư Pháp nộp vào chiều hôm trước, chống lại một phán quyết của thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle, tiểu bang Washington, đã bị toà phúc thẩm bác bỏ.

24 giờ trước, thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle , do tổng thống George W Bush bổ nhiệm, ra phán quyết đình hoãn sắc lệnh gây tranh cãi của tổng thống Donald Trump.

Như vậy, tân chủ nhân của Nhà Trắng bị thua keo đầu tiên. Công dân 7 nước có đa số dân theo đạo Hồi ( Libya,Somalia,Iran, Irak, Syria,Yemen và Soudan) và dân tị nạn tiếp tục được sang Mỹ. Tuy nhiên, theo AFP, cánh cửa hé mở này có thể bị đóng lại nhanh chóng. Thật vậy, Donald Trump là một người đa mưu và không có thói quen nhượng bộ. Ông cho biết đã chỉ thị cho bộ An Ninh Quốc Nội « kiểm sóat nghiêm nhặt hơn những người đến Mỹ mà tư pháp làm công việc này trở thành rất khó khăn ».

Một cách chi tiết, tòa phúc thẩm liên bang San Francisco đòi hai bên xung khắc phải cung cấp thêm bằng chứng và lập luận. Kỳ hạn chót của hai tiểu bang Washington và Minnesota, bên nguyên đơn, vào lúc 11 giờ 59 phút đêm Chủ nhật 05/02/2017, giờ địa phương. Còn bộ Tư Pháp Mỹ thì đến trưa thứ Hai 06/02.

Chủ nhật, chính quyền Trump cử phó tổng thống Mike Pence đến các đài truyền hình để « giải thích và thuyết phục công luận về tính chính đáng của sắc lệnh nhằm bảo vệ Hoa Kỳ chống khủng bố ». Ông Mike Pence tuyên bố một cách tự tin : chính phủ sẽ thắng trên mặt trận pháp lý.

Phe chống đối cũng năng nổ huy động lực lượng biểu tình tại New York và ở các thủ đô Tây phương. Tại Mỹ, cựu ngoại trưởng Madeleine Albright (Dân Chủ) và cựu cố vấn an ninh Stephen Hadley (Cộng Hoà), trên đài truyền hình CNN, người thứ nhất chỉ trích tính chất « lừa dối và thiếu cơ sở » của sắc lệnh, còn người thứ hai nhấn mạnh đến « khuyết điểm chính trị của cách vận hành ».

Ngay trong các cuộc tranh tài thể thao hay trình diễn văn nghệ, điển hình là Cúp bóng bầu dục Super Bowl và đêm ca nhạc của Lady Gaga ngày Chủ nhật, đã tràn ngập thông điệp nhấn mạnh đến tinh thần bao dung và hào hiệp truyền thống của Hiệp Chủng Quốc.

Trong khi chờ đợi tòa phúc thẩm San Francisco ra phán quyết sau cùng với khả năng dây dưa, kẻ thua kéo người thắng lên tận Toà Án Tối Cao, bộ Ngoại Giao Mỹ mà trong nội bộ cũng chống lại Donald Trump, đã nhanh chóng xếp sắc lệnh nhập cư qua một bên. Hệ quả là khoảng 60.000 visa nhập cảnh bị đình chỉ đã được tái lập giá trị. Giới luật sư thúc giục thân chủ khẩn cấp lên máy bay còn các hãng hàng không quốc tế đón nhận lại hành khách từ 7 quốc gia trong danh sách đen trong các chuyến bay sang xứ « Nữ thần tự do » sau vài ngày gián đoạn.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170206-sac-lenh-nhap-cu-tu-phap-my-tiep-tuc-thach-thuc-tong-thong-donald-trump )

Triển

02-07-2017, 08:45 AM

Fred Korematsu – người thách thức lệnh giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong trại tập trung trong Thế chiến II

Quỳnh Vi

Tổng thống Trump và những người ủng hộ sắc lệnh cấm nhập cảnh được ban hành vào ngày 27/1/2017 đã đưa ra một phép so sánh là sắc lệnh này cũng có ý nghĩa tương tự như sắc lệnh hành pháp số 9066 mà Tổng thống Franklin Roosevelt đã từng ban hành trong thập niên 1940.

Nhưng phía sau sắc lệnh 9066 của Tổng thống Franklin Roosevelt còn là một trang sử đau buồn và đen tối nhất của người Mỹ gốc Nhật nói riêng và người Mỹ gốc Á nói chung.

Sắc lệnh hành pháp của Roosevelt đã dẫn đến án lệ nổi tiếng Fred Korematsu kiện Chính phủ Hoa Kỳ, mở đầu cho công cuộc hơn 40 năm đấu tranh cho quyền dân sự của người Mỹ gốc Nhật và gốc Á trong thế kỷ 20.

Trước khi người Hồi giáo bị xem là một thành phần di dân cần phải lưu ý đặc biệt vì có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia tại Hoa Kỳ, thì người Mỹ gốc Nhật nói riêng và người Mỹ gốc Á nói chung đã từng là nạn nhân của những phong trào bài xích người di dân với cùng một lý do.

Sau khi Hoa Kỳ tham gia Thế chiến thứ Hai và tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật Bản, ngày 19/2/1942, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ban hành một sắc lệnh hành pháp (executive order) ngăn cấm công dân Mỹ gốc Nhật không được sinh sống ở một số khu vực “quân sự trọng yếu” đối với an ninh quốc gia.

Để thực thi sắc lệnh của Roosevelt, hơn 100 nghìn người Mỹ gốc Nhật dọc bờ biển phía Tây Hoa Kỳ (gồm các bang California, Washington, Oregon cho đến phía nam của bang Arizona) đã bị chính quyền cưỡng chế và phải rời khỏi nơi cư trú, bỏ lại tài sản để vào sống trong các trại tập trung do chính phủ lập ra (internment camps).

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/internmentcamps-1024x724.jpg
Người Mỹ gốc Nhật bị tập trung sinh sống tại các trại do chính phủ lập ra trong Thế chiến thứ Hai.
Ảnh: globalresearch.ca.

Tháng 5 năm 1942, Fred Korematsu, một công dân Hoa Kỳ gốc Nhật sinh trưởng tại bang California đã bị bắt và kết án khi ông bất tuân sắc lệnh này và không chịu dọn khỏi căn nhà của mình ở thành phố San Leandro. Hồ sơ vụ án Korematsu được kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, yêu cầu tòa tuyên bố sắc lệnh của Tổng thống Franklin Roosevelt là vi hiến.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/Fred-young-portrait-from-Karen-high-res.jpg
Ảnh: Tranh chân dung Fred Korematsu những năm 1940 (National Portrait Gallery).

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) trụ sở tại Bắc California đã nhận lời làm luật sư đại diện cho Fred Korematsu trong hồ sơ ông kiện chính phủ Hoa Kỳ.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/ernest-besig.jpg
Luật sư Ernest Besig, giám đốc điều hành ACLU ở Bắc California và cũng là người đại diện cho Fred Korematsu.
Ảnh: ACLUNC.org.

Vào năm 1944, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết tuyên bố sắc lệnh của Roosevelt ban hành không vi hiến mặc dù tòa thừa nhận sắc lệnh này có sự phân biệt về chủng tộc (racial classification) đối với người Mỹ gốc Nhật.

Án lệ Korematsu được các học giả môn Luật Hiến pháp Hoa Kỳ đánh giá là một trong những án lệ tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, xếp ngang hàng với các án lệ bảo vệ những đạo luật phân biệt chủng tộc ở miền Nam Hoa Kỳ như Dred Scott kiện Sandford và Plessy kiện Ferguson.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/12_c.jpg
Các thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết trong án lệ Korematsu.
Ảnh: supremecourthistory.org.

Những lập luận của phía chính phủ tại tòa dựa trên những lời khai từ các tướng lĩnh quân đội Hoa Kỳ, cho rằng rất khó có thể biết được những người Mỹ gốc Nhật có thật trung thành với nước Mỹ hay họ chỉ biết có nguồn gốc Nhật Bản của mình. Vì thế, chính phủ cần sử dụng biện pháp giam giữ họ ở những trại tập trung để đảm bảo “an ninh quốc gia” trong thời kỳ chiến tranh.

Đứng trước một nước Mỹ đang ở trong tình trạng chiến tranh, 6 trong 9 thẩm phán của Tối cao Pháp viện lúc ấy đã cho rằng những công dân Hoa Kỳ gốc Nhật cần phải “hy sinh” cho tổ quốc. Và những của cải bị mất mát, cũng như tự do cá nhân của họ bị tước đoạt là cần thiết cho sự an toàn của cả nước Mỹ. Do đó, tòa đã tuyên bố sắc lệnh hành chính của Tổng thống Roosevelt không vi hiến.

Một trong 3 thẩm phán Tối cao Pháp viện có ý kiến phản đối sắc lệnh hành chính của Roosevelt, Robert H. Jackson, đã cảnh báo quyết định của tòa trong hồ sơ Korematsu sẽ để lại di hại cho tương lai của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Thẩm phán Jackson đã ví von rằng, khi cho phép chính quyền hy sinh quyền lợi hiến định của một nhóm người, một chủng tộc của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ thì cũng đồng nghĩa với việc Tối cao Pháp viện đã trao cho những thế hệ lãnh đạo tương lai một vũ khí sát thương, giúp họ có thể bỏ mặc Hiến pháp Hoa Kỳ và ngang nhiên tước bỏ quyền lợi của bất kỳ sắc dân hay chủng tộc nào mà họ cho là nguy hiểm dưới chiêu bài “bảo đảm an ninh quốc gia”.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2016/11/robert-jackson-in-his-official-supreme-court-robes.jpg
Thẩm phán Robert H. Jackson.
Ảnh: roberthjackson.org.

Năm 1983, sau hơn 40 năm kể từ khi bị kết án vì vi phạm sắc lệnh hành pháp 9066 của Tổng thống Roosevelt, Fred Korematsu đã được tòa án liên bang khu vực Bắc California tuyên bố vô tội.

Các luật sư của ông đã sử dụng công cụ Writ of Coram Nobis, yêu cầu tòa xem xét những bằng chứng không được đưa vào trong vụ án trước đây. Bao gồm những tài liệu trong cuộc chiến của chính phủ và quân đội Hoa Kỳ được công bố sau này, thừa nhận việc cấm cố người Mỹ gốc Nhật trong các trại tập trung vốn không giúp ích gì cho nước Mỹ trong Thế chiến thứ Hai. Trong tiếng La tinh, Coram Nobis có nghĩa là “sai phạm ngay trước mắt” (error before us).

Trong suốt 40 năm ấy, Korematsu đã là một tiếng nói mạnh mẽ trong việc đấu tranh cho quyền công dân của người Mỹ gốc Á. Ông tiếp tục vận động chính phủ Hoa Kỳ phải thừa nhận những gì người Mỹ gốc Nhật phải gánh chịu trong Thế chiến thứ Hai là bất công và cần phải được xin lỗi.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/korematsu-1024x808.jpg

Fred Korematsu và các luật sư của ông tại tòa năm 1983 khi ông được xóa bản án của 40 năm trước.
Ảnh: acaclu-il.org.

Vào năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã ký và ban hành Đạo luật Tự do Dân sự (Civil Liberties Act of 1988). Theo đó, chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức xin lỗi những công dân Mỹ gốc Nhật như Fred Korematsu và đưa ra sự đền bù về vật chất cho những tổn thất mà họ đã gánh chịu trong Thế chiến thứ Hai.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/Reagan_Reparation-Biill.jpg
Ảnh: Legal Legacy.

Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton đã trao tặng Fred Korematsu Huân chương Tự do cho những đóng góp của ông trong công cuộc đấu tranh cho dân quyền của người Mỹ gốc Nhật và người Mỹ gốc Á Châu. Huân chương Tự do là phần thưởng dân sự cao quý nhất mà Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng cho một công dân. Những người từng được nhận Huân chương Tự do gồm có mục sư Martin Luther King, Jr. và gần đây là cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/Korematsu-1024x817.png
Tổng thống Clintont trao tặng Fred Korematsu Huân chương Tự do. Ảnh: CNN.com.

Fred Korematsu dành những năm cuối đời để đấu tranh chống lại sự kỳ thị người Hồi giáo tại Mỹ, sau khi sự kiện 9/11 xảy ra vào năm 2001. Ông cho biết không muốn nhìn thấy người Hồi giáo phải gặp lại cùng một số phận như ông và phải nếm trải những gì người Mỹ gốc Nhật đã trải qua.

Ông đã ủng hộ các vụ kiện lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ liên quan đến phân biệt đối xử đối với người Hồi giáo ở Mỹ. Trong đó có các án lệ Shafiq Rasul kiện George W. Bush, Khaled A.F. Al Odah kiện Chính phủ Hoa Kỳ, và Donald Rumsfeld kiện Jose Padilla.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/120922-8903FredKorematsu-1024x678.jpg
Korematsu qua đời tháng 3 năm 2005, trên bia mộ của ông là những dòng rất khiêm tốn nhưng lại rất có ý nghĩa, và có lẽ là rất cần thiết tại Hoa Kỳ ngay lúc này:

“Sinh ra tại thành phố Oakland (ND: bang California), Fred chỉ muốn được đối xử như một người Mỹ. Khi phản kháng lại sắc lệnh tập trung người Mỹ gốc Nhật năm 1942, ông đã kiên cường chống lại sự đối xử bất công mà người Mỹ gốc Á đã phải gánh chịu tại Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ 2.
Ông đã thách thức lương tâm của đất nước (Hoa Kỳ) và nhắc nhở chúng ta rằng, các quyền tự do của công dân Mỹ vẫn phải được đảm bảo ngay cả trong khi chúng ta phải chiến đấu với những kẻ bạo quyền ở nơi khác.

Một vị anh hùng thật sự và là một nhà đấu tranh dân quyền, Fred đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống vào năm 1998.”

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/Screen-Shot-2017-01-30-at-9.10.05-PM-1024x553.png
Google đã vinh danh Fred Korematsu trong cuối tuần, ngay sau khi sắc lệnh cấm nhập cư của Trump được ban hành.

Ngày sinh nhật của ông, 30 tháng 1 hằng năm, là một ngày được kỷ niệm tại 5 tiểu bang ở Mỹ. Vào năm 2017, trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 98 của Fred Korematsu, chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump.

Và án lệ Korematsu kiện Chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa được mang ra thảo luận. Liệu rằng trong những ngày sắp tới, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ lật ngược phán quyết được đưa ra hơn 70 năm trước, hay lại một lần nữa cho rằng chính quyền có thể vi phạm quyền hiến định của một số công dân để bảo vệ “an ninh quốc gia”?

Tài liệu tham khảo:

Famous Dissents – Korematsu v. United States (1944) (http://www.pbs.org/wnet/supremecourt/personality/landmark_korematsu.html)
Trump defends Muslim plan by comparing himself to FDR (http://www.cbsnews.com/news/donald-trump-defends-muslim-plan-by-comparing-himself-to-fdr/)
Án lệ Korematsu kiện Chính phủ Hoa Kỳ (https://supreme.justia.com/cases/federal/us/323/214/case.html)
Fred Korematsu Chronology (http://75799211.weebly.com/fred-korematsu.html)
It’s Fred Korematsu Day: Celebrating A Foe Of U.S. Internment Camps (http://www.npr.org/sections/thetwo-way/2017/01/30/512488821/its-fred-korematsu-day-celebrating-a-foe-of-u-s-internment-camps?utm_source=facebook.com&utm_medium=social&utm_campaign=npr&utm_term=nprnews&utm_content=20170130)
Fred Korematsu: Why his story still matters today (http://www.aljazeera.com/indepth/features/2017/01/fred-korematsu-story-matters-today-170130133315836.html)

(* nguồn; http://luatkhoa.org/2017/02/fred-korematsu-nguoi-thach-thuc-lenh-giam-giu-nguoi-goc-nhat-trong-trai-tap-trung-trong-chien-ii/ )

Triển

02-07-2017, 09:15 AM

Một nước Mỹ sau tranh cử với một ông tổng thống hung hăng hắc ám diều hâu, cũng không làm sao che khuất hết được một nước Mỹ bồ câu, vẫn còn nhiều thành phần trí thức đàng hoàng, dân chủ và tốt bụng theo đúng hiến pháp Hoa Kỳ.

Hàng trăm luật sư Mỹ đổ về các sân bay trợ giúp miễn phí cho người nhập cư sau lệnh cấm của Trump

Trần Hà Linh

Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump ban lệnh cấm nhập cư đối với người đến từ 7 nước Hồi giáo Trung Đông, hàng trăm luật sư Mỹ đã lập tức kéo đến các sân bay quốc tế trên toàn quốc để hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nhập cư và người tị nạn.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/us-lawyers-airport-2-1024x683.jpg
Các luật sư của tổ chức Trợ giúp Tị nạn Quốc tế (International Refugee Assistance Project) làm việc tại sân bay Kennedy (New York): Ảnh: Victor J. Blue/The New York Times.

Trả lời phỏng vấn tờ Washington Post, cô Betsy Fisher, Giám đốc Chính sách của tổ chức Urban Justice Center cho biết, “chúng tôi nhận được hơn một nghìn emails” từ các luật sư, tuyên bố sẵn sàng tham gia trợ giúp pháp lý tại các sân bay.

Cho đến ngày 29/1, con số này đã lên đến hơn 4,000, theo Newsweek.

Sắc lệnh hành pháp (excecutive order) của Tổng thống Trump được ban bố ngày thứ Sáu vừa qua, 27/1. Theo đó, người nhập cư và người tị nạn từ 7 nước Hồi giáo Trung Đông gồm Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia, Yemen and Iraq sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.

Tổng thống Trump giải thích lý do đằng sau sắc lệnh này là mối lo ngại khủng bố Hồi giáo. Tuy nhiên, ông không giải thích tại sao nhiều nước Hồi giáo khác tại Trung Đông, nơi ông có các dự án đầu tư, không nằm trong danh sách bị cấm lần này.

Giới luật sư cho rằng sắc lệnh này vi hiến và phân biệt đối xử với người Hồi giáo. Đây cũng được cho là cuộc khủng hoảng hiến pháp đầu tiên dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/us-lawyers-airport-1-1024x630.jpg
Các luật sư đề nghị tư vấn pháp lý miễn phí tại sân bay Washington Dulles hôm Chủ nhật vừa qua. Ảnh: Mike Theiler/Reuters.

Avi Gesser, thành viên hợp danh của hãng luật Davis Polk & Wardwell cho tờ The New York Times biết, họ đã triển khai một nhóm người đi khắp sân bay để tìm các gia đình có người thân bị an ninh sân bay tạm giữ.

“Nếu họ tìm thấy ai đó, họ sẽ đưa những người này tới chỗ chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục như với các thân chủ, và nộp đơn kiện habeas“, ông cho biết.

Avi Gesser còn cho hay, “hãng chúng tôi có rất nhiều người không sinh ra ở Mỹ. Chúng tôi cảm thấy rằng những người đang bị tạm giữ ở đây cần một đại diện pháp lý. Và đó là việc mà chúng tôi làm rất giỏi”.

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) là tổ chức đi đầu trong việc trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân. Ngay từ trước khi Trump nhậm chức, họ đã tuyên chiến với 6 chính sách vi hiến của ông này.

Andrea Segura, một luật sư của tổ chức này có mặt tại sân bay Kennedy (New York) vào thứ Bảy tuần trước và chứng kiến các luật sư “chiếm trọn một nhà hàng ở Ga số 4”. Tất cả đều đang soạn đơn kiện cho các nạn nhân.

“Ở đây có luật sư từ các hãng luật lớn, các tổ chức phi lợi nhuận, tất cả đều cùng làm việc với nhau. Tôi chưa từng chứng kiến nhóm làm việc nào phản ứng mau lẹ đến vậy trong việc bảo vệ người khác”, ông cho biết.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/us-lawyers-airport-3.jpg
Các luật sư thiện nguyện đang làm việc tại Ga số 4, sân bay Kennedy (New York) để trợ giúp cho những người nhập cư còn bị giam giữ bên trong. Ảnh: Reuters/Andrew Kelly.

Luật sư của ACLU đã ngay lập tức khởi kiện quyết định của Tổng thống Trump lên Toà án liên bang tại New York và giành được một thắng lợi tạm thời vào đêm ngày 28/1.

Theo đó, thẩm phán yêu cầu các nhân viên hành pháp không được cấm nhập cảnh đối với người tị nạn đã được duyệt hồ sơ, những người đã được cấp visa và những người khác đến từ 7 quốc gia Hồi giáo nói trên.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/f_aclutrumporder_170128.nbcnews-ux-1080-600-1024x576.jpg
Luật sư Anthony D. Romero, Giám đốc điều hành của ACLU loan báo về lệnh toà đêm 28/1 bên ngoài trụ sở toà liên bang tại New York. Ảnh: NBC News.

Trong khi đó, nhiều luật sư khác vẫn phải tiếp tục thảo đơn kiện tại các sân bay.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/us-lawyers-airport-4-1024x768.jpg
Tại điểm nóng ở sân bay Kennedy (New York) ngày 29/1. Ảnh: Tweeter Thị trưởng New York.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/JFK_lawyers_1-1024x962.png
Phóng viên Fenna Ferry chụp được bức hình này tại sân bây Kennedy (New York), nơi nhiều luật sư cho biết họ đã thức trắng đêm làm việc. Ảnh: Twitter nhân vật.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/us-lawyers-airport-5-576x1024.jpg
“Tôi là luật sư di trú. Bạn có cần giúp đỡ không? Bạn có thông tin không?” Ảnh: Tweeter Miss Rohani.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/C3ShJ4VWcAU99I3-1024x1024.jpg
Luật sư viết đơn kiện cho những người nhập cư Iran và Yemen bị giam giữ tại sân bay Kennedy, New York. Ảnh: Tweeter Sebastian Meyer.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/ht-lawyers-er-170129_12x5_1600-1024x428.jpg
Trắng đêm tại sân bay Kennedy. Ảnh: ABC News.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/0129attorney01-1024x683.jpg
Luật sư Talia Inlender (nữ, áo xám) nói chuyện với một gia đình gốc Iran tại sân bay quốc tế Los Angeles, California. Ảnh: Patrick T. Fallon/Reuters.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/1485729755-NM_29trumpimmig_dfw_day201SP.jpg
Luật sư Chris Hamilton (người cầm loa) diễn thuyết trước nhóm biểu tình tại sân bay Dallas/Fort Worth (Texas) ngày 29/1, phản đối lệnh cấm của Trump. Ảnh: Smiley N. Pool/The Dallas Morning News)

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/1485737383-NM_29trumpimmig_dfw_day207SP.jpg
Luật sư Chris Hamilton làm việc giữa biển người biểu tình tại sân bay Dallas/Fort Worth ngày 29/1. Ảnh: Smiley N. Pool/The Dallas Morning News.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/j5f4t4-1024x448.png
Trong khi đó, chỉ trong vòng hai ngày cuối tuần qua, sau lệnh cấm của Tổng thống Trump, ACLU đã nhận được tổng cộng 24 triệu USD tiền quyên góp trên website của họ. Số tiền này sẽ được sử dụng để bảo vệ Hiến pháp Mỹ trước những quyết định vi hiến trong tương lai của Trump, nếu có. Ảnh: Chụp màn hình.

Tài liệu tham khảo:

Lawyers Mobilize at Nation’s Airports After Trump’s Order (The New York Times) (https://www.nytimes.com/2017/01/29/us/lawyers-trump-muslim-ban-immigration.html)
Hundreds of lawyers descend on airports to offer free help after Trump’s executive order (Washington Post) (https://www.washingtonpost.com/politics/hundreds-of-lawyers-descend-on-airports-to-offer-free-help/2017/01/29/55ef11b2-e64b-11e6-bf6f-301b6b443624_story.html?utm_term=.68c3ac2118d1)
Detained travelers at DFW Airport are released, reunited with families (The Dallas News) (http://www.dallasnews.com/news/donald-trump-1/2017/01/29/aclu-lawyers-working-free-travelers-detained-dfw-airport-trumps-ban)
ACLU Received Record $24 Million in Online Donations This Weekend (Slate) (http://www.slate.com/blogs/the_slatest/2017/01/30/aclu_received_24_million_in_online_donations_this_ weekend.html)

(* nguồn: http://luatkhoa.org/2017/01/hang-tram-luat-su-ve-cac-san-bay-tro-giup-mien-phi-cho-nguoi-nhap-cu/ )

hoaiviet

02-07-2017, 01:48 PM

Lão Trump hôm nay dớt New York Times vì dám tuyên bố lão tiếp nhân viên trong bóng tối với chỉ cái áo choàng tắm trên người ....:24:

Khổ lão thật, ham làm tông tông chi cho nó rắc rối cuộc đời, cứ như xưa, lâu lâu lượm 1 em thơm như múi mít có đã hơn không

ốc

02-07-2017, 10:34 PM

Bức tường biên giới của Trâm sẽ do IKEA sản xuất (bảo đảm trong vòng 5 năm).

https://boygeniusreport.files.wordpress.com/2017/02/ikea-border-wall.jpeg

Triển

02-08-2017, 12:46 AM

Những lời chú giải, bình luận cảm động và rõ ràng dưới ánh sáng luật pháp trong bài bên trên. Không thể nào nhầm lẫn. Bạn có từng thấy tổ chức dân sự phải chẳng đặng đừng tốn tiền để bảo vệ hiến pháp một quốc gia do nguyên thủ vi hiến trên một quốc gia tự do trong G7 không?

Tui thật tình không hi vọng như vụ dưới Roosevelt, các thẩm phán toà án liên bang đã nhắm mất một con mắt lương tâm:

hàng trăm luật sư Mỹ đã lập tức kéo đến các sân bay quốc tế trên toàn quốc để hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nhập cư và người tị nạn.
“chúng tôi nhận được hơn một nghìn emails” từ các luật sư, tuyên bố sẵn sàng tham gia trợ giúp pháp lý tại các sân bay.
Giới luật sư cho rằng sắc lệnh này vi hiến và phân biệt đối xử với người Hồi giáo. Đây cũng được cho là cuộc khủng hoảng hiến pháp đầu tiên dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.
Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) là tổ chức đi đầu trong việc trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân. Ngay từ trước khi Trump nhậm chức, họ đã tuyên chiến với 6 chính sách vi hiến của ông này.
chứng kiến các luật sư “chiếm trọn một nhà hàng ở Ga số 4”. Tất cả đều đang soạn đơn kiện cho các nạn nhân.
“Ở đây có luật sư từ các hãng luật lớn, các tổ chức phi lợi nhuận, tất cả đều cùng làm việc với nhau. Tôi chưa từng chứng kiến nhóm làm việc nào phản ứng mau lẹ đến vậy trong việc bảo vệ người khác”, ông cho biết.
Phóng viên Fenna Ferry chụp được bức hình này tại sân bây Kennedy (New York), nơi nhiều luật sư cho biết họ đã thức trắng đêm làm việc
“Tôi là luật sư di trú. Bạn có cần giúp đỡ không? Bạn có thông tin không?”
sau lệnh cấm của Tổng thống Trump, ACLU đã nhận được tổng cộng 24 triệu USD tiền quyên góp trên website của họ. Số tiền này sẽ được sử dụng để bảo vệ Hiến pháp Mỹ trước những quyết định vi hiến trong tương lai của Trump

Triển

02-08-2017, 04:15 AM

Bức tường biên giới của Trâm sẽ do IKEA sản xuất (bảo đảm trong vòng 5 năm).

https://boygeniusreport.files.wordpress.com/2017/02/ikea-border-wall.jpeg

Đời nào mà IKEA "có cửa" được ráp hàng rào dù bằng gỗ bột cho Trâm.

http://i.imgur.com/ErBag8C.png

Nhã Uyên

02-08-2017, 04:42 AM

Cái tường ấy làm bằng gỗ ép made in "tào" thì làm sao chịu được nước? Nước mưa, và nhất là nước mặn vào nó nở ra, mau mục nát lắm. Phải có móc cố định vào tường nữa chứ không thì trẻ em leo tường sập đè chết, chưa nói “bad hombres” đấm một cái là có lỗ chui qua ngay. Ai kìa phải nghiên cứu lại sản phẩm này và điểu chỉnh lại giá cả bởi ai mua bán với Trump thì sẽ rõ bản tính “tiết kiệm”, kỹ năng đàm phán thương lượng (hint: khả năng quịt nợ cao) của Trump.

ntđl

02-08-2017, 04:46 AM

*

Look at the bright side. Which one?

Tui tính bầu CH nhưng ngó sến nhớt tui nản quá. Ngó sang bên kia (bên nào còn hỏi) thì còn ngán ngẩm hơn, thành tui tuyên bố tịnh bầu – bắt chước chữ tịnh khẩu của thày 5 – Mà tui tịnh khẩu hổng đặng, thành ai cũng biết tui sẽ nằm nhà, rồi tui được cả hai bên đeo theo vận động kiếm phiều ráo riết. Chưa khi nào tui được thương mến như lần này, sướng thì thôi.

Sự thiệt là tui thấy kép nọ vừa sến vừa nhớt. Nhưng nay con dân đất huê kỳ đã chọn chả làm tổng thống rồi, đành phải chịu. Cũng tỉ như phận gái 12 bến đò, xớn xác de xuồng đậu bến đục rồi sanh dạ bất mãn thở than, cái kiểu thôi đàng nào cũng đục rồi, cứ quậy thêm biết đâu bến sợ quá hóa trong, còn không thì hổng sao ráo vì hổng thể đục thêm đặng nữa.

Nghe trump bị chửi, cái chi cũng chửi tất tần tật - nhiều phần có thể đúng và ít phần có thể sai - hốt nhiên sanh lòng thương cảm.
Ai đời sến nhớt đi coi super bowl, giữa chừng thì ra về. Không rõ về vì việc nước lu bu, hay về vì gà nhà thua xiểng niểng. Dè đâu gà về ngược, con gà gượng lợi, đá lia chia rồi gáy khúc khải hoàn ca. Trump nhảy vào tweet congrat liền, khen gà biết lội dòng nướcngược.

Chỉ có vậy thôi heng, thế mà cũng bị chửi, rằng gian dối láo lếu đã quen, ngó kìa, nó bỏ về giữa chừng, chừ bày đặt lấy điểm, nói cứ như đã ở lợi ủng hộ tới cuối. Tui chiếu cái kiếng lúp, rồi lật tự điển tra, coi chữ nghĩa của trump thế nào, tra miết hổng ra cái chi có thể dẫn đến việc trump ở lợi coi football tới hết. Ngộ chưa !.

Nghe chửi trump miết cũng nản (mà nghe khen cũng nản luôn) thành tui sanh dạ tò mò, coi cái project runway đưa nước mỹ phom phom trên xa lộ great again nó ra răng. Dà còn đương ngó đây, ngó xong sẽ tường trình heng. Mình chê nhưng nửa nước bầu chả lên, hổng lẽ nửa nước ngu dại cả !

Triển

02-08-2017, 05:07 AM

@Tịnh bầu nương nương,
có thiệt là phân nửa nước Mỹ bầu Trâm không hà?

____________________

#Abe

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1104395-860_galleryfree-aehu-1104395.jpg

có tin hài hước mới, là thủ tướng Nhựt Bổn, đang khăn
gói quả mướp lên đường đi Mỹ mang theo một gói quà
nặng kí: 400 tỉ đầu tư vô hạ tầng cơ sở công cộng của
nước Mỹ.

Để làm tin. Anh Xin xô A bê nói rằng hoàn toàn có khả
năng soạn cho mỗi nội dung cho mỗi kế hoạch đầu tư, chỉ
tóm gọn 140 chữ; để hót lấy lòng cho Trâm dễ đọc. Tóm
gọn là chơi với Trâm là dùng công cụ như Trâm luôn.

Bài báo bình luận tiếp. Chỉ với món quà này, A bê muốn
xoa dịu Trâm tuần trước đang muốn chọn ra hai nước
để đạp, là phát xít Nhật và phát xít Đức theo các dòng tin
gần đây cho rằng Nhật ém tiền của mình cũng như Đức ém
đồng euro để tư lợi kinh tế. Khi big brother Trâm nổi giận,
thì bỗng nhiên có cận thần xứ mặt trời mang quà hương xa tới liền.

(* theo Spiegel Online)

Đậu

02-08-2017, 06:41 AM

*

Ai đời sến nhớt đi coi super bowl, giữa chừng thì ra về. Không rõ về vì việc nước lu bu, hay về vì gà nhà thua xiểng niểng. Dè đâu gà về ngược, con gà gượng lợi, đá lia chia rồi gáy khúc khải hoàn ca. Trump nhảy vào tweet congrat liền, khen gà biết lội dòng nướcngược.

Theo giới sành điệu thì động thái bỏ về nửa chừng của Trâm nằm trong kế hoạch cứu nguy cho đội phút bo NE. Sự ra về này đã làm giai cấp Las Vegas chột bụng buộc phải xoay đổi tình huống của trận đấu. Giả dụ Trâm không về thì chưa chắc đội NE giành thắng lời sau cùng.

ốc

02-08-2017, 08:26 AM

Đội của mình đương thua mà đứng lên vỗ đít ra về thì đúng là người thiếu tinh thần đồng đội, dễ nản chí bỏ công việc nửa chừng xuân, người Mỹ họ sẽ chế diễu là "quitter" còn sách thánh hiền thì sẽ chê là "bán đồ nhi phế" (nghĩa là đồ phế thải, ngang hàng với đồng nát, ve chai mà thôi). Sau đấy, thấy đội mình thắng thì lại hót như khiếu, thế là loại người vui ở đâu thì bâu vào đó, khó ở đâu thì chẩu về nhà.

Còn kết quả trận bóng Tô Súp bơ thì đúng như dự đoán từ trước, không có chuyện ngựa về ngược, chỉ là hiện tượng ngựa về hơi muộn một chút thôi.

ntđl

02-08-2017, 10:34 AM

*

Chào cả phố.
Chào riêng thày năm.

Tui nói dzầy dám thày năm biểu tui thiếu ý thức chánh trị.

Có đâu mà thiếu kia chớ,
Ủa hổng phải nửa nước sao ?
Phiếu phổ thông thua gần 3 triệu, nhưng phiếu cử tri đoàn thì vượt xa.
Nói nửa nước trump nghe đạng, dám lên tweeter mắng mỏ

Nói nào ngay, chuyện bầu bán của tui nó theo thuở theo thì. Thông thường tui chọn đảng đặng bầu.
Xong nhiệm kỳ đầu, nếu dừng bết bát quá thì tui bầu thêm nhiệm kỳ 2 cho đảng nọ có thêm thời gian.
Sau tám năm là đổi đảng, trừ phi đảng nọ làm ăn quá được thì cho thêm 4 năm nữa.

Đảng nào theo tui, một đứa ăn nhờ ở đậu, thì cũng vậy thôi, cũng là lo cho quyền lợi huê kỳ trước thay thảy.
Chúng mần cái chi cũng phải có lợi mới mần. Hổng lợi liền thì cũng lợi lâu dài về sau.
Biểu chúng cao thượng nhơn ái hào phóng thì chưa chắc. Mà biểu chúng xấu xa bỉ ổi keo kiệt thì cũng hổng chắc luôn.
Chánh trị huê kỳ và tình người huê kỳ thường khi hổng đi chung. Nhưng huê kỳ là dân tộc trẻ, không câu nệ gò bó và luôn luôn ngó thẳng ra trước.

*

Hồi xưa, cái thời phố rùm mình còn có chát phòng, mỗi bữa gác đêm, ngồi không cũng buồn – tui vốn mát tay, phiên trực của tui bịnh nhơn đi cũng lẹ mà ở cũng lẹ,đi lẹ khỏi đau đớn, ở lẹ cũng khỏi đau đớn luôn – tui leo vào trỏng líu lo với lối xóm. Rồi tui đụng DC (đồi cù, đôi cu thiệt hổng rõ mà quên hỏi, chừ thì hết dịp đặng hỏi). Thời điểm khi nớ y hình đang trào Bush con thì phải.

Nhơn chuyện Bush ấm ớ, hổng biết một thành phố to đùng của hàng xóm canada, rồi bị báo chí xúm lợi cười cợt, thì DC mới cắt nghĩa cho tui hiểu, rằng huê kỳ là một dân tộc thành hình bởi những đợt di dân từ mẫu quốc và tứ xứ sang. Đất lành chim đậu. Nhờ ý người và ý trời, vùng đất mới ấy đã biến thành một đế chế chánh trị kinh tế xã hội tách rời và vươn cao.
Ý niệm dân tộc khi ấy nếu có hẳn còn nghèo nàn, nhưng lòng tự mãn lại vượt trội, tới độ đến nay, chuyện we are number one trong nghĩa self satisfaction y hình vẫn còn tiếp diễn.
Sống mình ên thong thả giàu có dư giả một chập thì huê kỳ mở cửa ra cùng thế giới. Và theo đúng tinh thần we are number one, huê kỳ mần màn lãnh đạo luôn thế giới cho gọn.
Đả chi lại còn nghe chửi, vì rằng ở sao cũng hổng vừa lòng người, chưa kể là thái độ tự mãn làm chúng ghét, hổng chửi trước mặt thì cũng chửi lén sau lưng.

Huê kỳ đã trải qua nhiều cuộc chiến, chiến tranh thuộc địa, chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh lạnh, chừ là chiến tranh nóng (kỳ thị khủng bố..).
Huê kỳ đã nghèo bớt hay giàu thêm so với trước thì tui hổng biêt, nhưng ngó những chi phí tài trợ và gánh nặng ngân sắch bắt lạnh cẳng luôn.
Chằng number one thì đừng, number two number three vậy mà khoẻ hơn.

Nói thì nói vậy thôi heng. Chừ cái chi cũng toàn cầu rồi, vì trái đất đã trở thành nhỏ. Sống một mình có được cũng vất vả hổng chừng. Nên rồi cung và cầu, chi và thu, thưởng và phạt v.v đã thành bổn phận chung. Trong tinh thần ấy, các cường quốc buộc phải chung vai sát cật trong trật tự ôn hòa và... bình đẳng. Nhưng bình sao nổi, ai chi nhều đứa nớ sẽ có thế hơn. Và cái giá lãnh đạo thế giới là cái giá rất đắt.

*

Chừ thì sến nhớt lên trị vì, và sến nhớt tính làm màn xét lợi mọi chuyện trong ngoài.
Thì chi chớ nhưng chi với điều kiện, hổng đủ điều kiện thì ngưng chi.
Thì buôn bán chớ nhưng buôn bán với thoả ước song phương, cái kiểu point and counterpoint, hổng gộp chung tam tứ ngũ phương nữa.
Kinh tế mổi xứ mỗi khác, hổng xứ nào giống xứ nào, one size fit all bảo đảm quần áo có bận vừa thì cũng khó đẹp.

Đại khái chánh sách của trump tui hiểu tới đó, chưa chắc đã hiểu hết và hiểu đúng, vì khả năng giới hạn.

Cái tui có thể hiểu vì dễ là chuyện giảm thuế.
Trump lý luận như sau :

Để đủ ngân sách chi dùng, chánh phủ phải thâu thuế. Nhưng thuế thâu vào ngày càng tăng, và những hiệp ước kinh tế ký kết với thế giới (NAFTA, TPP …) làm thuế đánh trên hàng nhập cảng lại không tăng. Các hãng xưởng huê kỳ bị xô xuống giếng, xí lộn, mình ên tự xô ra khỏi nước.
Xô như vậy lợi vô cùng, vì nhơn công bên ngoài rẻ, hàng hoá làm ra sẽ mang trở vô huê kỳ trả thuế cũng rẻ luôn, rẻ hơn làm ngay trong nước.
Và lợi nhuận của hãng xưởng khi ấy để hết tại ngoại quốc, ngu chi mang về đóng thuế thêm.
Như thế thì chỉ lợi cho ngoại quốc mà thôi, chớ huê kỳ hổng được gì.

Bị vậy vì thế cho nên...
Mục tiêu trump nhắm tới trước tiên là thương lượng lợi các hiệp ước kinh tế, úynh thuế hàng nhập cảng cao lên và hạ thuế cho các hãng xưởng trong nước thấp xuống. Làm như vậy để giữ các hãng xưởng ở lợi, gia tăng công ăn việc làm, và đẩy mạnh đầu tư vốn từ quốc ngoại.
Nghe nói mức thuế nội địa hiện giờ là 35%, được trump đề nghị bớt xuống còn 15%. Tiến thu vào từ thuế má nhập cảng và đầu tư của ngoại quốc sẽ được dùng cho chi phí trong nước (xây dựng, sửa sang v.v...)

Tui nghe vậy biết vậy chớ đúng sai và có khả thi hay không thì thiệt là bù trất. Chánh trị ấy mà, lắm khi chỉ là hoang đường giả tượng mê hoặc tới lầm lạc.

*

Nhưng chuyện này thì tui biết chắc nè nha :
Obamacare là một thất bại, là huyền hoặc xa vời. Nó buộc phần lớn người dân, những người khoẻ mạnh có công ăn việc làm, thinh không phải nộp thêm tiền, buộc họ phải thay đồi bảo hiểm trái ý mong muốn, mà phúc lợi thì không có, hoặc có nhưng ở những đẩu những đâu.

Canada là xứ có thể coi như XHCN. Nhưng khác với VN, nó là XHCN thứ thiệt, y chang các xứ bắc âu hiện nay.
Bảo hiểm y tế Canada do chánh phủ đảm trách, thuế má đánh rất cao để duy trì phúc lợi xã hội, và dân canada rất tự hào hãnh diệnvề nền y tế này. Nhưng bảo hiểm y tế kiểu ấy đã trở thành gánh nặng hiện nay, vì tuổi thọ tăng cao và vì... trình độ hiểu biết self-control của người hưởng phúc lợi xã hội, cách nào đó đã giảm xuống, và độ lạm dụng cứ thế tăng dần. Chi phí y tế đã gây những khủng hoảng tài chánh trầm trọng. Chưa kể đã đẩy bớt các chuyên gia y tế trẻ lần xuống phía nam.

Mấy năm đổ lợi đây, Obamacare đã mang một số đám trẻ trở về, chưa kể là kéo thêm những chuyên gia y tế huê kỳ khác nữa.
Hiện giờ xã hội đã chấp nhận nền y tế hai chiều song song, vừa tư lẫn công. Người chịu chi cứ việc bỏ tiền túi ra làm sớm nghỉ sớm, còn không thì chờ.
Thoạt đầu vụ này bị phản đối dữ dội, với lý do rằng làm như vậy người nghèo tủi lắm, mất đi cái bình đẳng đang có sẵn.
Nhưng rồi... sau khi được giải thích ngọn ngành, rằng để người có tiền đi y tế tư thì cái waiting list sẽ ngắn đi, chỉ có lợi chớ hổng có hại gì ráo, và nền y tế song phuơng ấy đã được bộ y tế bật đèn xanh.

Có điều là... xài chùa quen rồi, chẳng đặng đừng thôi, chớ chi ra thì hổng ai khoái hết, các clinic tư chưa được mùa cho lắm.
Đám có của, chúng xuống luôn phía nam khi cần, mắc chút nhưng lẹ và ăn chắc.
Y tế công, tới nay vẫn được người9 dân phó thác tin tưởng, có lẽ một phần cũng vì chuyện thưa kiện tại canada không như tại mỹ, y sĩ đoàn kiểm soát và bảo vệ thành viên rất chặt, tiền ít nhưng đỡ hồi hộp thắc thỏm. Tư công chi trừ việc nhanh lẹ, còn thi cũng y chang. Cái chi cũng có giá của nó.

*

Kết luận là...
Chính cái Obamacare này đã đẩy thẳng các phiếu bầu lẽ ra của DC sang phía CH, trong số đó có gia đình tui và gia dinh tướng công.
Chẳng phải vì họ là người việt nên khư khư với truyền thống phò CH, cho dù tất cả, dà tất cả, đã ngó trump mà ngán ngẫm.

Obamacare có thể là viên kẹo đắng bọc đường, mới nếm thấy ngọt thì khoái, nhưng hết đường rồi thì nuốt không dzô.

Sorry chuyện dài dòng, cái nết uýnh chết hổng chừa, tánh tui khi mô cũng thế.
Sorry nữa heng, và xin phép lui ra, rồi về cấm khẩu á khẩu upload năng lượng dự trữ.
.

Tiện đây hello chị TK (nói tới y tế thì phải nhớ tới chị và chị đất) chị Vy, chị Huệ Hương, chị LH. Và các chị khác.

Hello các cô em gái nhỏ mến thương (nhiều quá xá kể hổng hết).
Các anh xấu (vì già), HZ, NH.
Các anh trai sồn sồn Xô, HV, HG.GH...

Các em trai có thể đẹp hay xấu Tư, Tôm ốc...
Chào riêng my Valentine (hoa trao tới nhà ha, chờ đó)

Đặc biệt chào riêng ông ba vòng (tên chi mà thấy có 3 vòng, hổng biết là 3 số zero hay 3 chữ O nữa lận) Nhờ ông nhắc DC mới ra bài viết này heng.
.
Trân trọng cùng tất cả.

XXG

02-08-2017, 11:25 AM

Trời Đất! Ở bên này đang mưa, mà tui đọc đến đoạn "chào hỏi" của chị Lucy, tui cứ tưởng mình vừa nghe... sét đánh ngang tai. :z6:

Chắc tui phải xách vụ "sồn sồn" này ra toà tui thưa gửi - đòi "bồi thường tuổi xuân" cho tui quá hà! Cái gì mà Xô được đứng chung với anh Hoài Việt, nhưng lại (bị) "già" hơn ông Tư mắc dịch & ông Tôm hùm là sao đây chời?

Tàn nhẫn, quá ư là tàn nhẫn... (ông Tư Ngựa & Tôm hùm đang cười khắc khắc, khoái lắm!)
Hello các cô em gái nhỏ mến thương (nhiều quá xá kể hổng hết).

Các anh trai sồn sồn Xô, HV,....
Các em trai có thể đẹp hay xấu Tư, Tôm ốc...

ốc

02-08-2017, 01:52 PM

Kết luận là...
Chính cái Obamacare này đã đẩy thẳng các phiếu bầu lẽ ra của DC sang phía CH, trong số đó có gia đình tui và gia dinh tướng công.
Chẳng phải vì họ là người việt nên khư khư với truyền thống phò CH, cho dù tất cả, dà tất cả, đã ngó trump mà ngán ngẫm.

Nếu em chưa bị lú thì hình như cả nhà chị Lú đều sống, chiến đấu, và làm việc ở bên Canađá, xứ lạnh đông đá, khỉ ho cò sổ mũi quanh năm. Bây giờ sao lại nhận là người Mỹ, con nít vào đây đọc rồi sẽ tưởng thật.

Nếu là người Mỹ nhưng mò sang sống ở bển để hưởng phúc lợi "y tế công" thì coi bộ hổng có cửa để mà khen chê Obamacare đâu nhá.

Angie

02-08-2017, 02:38 PM

Nhà Mme Lú chắc là hàng xóm cùng zip code với nhà Ốc chứ Càna nào ở đâu?

ốc

02-08-2017, 02:57 PM

Thiệt hả? Đâu dán thử IP của chỉ lên cho em tìm coi phải hônng?

Angie

02-08-2017, 03:17 PM

Ai biết, chỉ biết anh Ba Ếch 2 lần nói là Mme là hàng xóm của Ốc.

ốc

02-08-2017, 09:04 PM

Ông Trùm can thiệp vào chuyện bán lẻ áo quần phụ nữ. #MakeTrumpsRichAgain

http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38912247

http://ichef.bbci.co.uk/news/768/cpsprodpb/88D9/production/_94233053_caasdfa32pture.jpg

The tweet, which was sent by Mr Trump's @realDonaldTrump account was then retweeted by the official @POTUS account.
...
A spokesman for Pennsylvania Senator Bob Casey said the senator "feels it is unethical and inappropriate for the president to lash out at a private company for refusing to enrich his family".
...
Donald Trump's Twitter attack on Nordstrom may have graver consequences, however, calling into question the appropriateness of a president using his public megaphone not just to protect a daughter's honour, but to advance the family's business interests as well.

A list of potential conflicts of interest (http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38069298) (from BBC)

Triển

02-08-2017, 09:11 PM

Ai biết, chỉ biết anh Ba Ếch 2 lần nói là Mme là hàng xóm của Ốc.

Tịnh bầu nương nương là quưn nhơn, có nhiệm vụ bảo vệ gốc gác. Thực ra nương nương đang ở Một Rắc để phục vụ quưn đội.

Đây là hình ảnh 4x6 chộp bạn thân của Tịnh bầu nương nương. :z45:

http://images.derstandard.at/t/12/2010/01/20/1263717998117.jpg

Triển

02-08-2017, 11:34 PM

Ông Trùm can thiệp vào chuyện bán lẻ áo quần phụ nữ. #MakeTrumpsRichAgain

http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38912247

http://ichef.bbci.co.uk/news/768/cpsprodpb/88D9/production/_94233053_caasdfa32pture.jpg

A list of potential conflicts of interest (http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38069298) (from BBC)

Trâm từng tuyên bố: trị nước cũng y hệt mua bán!
Trong trường hợp này mối cạnh tranh đến từ nơi cao nhất của nước Mỹ.
Cái chuỗi tiệm quần áo kia dám cất hàng của con tổng thống
là tiêu đời rồi. Trên lý là phải chưng luôn áo choàng tắm của
Trâm mới phải. Thương hiệu của tổng thống mừ. Hông chừng bán
chạy nữa là.

Nhã Uyên

02-09-2017, 04:11 AM

http://ichef.bbci.co.uk/news/768/cpsprodpb/88D9/production/_94233053_caasdfa32pture.jpg

Vậy mà không chịu nghe lời cô con gái cưng (mình thích Ivanka – vừa xinh vừa thông minh). Nordstrom’s bán mắc quá. Cái gì cũng mắc. Nhưng chắc phải ghé Nordstrom’s nay mai để cho họ “cứa cổ” cũng bởi vì Trump đã nhảy vào can thiệp .

Đậu

02-09-2017, 04:34 AM

Ông Trùm can thiệp vào chuyện bán lẻ áo quần phụ nữ. #MakeTrumpsRichAgain

http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38912247

Việc này cho thấy Trâm chưa sẵn sàng để làm tổng thống. Chưa biết quên việc gia đình để gánh vác việc nước. Nghĩa là chưa an tâm trong công tác. Trộm nghĩ, nếu Trâm phải chọn lựa giữa gia đình và nhân dân thì Trâm sẽ chọn gia đình. Cái này gọi là chưa được vô tư trong công tác

Nhã Uyên

02-09-2017, 05:47 AM

Đi trước một bước vẫn hơn.

Neil Gorsuch nói những líu lo gần đây của TT Trump chỉ trích các thẩn phán là “làm nhục chí” và “làm nản lòng.”

Ông Grosuch là một người thông minh. Chắc ông phải biết rằng những lời nói này của ông có xu hướng làm DC mất chút cảnh giác đề phòng.

http://www.npr.org/2017/02/08/514195859/gorsuch-calls-trump-tweets-about-judges-demoralizing-and-disheartening (http://www.npr.org/2017/02/08/514195859/gorsuch-calls-trump-tweets-about-judges-demoralizing-and-disheartening)

Supreme Court nominee Judge Neil Gorsuch told a U.S. senator today that he found President Trump's recent attacks on judges to be "demoralizing" and "disheartening." Gorsuch made the comments during a private meeting and was quoted later by Democratic Sen. Richard Blumenthal of Connecticut. Blumenthal told reporters, "He certainly expressed to me that he is disheartened by the demoralizing and abhorrent comments made by President Trump about the judiciary."

Triển

02-09-2017, 06:39 AM

Nghĩa là chưa an tâm trong công tác. Trộm nghĩ, nếu Trâm phải chọn lựa giữa gia đình và nhân dân thì Trâm sẽ chọn gia đình. Cái này gọi là chưa được vô tư trong công tác

Không phải là không vô tư mà là lạm dụng quyền lực. Y cứ nghĩ mình là thân kim cương bất hoại. Nhiều người theo dõi y vì hiếu kỳ nên thực hiện khổ nhục kế. Một bước lùi ở Nordstrom là tiến nhiều bước trong việc quảng cáo ngầm bất hợp lệ cho con mình.

Triển

02-09-2017, 06:49 AM

có xu hướng làm DC mất chút cảnh giác đề phòng.

Có lý. Gorsuch chỉ gửi ra một tín hiệu tỏ ra mình có chút độc lập mà thôi.

Triển

02-09-2017, 09:43 AM

Trâm muốn lì xì hữu hảo?

_________________

Donald Trump gửi thư cho Tập Cận Bình

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 09-02-2017
Sửa đổi ngày 09-02-2017 11:15

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/trump_8_2_2017.jpg
REUTERS/Joshua Roberts

Trong một động thái rõ ràng là để làm tan băng giá trong quan hệ Mỹ-Trung, tân tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm qua, 08/02/2017, đã gởi thơ chúc Tết lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời khẳng định ý muốn thúc đẩy một quan hệ mang tính « xây dựng » với Bắc Kinh. Phía Trung Quốc đã lập tức hoan nghênh cử chỉ của tổng thống Mỹ.

Trong một bản thông cáo, Nhà Trắng cho biết là tổng thống Donald Trump đã cảm ơn chủ tịch Tập Cận Bình về lời chúc ngày ông Trump nhậm chức, đồng thời tổng thống Mỹ cũng chúc người dân Trung Quốc một năm mới thịnh vượng.

Thông cáo của Nhà Trắng còn nói thêm : « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».

Cử chỉ của tổng thống Mỹ đã lập tức được Bắc Kinh hoan nghênh. Nhân cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã nhắc lại rằng Bắc Kinh hết sức coi trọng quan hệ với Washington, do đó Trung Quốc : « Đánh giá cao lời chúc Tết của tổng thống Trump gởi chủ tịch Tập Cận Bình và người dân Trung Quốc ».

Theo hãng tin Pháp AFP, bức thư của ông Donald Trump là dấu hiệu phản ánh ý muốn giảm bớt các mối căng thẳng giữa hai nước, xuất hiện từ sau khi ông Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, đặc biệt là với các tuyên bố của tân tổng thống Mỹ về Đài Loan, Biển Đông và thương mại.

Hãng tin Anh Reuters ghi nhận là từ ngày chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ đến nay, ông Trump chưa hề nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo Trung Quốc, cho dù đã tiếp chuyện với rất nhiều lãnh đạo khác.

Theo một số nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh, phía Trung Quốc rất sợ trước khả năng chủ tịch Trung Quốc bị ông Trump làm cho mất mặt, nếu cuộc điện đàm diễn biến không tốt. Đây là điều đã từng xẩy ra với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào tuần trước, bị ông Trump cúp ngang điện thoại.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170209-quan-he-my-trung-donald-trump-gui-thu-cho-tap-can-binh)

ốc

02-09-2017, 10:13 AM

Theo một số nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh, phía Trung Quốc rất sợ trước khả năng chủ tịch Trung Quốc bị ông Trump làm cho mất mặt, nếu cuộc điện đàm diễn biến không tốt. Đây là điều đã từng xẩy ra với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào tuần trước, bị ông Trump cúp ngang điện thoại.

Ừ, gọi nhầm tên XI thành "Eleven" là mệt.

Triển

02-09-2017, 10:16 AM

Trump's America
Democracy at the Tipping Point

Some have criticized the image on the cover of this week's DER SPIEGEL, but the symbol it depicts is a serious one: the very real threat that President Donald Trump poses to liberal democracy.

A Commentary by Klaus Brinkbäumer

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1103713-860_poster_16x9-eptl-1103713.jpg

February 07, 2017

Ultimately, indifference is deadly. The apathy. The feeling of impotence. And the idle silence that follows. People, including journalists, start thinking they can't do anything anyway. That proved to be the case in Turkey and Hungary and it has long been the situation in Russia and China as well. Will it also happen in the United States?

When democracy begins to erode, it seldom happens very quickly. Looking back, one can often determine the moment in which it became serious -- usually it was an election. How could Turkey have elected Erdogan, Russia Putin, Hungary Orbán and how could America have chosen Donald Trump with a clear conscience? When political discourse leads to a situation in which the discourse itself is replaced by demagogy, and when that demagogue is brought to power through a democratic process, then it's possible that democracy itself will be replaced by autocracy.

Everything else then happens slowly. Meanwhile, some media continue day-dreaming and thus become even more obsessive about labeling any person warning against the threat as hysterical.

So there we have it: Donald Trump, a misogynist and a racist businessman who verifiably made 87 false statements in the course of only five days of the election campaign, is no longer a candidate. He's sitting in the White House. Here are three insights about this American president who has been in office since Jan. 20.

First, in the two-and-a-half weeks since his awful inauguration speech, he has demonstrated that he will do what he said he would: He is ordering the construction of a wall on the border to Mexico, he is issuing xenophobic decrees and he is rattling America's allies and international institutions and, by doing so, every aspect of global politics. He has already threatened Iran and North Korea. None of this comes as a surprise either, because even Trump's voters knew that adviser Stephen Bannon is a man who considers wars to be useful.

Second, Trump is also showing that he will do much that he did not announce in the campaign. He has ordered scientists not to conduct or publish research on topics of which he does not approve. He says climate change doesn't exist and means it seriously. He stood by as one of his closest confidants invented the term "alternative facts" to create a parallel reality. Trump brings his children with him to high-level meetings, he hired his son-in-law as a White House adviser, he has spared countries in which he does business from his travel ban on citizens of predominately Muslim states, he has not divested himself of his company holdings, he has not released his tax filings (despite pledging to do so) and even had his adviser Kellyanne Conway claim that voters didn't care. He now wants to undo banking regulations so that "friends of mine" can get easier access to money. Is he paving the way to cash in and further enrich himself while in office?

Third, Trump has already proven some of the things we already knew about him. The perception people have of him is more important to Trump than anything else. Nothing was more important to him in his first two and a half weeks in office than the size of the crowd at his inauguration. Trump is a chronic liar and he proves this in one tweet after the other. Trump despises the media (he calls it the "opposition party" and says "As you know, I have a running war with the media") as well as the judicial branch in the form of "this so-called judge" who didn't rule the way that his ruler desired. Meanwhile, Trump claims the people protesting against him are "paid."

It is not at all absurd to assume that, if resistance doesn't mount, this will continue.

Fewer and fewer people are attending protests because, slowly, people are losing interest and a sense of powerlessness is setting in. The media will turn to softer and more entertaining issues because they cause less trouble. Politicians who had at first sworn their resistance will notice that life is easier if they submit. Companies will also obtain contracts when they submit. Many people will become rich and rise in society when they submit. And if they don't do it, they will watch as others do. That's how autocracies form -- "not by diktat and violence," David Frum wrote (https://www.theatlantic.com/magazine/archive/2017/03/how-to-build-an-autocracy/513872/)in The Atlantic magazine, but through "the slow, demoralizing process of corruption and deceit."

At DER SPIEGEL, we first warned against Trump (http://www.spiegel.de/international/world/donald-trump-is-the-most-dangerous-man-in-the-world-a-1075060.html) in a cover story at the beginning of 2016. We followed it up with another cover story, "Five Minutes to Trump (http://www.spiegel.de/international/world/trump-lies-could-beat-out-a-weak-clinton-a-1112645.html)," seven weeks before the election. We do make mistakes, but underestimating Donald Trump wasn't one of them. On Saturday, we published a cover story (http://www.spiegel.de/international/world/trump-and-bannon-pursue-a-vision-of-american-autocracy-a-1133313.html) illustrated with a caricature drawn by Edel Rodriguez, a Cuban immigrant who lives in New Jersey. The image shows a screaming man without eyes or a nose, but easily discernable as Trump, holding the decapitated head of the Statue of Liberty in one hand and a bloody sword in the other. "America First," it states -- there is nothing more to see or read -- anything else, as with all art, is a matter of interpretation.

"Stunning (https://www.washingtonpost.com/news/the-fix/wp/2017/02/03/trump-beheads-the-statue-of-liberty-in-striking-magazine-cover-illustration/?utm_term=.fa16b19e30d7)," wrote the Washington Post. The political magazine Mother Jones described it as "one helluva statement. (http://www.motherjones.com/contributor/2017/02/der-spiegel-trump-cover)" Demonstrators also used the cover image on posters at protests on the streets of cities across America. "The spectacular cover image is making the rounds here in the U.S. and people are all loving it," novelist Irene Dische wrote to us from New York. We've also been deluged with passionate letters from readers here in Germany, with responses typically going in two directions -- either it's "brilliant" or "that's sick, you should see a psychologist." Some complained the image was far too brutal.

The authority-loving bild.de, the news website of Germany's largest tabloid newspaper, took to Twitter to cleverly criticize DER SPIEGEL. It didn't waste any words on alienation, the caricature or freedom of expression. It instead claimed that SPIEGEL had depicted Trump as an Islamic State terrorist, as if it were some kind of photomontage. This skewed interpretation paved the way for a rabid wave of outrage. But more serious colleagues at media like the Süddeutsche Zeitung and Frankfurter Allgemeine Zeitung also wrote that DER SPIEGEL went too far. Where, after all, can we go from here?

In Kress, a leading media industry trade publication in Germany, journalist Franz Sommerfeld wrote, "If Trump is an emergency, then it's the media's job to ring the alarm in the soundest and most informative way possible, just as the new SPIEGEL cover story has done. That, of course, also includes caricatures and other forms of journalistic confrontation."

What, after all, should we be waiting for?

For Trump to show that he means business? He's already doing that. For him to start his first war?

For the U.S. to fade away, for its people to put up with Trump and to allow a process to start that will ultimately become irreversible?

Donald Trump did not decapitate a person on the cover of DER SPIEGEL, he decapitated a symbol. The Statue of Liberty has served as America's symbol of freedom and democracy since 1886 -- one that welcomes refugees, migrants, "the homeless, tempest-tossed," according to the inscription that it bears. Donald Trump despises and threatens liberal democracy, he despises and threatens the world order and he is the most powerful man on the planet. The emergency is already upon us.

(* source: http://www.spiegel.de/international/world/donald-trump-the-role-of-the-media-in-addressing-the-threat-a-1133520.html )

Triển

02-09-2017, 02:06 PM

Hài hước tập 8,
Toà Bạch Ốc bắt đầu bỏ chuyện nước chuyển sang chuyện nhà, quảng cáo bán lẻ?

https://www.youtube.com/watch?v=C5LT42jRMmQ

ốc

02-09-2017, 03:26 PM

Hài hước tập 8,
Toà Bạch Ốc bắt đầu bỏ chuyện nước chuyển sang chuyện nhà, quảng cáo bán lẻ?

Chắc vậy, cả lũ dắt nhau về bán quần áo Made in China là vừa.

Toà án vừa ra quyết định: NO BAN. Hí hí! #MakeAmericaFairAgain

https://www.yahoo.com/news/latest-us-court-refuses-reinstate-trumps-travel-ban-231529840--politics.html

http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38927175

Triển

02-09-2017, 08:52 PM

Chắc vậy, cả lũ dắt nhau về bán quần áo Made in China là vừa.

Toà án vừa ra quyết định: NO BAN. Hí hí! #MakeAmericaFairAgain

https://www.yahoo.com/news/latest-us-court-refuses-reinstate-trumps-travel-ban-231529840--politics.html

http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38927175

wow, đúng là ngủ một đêm trời lại sáng! :z67:

Kết quả 3:0 đúng là đẹp hơn dự liệu gần bằng 7:1 của Đức thắng Ba Tây rồi.

Trâm chắc sẽ lại thế nào cũng hót chê bôi trên sân khấu, chuẩn bị khăn gói quả mướp lên toà thượng thẩm tối cao.

Triển

02-09-2017, 08:57 PM

Sau kết quả "No Ban" này, Trâm liệu có kiện tiếp lên supreme court không?
Và toà án tối cao có 1 người Trâm mới bổ nhiệm tuần trước sẽ xử ra sao?
Trang sử u tối của nước Mỹ có lặp lại hay không?

Fred Korematsu – người thách thức lệnh giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong trại tập trung trong Thế chiến II

Quỳnh Vi

Tổng thống Trump và những người ủng hộ sắc lệnh cấm nhập cảnh được ban hành vào ngày 27/1/2017 đã đưa ra một phép so sánh là sắc lệnh này cũng có ý nghĩa tương tự như sắc lệnh hành pháp số 9066 mà Tổng thống Franklin Roosevelt đã từng ban hành trong thập niên 1940.

Nhưng phía sau sắc lệnh 9066 của Tổng thống Franklin Roosevelt còn là một trang sử đau buồn và đen tối nhất của người Mỹ gốc Nhật nói riêng và người Mỹ gốc Á nói chung.

Sắc lệnh hành pháp của Roosevelt đã dẫn đến án lệ nổi tiếng Fred Korematsu kiện Chính phủ Hoa Kỳ, mở đầu cho công cuộc hơn 40 năm đấu tranh cho quyền dân sự của người Mỹ gốc Nhật và gốc Á trong thế kỷ 20.

Trước khi người Hồi giáo bị xem là một thành phần di dân cần phải lưu ý đặc biệt vì có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia tại Hoa Kỳ, thì người Mỹ gốc Nhật nói riêng và người Mỹ gốc Á nói chung đã từng là nạn nhân của những phong trào bài xích người di dân với cùng một lý do.

Sau khi Hoa Kỳ tham gia Thế chiến thứ Hai và tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật Bản, ngày 19/2/1942, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ban hành một sắc lệnh hành pháp (executive order) ngăn cấm công dân Mỹ gốc Nhật không được sinh sống ở một số khu vực “quân sự trọng yếu” đối với an ninh quốc gia.

Để thực thi sắc lệnh của Roosevelt, hơn 100 nghìn người Mỹ gốc Nhật dọc bờ biển phía Tây Hoa Kỳ (gồm các bang California, Washington, Oregon cho đến phía nam của bang Arizona) đã bị chính quyền cưỡng chế và phải rời khỏi nơi cư trú, bỏ lại tài sản để vào sống trong các trại tập trung do chính phủ lập ra (internment camps).

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/internmentcamps-1024x724.jpg
Người Mỹ gốc Nhật bị tập trung sinh sống tại các trại do chính phủ lập ra trong Thế chiến thứ Hai.
Ảnh: globalresearch.ca.

Tháng 5 năm 1942, Fred Korematsu, một công dân Hoa Kỳ gốc Nhật sinh trưởng tại bang California đã bị bắt và kết án khi ông bất tuân sắc lệnh này và không chịu dọn khỏi căn nhà của mình ở thành phố San Leandro. Hồ sơ vụ án Korematsu được kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, yêu cầu tòa tuyên bố sắc lệnh của Tổng thống Franklin Roosevelt là vi hiến.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/Fred-young-portrait-from-Karen-high-res.jpg
Ảnh: Tranh chân dung Fred Korematsu những năm 1940 (National Portrait Gallery).

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) trụ sở tại Bắc California đã nhận lời làm luật sư đại diện cho Fred Korematsu trong hồ sơ ông kiện chính phủ Hoa Kỳ.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/ernest-besig.jpg
Luật sư Ernest Besig, giám đốc điều hành ACLU ở Bắc California và cũng là người đại diện cho Fred Korematsu.
Ảnh: ACLUNC.org.

Vào năm 1944, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết tuyên bố sắc lệnh của Roosevelt ban hành không vi hiến mặc dù tòa thừa nhận sắc lệnh này có sự phân biệt về chủng tộc (racial classification) đối với người Mỹ gốc Nhật.

Án lệ Korematsu được các học giả môn Luật Hiến pháp Hoa Kỳ đánh giá là một trong những án lệ tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, xếp ngang hàng với các án lệ bảo vệ những đạo luật phân biệt chủng tộc ở miền Nam Hoa Kỳ như Dred Scott kiện Sandford và Plessy kiện Ferguson.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/12_c.jpg
Các thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết trong án lệ Korematsu.
Ảnh: supremecourthistory.org.

Những lập luận của phía chính phủ tại tòa dựa trên những lời khai từ các tướng lĩnh quân đội Hoa Kỳ, cho rằng rất khó có thể biết được những người Mỹ gốc Nhật có thật trung thành với nước Mỹ hay họ chỉ biết có nguồn gốc Nhật Bản của mình. Vì thế, chính phủ cần sử dụng biện pháp giam giữ họ ở những trại tập trung để đảm bảo “an ninh quốc gia” trong thời kỳ chiến tranh.

Đứng trước một nước Mỹ đang ở trong tình trạng chiến tranh, 6 trong 9 thẩm phán của Tối cao Pháp viện lúc ấy đã cho rằng những công dân Hoa Kỳ gốc Nhật cần phải “hy sinh” cho tổ quốc. Và những của cải bị mất mát, cũng như tự do cá nhân của họ bị tước đoạt là cần thiết cho sự an toàn của cả nước Mỹ. Do đó, tòa đã tuyên bố sắc lệnh hành chính của Tổng thống Roosevelt không vi hiến.

Một trong 3 thẩm phán Tối cao Pháp viện có ý kiến phản đối sắc lệnh hành chính của Roosevelt, Robert H. Jackson, đã cảnh báo quyết định của tòa trong hồ sơ Korematsu sẽ để lại di hại cho tương lai của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Thẩm phán Jackson đã ví von rằng, khi cho phép chính quyền hy sinh quyền lợi hiến định của một nhóm người, một chủng tộc của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ thì cũng đồng nghĩa với việc Tối cao Pháp viện đã trao cho những thế hệ lãnh đạo tương lai một vũ khí sát thương, giúp họ có thể bỏ mặc Hiến pháp Hoa Kỳ và ngang nhiên tước bỏ quyền lợi của bất kỳ sắc dân hay chủng tộc nào mà họ cho là nguy hiểm dưới chiêu bài “bảo đảm an ninh quốc gia”.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2016/11/robert-jackson-in-his-official-supreme-court-robes.jpg
Thẩm phán Robert H. Jackson.
Ảnh: roberthjackson.org.

Năm 1983, sau hơn 40 năm kể từ khi bị kết án vì vi phạm sắc lệnh hành pháp 9066 của Tổng thống Roosevelt, Fred Korematsu đã được tòa án liên bang khu vực Bắc California tuyên bố vô tội.

Các luật sư của ông đã sử dụng công cụ Writ of Coram Nobis, yêu cầu tòa xem xét những bằng chứng không được đưa vào trong vụ án trước đây. Bao gồm những tài liệu trong cuộc chiến của chính phủ và quân đội Hoa Kỳ được công bố sau này, thừa nhận việc cấm cố người Mỹ gốc Nhật trong các trại tập trung vốn không giúp ích gì cho nước Mỹ trong Thế chiến thứ Hai. Trong tiếng La tinh, Coram Nobis có nghĩa là “sai phạm ngay trước mắt” (error before us).

Trong suốt 40 năm ấy, Korematsu đã là một tiếng nói mạnh mẽ trong việc đấu tranh cho quyền công dân của người Mỹ gốc Á. Ông tiếp tục vận động chính phủ Hoa Kỳ phải thừa nhận những gì người Mỹ gốc Nhật phải gánh chịu trong Thế chiến thứ Hai là bất công và cần phải được xin lỗi.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/korematsu-1024x808.jpg

Fred Korematsu và các luật sư của ông tại tòa năm 1983 khi ông được xóa bản án của 40 năm trước.
Ảnh: acaclu-il.org.

Vào năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã ký và ban hành Đạo luật Tự do Dân sự (Civil Liberties Act of 1988). Theo đó, chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức xin lỗi những công dân Mỹ gốc Nhật như Fred Korematsu và đưa ra sự đền bù về vật chất cho những tổn thất mà họ đã gánh chịu trong Thế chiến thứ Hai.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/Reagan_Reparation-Biill.jpg
Ảnh: Legal Legacy.

Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton đã trao tặng Fred Korematsu Huân chương Tự do cho những đóng góp của ông trong công cuộc đấu tranh cho dân quyền của người Mỹ gốc Nhật và người Mỹ gốc Á Châu. Huân chương Tự do là phần thưởng dân sự cao quý nhất mà Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng cho một công dân. Những người từng được nhận Huân chương Tự do gồm có mục sư Martin Luther King, Jr. và gần đây là cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/Korematsu-1024x817.png
Tổng thống Clintont trao tặng Fred Korematsu Huân chương Tự do. Ảnh: CNN.com.

Fred Korematsu dành những năm cuối đời để đấu tranh chống lại sự kỳ thị người Hồi giáo tại Mỹ, sau khi sự kiện 9/11 xảy ra vào năm 2001. Ông cho biết không muốn nhìn thấy người Hồi giáo phải gặp lại cùng một số phận như ông và phải nếm trải những gì người Mỹ gốc Nhật đã trải qua.

Ông đã ủng hộ các vụ kiện lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ liên quan đến phân biệt đối xử đối với người Hồi giáo ở Mỹ. Trong đó có các án lệ Shafiq Rasul kiện George W. Bush, Khaled A.F. Al Odah kiện Chính phủ Hoa Kỳ, và Donald Rumsfeld kiện Jose Padilla.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/120922-8903FredKorematsu-1024x678.jpg
Korematsu qua đời tháng 3 năm 2005, trên bia mộ của ông là những dòng rất khiêm tốn nhưng lại rất có ý nghĩa, và có lẽ là rất cần thiết tại Hoa Kỳ ngay lúc này:

“Sinh ra tại thành phố Oakland (ND: bang California), Fred chỉ muốn được đối xử như một người Mỹ. Khi phản kháng lại sắc lệnh tập trung người Mỹ gốc Nhật năm 1942, ông đã kiên cường chống lại sự đối xử bất công mà người Mỹ gốc Á đã phải gánh chịu tại Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ 2.
Ông đã thách thức lương tâm của đất nước (Hoa Kỳ) và nhắc nhở chúng ta rằng, các quyền tự do của công dân Mỹ vẫn phải được đảm bảo ngay cả trong khi chúng ta phải chiến đấu với những kẻ bạo quyền ở nơi khác.

Một vị anh hùng thật sự và là một nhà đấu tranh dân quyền, Fred đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống vào năm 1998.”

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/01/Screen-Shot-2017-01-30-at-9.10.05-PM-1024x553.png
Google đã vinh danh Fred Korematsu trong cuối tuần, ngay sau khi sắc lệnh cấm nhập cư của Trump được ban hành.

Ngày sinh nhật của ông, 30 tháng 1 hằng năm, là một ngày được kỷ niệm tại 5 tiểu bang ở Mỹ. Vào năm 2017, trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 98 của Fred Korematsu, chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump.

Và án lệ Korematsu kiện Chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa được mang ra thảo luận. Liệu rằng trong những ngày sắp tới, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ lật ngược phán quyết được đưa ra hơn 70 năm trước, hay lại một lần nữa cho rằng chính quyền có thể vi phạm quyền hiến định của một số công dân để bảo vệ “an ninh quốc gia”?

Tài liệu tham khảo:

Famous Dissents – Korematsu v. United States (1944) (http://www.pbs.org/wnet/supremecourt/personality/landmark_korematsu.html)
Trump defends Muslim plan by comparing himself to FDR (http://www.cbsnews.com/news/donald-trump-defends-muslim-plan-by-comparing-himself-to-fdr/)
Án lệ Korematsu kiện Chính phủ Hoa Kỳ (https://supreme.justia.com/ca7oses/federal/us/323/214/case.html)
Fred Korematsu Chronology (http://75799211.weebly.com/fred-korematsu.html)
It’s Fred Korematsu Day: Celebrating A Foe Of U.S. Internment Camps (http://www.npr.org/sections/thetwo-way/2017/01/30/512488821/its-fred-korematsu-day-celebrating-a-foe-of-u-s-internment-camps?utm_source=facebook.com&utm_medium=social&utm_campaign=npr&utm_term=nprnews&utm_content=20170130)
Fred Korematsu: Why his story still matters today (http://www.aljazeera.com/indepth/features/2017/01/fred-korematsu-story-matters-today-170130133315836.html)

(* nguồn; http://luatkhoa.org/2017/02/fred-korematsu-nguoi-thach-thuc-lenh-giam-giu-nguoi-goc-nhat-trong-trai-tap-trung-trong-chien-ii/ )

Triển

02-09-2017, 09:11 PM

Đi trước một bước vẫn hơn.

Neil Gorsuch nói những líu lo gần đây của TT Trump chỉ trích các thẩn phán là “làm nhục chí” và “làm nản lòng.”

Ông Grosuch là một người thông minh. Chắc ông phải biết rằng những lời nói này của ông có xu hướng làm DC mất chút cảnh giác đề phòng.

http://www.npr.org/2017/02/08/514195859/gorsuch-calls-trump-tweets-about-judges-demoralizing-and-disheartening (http://www.npr.org/2017/02/08/514195859/gorsuch-calls-trump-tweets-about-judges-demoralizing-and-disheartening)

Supreme Court nominee Judge Neil Gorsuch told a U.S. senator today that he found President Trump's recent attacks on judges to be "demoralizing" and "disheartening." Gorsuch made the comments during a private meeting and was quoted later by Democratic Sen. Richard Blumenthal of Connecticut. Blumenthal told reporters, "He certainly expressed to me that he is disheartened by the demoralizing and abhorrent comments made by President Trump about the judiciary."

Thái độ khinh miệt thẩm phán của ông Trump dấy lên bất bình

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 09-02-2017
Sửa đổi ngày 09-02-2017 15:42

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-08t011443z_1092014054_rc1945d52170_rtrmadp_3_usa-trump-immigration_0.jpg
Biểu tình phản đối tổng thống Trump bên ngoài tòa án San Francisco, California, 7/2/2017.
REUTERS/Noah Berger

Trước việc sắc lệnh nhập cư của mình bị tòa án ngăn chặn, tân tổng thống Mỹ Donald Trump ngày hôm qua, 08/02/2017, đã có phản ứng gay gắt, tố cáo tòa phúc thẩm ở San Franciso đang thụ lý hồ sơ, là có động cơ chính trị. Trước đó ông đả kích thẩm phán đã chặn sắc lệnh của ông. Thái độ của ông Trump đã khiến nhiều giới bất bình, kể cả nơi những người không hề chống ông.

Phản ứng đáng chú ý nhất đến từ thẩm phán Neil Gorsuch, người đã được chính ông Trump đề cử làm thẩm phán tại Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ. Phát biểu với một thượng nghị sĩ Mỹ vào hôm qua, ông Gorsuch đã tỏ ý « thất vọng » và « ngán ngẩm » trước các tuyên bố của tổng thống Trump.

Thái độ coi thường tòa án và các thẩm phán còn gây khó chịu nơi các nghị sĩ, kể cả những người trong đảng Cộng Hòa của ông Trump. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio ghi nhận :

Bị chất vấn từ tứ phía, các thẩm phán San Francisco không để bị gây sức ép, và cố suy nghĩ một cách bình thản trong cơn bão tố. Trong một thông cáo, họ cho biết là các bên sẽ được báo trước, trước khi tòa thông báo phán quyết.

Không chỉ bị sức ép của truyền thông, các thẩm phán còn bị áp lực từ Nhà Trắng : Tổng thống Mỹ không che giấu thái độ khinh miệt của ông đối với tòa án sau khi nghe phiên tòa : « Tôi đã nghe tất cả. Thật đáng xấu hổ, xấu hổ… Đe dọa khủng bố nghiêm trọng hơn những gì họ hiểu ».

Báo chí Mỹ cho là các luật gia bộ Tư Pháp cũng như Nhà Trắng đã lấy làm tiếc sau những tuyên bố của tổng thống. Đại diện đảng Cộng Hòa Kizinger, tuy rất ủng hộ sắc lệnh nhập cư, cũng đánh giá là lời chỉ trích của tổng thống phản tác dụng : « Chúng ta phải tôn trọng việc các thẩm phán có trách nhiệm kềm hãm chính quyền, khi họ nghĩ là chính quyền đi quá xa. Dù có đồng ý hay không, tôi nghĩ là tấn công các thẩm phán là một chiến thuật tồi. »

Tướng Kelly, lãnh đạo bộ An Ninh Nội Địa công nhận là việc thi hành sắc lệnh quá vội vã. Trước Hạ Viện, ông đã giải thích : « Đó là lỗi của tôi. Lý ra tôi phải làm chậm lại việc áp dụng sắc lệnh. Và như thế có thể tránh được tình trạng hỗn loạn cuối tuần qua. »

Mỹ đã có bộ trưởng Tư Pháp mới

Với 52 phiếu thuận, 47 phiếu chống, ông Jeff Sessions đã được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn làm bộ trưởng Tư Pháp ngày 08/02/2017. Việc cử ông Sessions lãnh đạo bộ Tư Pháp từng gây tranh cãi, vì ông bị cáo buộc đã có những lời lẽ kỳ thị chủng tộc.

Tân ngoại trưởng Tillerson gặp hai đồng nhiệm Canada và Mêhicô

Đó là hai cuộc tiếp xúc riêng rẽ ngày 08/02 tại Washington. Sau cuộc tiếp xúc, ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland khẳng định là nước ông cực lực phản đối ý định của Mỹ muốn áp đặt thuế nhập khẩu mới. Về phần mình, sau cuộc họp kín kéo dài một tiếng đồng hồ, ngoại trưởng Mêhicô Videgaray cho biết cuộc gặp diễn ra tốt đẹp. Hai bên sẽ tiếp xúc thường xuyên và lần gặp tới sẽ diễn ra tại Mêhicô.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170209-my-thai-do-khinh-miet-tham-phan-cua-ong-trump-lam-day-len-bat-binh )

ốc

02-09-2017, 10:54 PM

Trâm chắc sẽ lại thế nào cũng hót chê bôi trên sân khấu, chuẩn bị khăn gói quả mướp lên toà thượng thẩm tối cao.

Nom ông Trùm tức tối giẫy đành đạch hoá ra lại vui. Bis, bis...

#MakeAmericaLaughAgain

Triển

02-10-2017, 12:32 AM

Bảo hộ mậu dịch của Trump
Nền kinh tế Mỹ lệ thuộc vào thế giới như sau

Tổng thống Mỹ Trump làm thật: ông cho đình chỉ hiệp ước tự do mậu dịch TPP và tuyên bố thương thảo lại hiệp ước Nafta. Hiện nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào giao thương với nước ngoài. Một cái nhìn tổng quát qua đồ họa.

Bài viết của Nicolai Kwnasniewski & Anna van Hove (hình ảnh)

Nước Mỹ là nước có nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới và họ giao thương gần như với mỗi quốc gia. Năm 2015 họ mua và bán hàng hóa tổng giá trị gần 3800 tỉ dollar. Tuy nhiên họ mua của những nước khác hơn ngược lại – số chênh lệch cán cân giao thương đạt con số cao hơn 760 tỉ dollar. Ông tổng thống vừa nhậm chức Donald Trump cho là bất công và sẽ thay đổi bằng mọi giá.

Vào ngày làm việc đầu tiên Trump đã tuyên bố phải thương thảo lại hiệp ước giao thương tự do mậu dịch Nafta đã ký kết 22 năm với Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ. Lý do của ông: hiệp ước này gây tổn hại nước Mỹ vì các hãng xưởng chuyển sang Mễ Tây Cơ nên công ăn việc làm tại Mỹ bị mất. Trump muốn bảo vệ nền kinh tế quốc gia bằng cách thuế phạt. Tuy nhiên không phải đơn giản như vậy theo đồ họa sau:

http://i.imgur.com/ePmhcsv.png

Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ sau Trung Quốc là hai quốc gia nhập cảng quan trọng nhất, và ngược lại hai nước láng giềng của Mỹ cũng là thị trường bán hàng hóa quan trọng nhất của hãng xưởng Mỹ. Nếu Trump thực hiện lời đe dọa của ông ta, các quốc gia này sẽ đặt biện pháp ngược lại và nền kinh tế Mỹ sẽ bị chấn động.

Bởi vì các nhà sản xuất tại Mỹ cũng lệ thuộc vào nguyên liệu nhập cảng từ khắp nơi trên thế giới. Không nhập được nguyên liệu, các dây chuyền sản xuất của các hãng xe hơi Mỹ chẳng bao lâu sẽ chết cứng. Không có máy móc của Đức hoặc là nguyên liệu thô của Trung Quốc, việc sản xuất nhiều lãnh vực sẽ phải dừng lại.

Tương tự như vậy cũng xảy ra với ngoại thương của Mỹ với Công đồng chung Châu Âu. Thực tế Mỹ mua từ Châu Âu nhiều hơn rất nhiều so với xuất cảng sang Châu Âu, hiệu số nằm ở con số 160 tỉ dollar trong năm 2015.

Trong giao dịch với Đức theo dữ liệu của Mỹ cũng có chênh lệch lớn ở số 75 tỉ dollar. Mỹ nhập của Đức đặc biệt là máy móc, thuốc tây, xe hơi và phụ tùng xe hơi, trong khi họ cũng bán lại computer và phụ tùng, cũng bán lại thuốc tây và xe hơi cũng như phụ tùng sang Đức.

Cán cân chênh lệch trong việc giao thương với Trung Quốc thực sự vĩ đại. Hoa Kỳ nhập hàng hóa của Trung Quốc nhiều hơn 370 tỉ bán sang Trung Quốc. Tương tự như giao thương với EU.

Một điều rõ ràng là: Một thế giới mà ít giao thương có nghĩa là ít nhất là vật giá sẽ tăng cho nhiều mặt hàng. Bởi vì nguyên liệu từ Trung Quốc không còn nhập vào với giá rẻ nữa thì đương nhiên hàng sản xuất tại Mỹ sẽ đắt hơn. Và liệu rằng công ăn việc làm có thể sản sinh mới đó, so với con số công ăn việc làm phải mất do lệ thuộc vào tự do mậu dịch, có khiến các công ty Mỹ phải cân nhắc hay không, hoặc ít ra cũng cần phải đặt lại vấn đề.

(* dịch từ nguồn "Trumps Protektionismus So abhängig ist die US-Wirtschaft von der Welt " (http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/donald-trump-so-abhaengig-ist-die-us-wirtschaft-von-der-welt-a-1131514.html))

Bà Zypries muốn dùng thống đốc để đối phó Trump

Bà bộ trưởng kinh tế Đức Zypries dọa chính phủ Mỹ sẽ phải gánh hậu quả trong trường hợp đánh thuế nhập cảng. Theo lời một bài tường thuật Zypries nếu xảy ra vụ đánh thuế sẽ trực tiếp thương thảo với thống đốc từng tiểu bang Mỹ.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1105325-860_poster_16x9-mkys-1105325.jpg

Bà bộ trưởng kinh tế Đức Brigitte Zypries (SPD) dọa Mỹ nếu đánh thuế phạt lên các công ty Đức chẳng đặng đừng sẽ vận động các thống đốc từng tiểu bang Mỹ chống lại tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump: „Chúng tôi sẽ làm một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và liên lạc với các tiểu bang. Ví dụ như Thống đốc của tiểu bang South Carolina sẽ không có hứng thú nghe hãng BMW hủy công ăn việc làm ở đó“, bà Zypries nói với tờ Handelsblatt.

Hãng BMW lẫn hãng Daimler và VW đã dựng các công xưởng lớn hàng thập niên nay tại Mỹ và xem như trợ giúp sự âm thầm đi xuống của kỹ nghệ Hoa Kỳ. Hơn 30 ngàn công ăn việc làm mà ba công ty này đã mang lại chỉ riêng cho tiểu bang nằm ở phương Nam này, tờ báo cho biết. Tính thêm các hãng cung cấp và các công việc lệ thuộc nữa là nhanh chóng có ngay con số một phần tư triệu công ăn việc làm, mà chỉ do các hãng xe hơi Đức mang lại cho Mỹ mà thôi.

Ngoài ra các công ty Đức cũng xuất cảng hàng hóa từ nước Mỹ sang các nước khác. Ví dụ như BMW đã xuất hàng 415 ngàn chiếc xe hơi ở Spartanburg, thuộc vào xưởng chế tạo lớn nhất trên thế giới, nhưng chỉ bán có 370 ngàn chiếc ở Mỹ (phần còn lại xuất cảng).

Nếu chính phủ Mỹ chơi màn đánh thuế phạt lên xe hơi và phụ tùng sẽ gây nguy hại đến nền kinh tế Mỹ. Các hãng xe hơi Mỹ cũng lệ thuộc vào phụ tùng nhập cảng như động cơ, các phụ tùng điện, máy bơm. Rất tiếc là chính các công ty sản xuất hàng loạt mà Trump đang muốn đạp đổ lại không phải người Mỹ và công ty Mỹ.

http://i.imgur.com/ePmhcsv.png

Cố vấn thương mại của Trump, ông Peter Navarro, đã cáo buộc Đức ém giá đồng euro để bốc lột các đối tác thương mại như là nước Mỹ. Ngoài ra Trâm tuyên bố sẽ đánh thuế nhập cảng lên hàng hóa các nước mà Mỹ có cán cân giao thương thâm hụt. Trong đó đặc biệt là Trung Quốc và có cả Đức. Đã có con số 20 phần trăm đánh thuế lên hàng ngoại nhập đang mang lên bàn thương lượng.

nck (Spiegel Online)

(* nguồn: http://www.spiegel.de/wirtschaft/brigitte-zypries-droht-trump-wegen-strafzoellen-mit-konsequenzen-a-1133941.html )

-------------------------------------------------

Lời bàn: Bà bộ trưởng kinh tế Đức có thể binh lủng chiêu này nếu không có cố vấn luật pháp chỉ cho cách xếp bài. Trên chính trường có thể Trâm phải nhượng bộ. Nhưng trên thương trường có thể Trâm đặt canh bài liều, tố thật cao.

Nhã Uyên

02-10-2017, 02:40 AM

Trâm muốn lì xì hữu hảo?

_________________

Donald Trump gửi thư cho Tập Cận Bình

Dear anh Xi, chủ nợ thương thương :z56: Anh biết tính em mà, sáng nắng chiều mưa buổi trưa hâm hẩm…

Nhã Uyên

02-10-2017, 02:42 AM

Toà án vừa ra quyết định: NO BAN. Hí hí! #MakeAmericaFairAgain

https://www.yahoo.com/news/latest-us-court-refuses-reinstate-trumps-travel-ban-231529840--politics.html

http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38927175

Nền dân chủ … em còn khỏe. :z67:

RaginCajun

02-10-2017, 06:07 AM

Nền dân chủ … em còn khỏe. :z67:

Đúng thế. Mọi sự đều tôt dù có đi hướng nào đi nữa. Một vở kịch dân chủ rất hay. Thắng thua gì ông Trump vẫn giữ được lòng phe ủng hộ ổng, nhưng thua thì có lẽ tốt hơn vì vẫn giữ được lòng phe ủng hộ ổng (tôi cố hết sức rồi đấy thây), làm mát lòng phe chống ổng (thấy chưa tôi đâu có độc tài gì đâu, công bằng mà) và nước Mỹ vẫn , được tiếng thơm, dẫn đầu trên thế giới về nền dân chủ.

ốc

02-10-2017, 06:11 AM

Nền dân chủ … em còn khỏe. :z67:

Nhưng mà em sẽ còn nhiều vất vả trong cái tiểu hạn 4 năm trước mắt. Trong thời gian này em cần phải cẩn thận chuyện tiền nong, sức khoẻ và luật pháp. Mấy ngôi sao hắc ám Sét sần, Bá nần ngộ Hoá Quyền nghĩa là em sẽ xuống đường mệt nghỉ.

Triển

02-10-2017, 06:26 AM

Thắng thua gì ông Trump vẫn giữ được lòng phe ủng hộ ổng, nhưng thua thì có lẽ tốt hơn vì vẫn giữ được lòng phe ủng hộ ổng (tôi cố hết sức rồi đấy thây)

Thầy Tôm dzô ổ dân chủ thấy hơi đổ mồ hôi nha. Sao cà lăm quá dzậy?

RaginCajun

02-10-2017, 06:46 AM

Thầy Tôm dzô ổ dân chủ thấy hơi đổ mồ hôi nha. Sao cà lăm quá dzậy?Hơi gì, đổ đẫm cả người đó chứ, tụi nó dữ quá mà. Nói chuyện cũng phải nương nương không thôi mất mạng hồi nào không biết á :p Thật ra, nói ý cá nhân thôi.

Hey, bà Hillary ngồi nhà buồn quá mới lên tiếng chọc ông Trâm kìa. Tội nghiệp bả thiệt á, mất chỗ chơi, về nhà thì không còn mặn nồng với chồng nữa. Phen này bả mà ra vận động phá ông Trâm coi chừng ông Trâm mất chức đấy. Vui à nha. Tớ nghĩ, ông Trâm mất chức chỉ là chuyện nhỏ, chuyện cá nhân thôi, của phe DC, chuyện muốn làm là làm banh xuồng nước Mỹ trong thời gian ông Trâm tại chức để diệt chết đảng CH.

Đậu

02-10-2017, 06:59 AM

Giá như hồi đầu ông Trump nghe nhời ba Sally Yates, người bị ông sa thải vi ngăn cản sắc lệnh "cấm nhập cũ", thì đã không bị bẽ mặt. Song le, còn chưa muộn màng, nếu như ông Trump muốn vớt vát lại mặt mũi thì mau mắn phục hồi chức vụ cho ba Sally Yates và khen ngợi bà hết lòng.

ốc

02-10-2017, 07:36 AM

Phụ nữ tử tế chắc cũng ngại làm việc cho ông Trùm, nhỡ tay bị táy máy.

ốc

02-10-2017, 07:41 AM

Donald Trump gửi thư cho Tập Cận Bình
Dear anh Xi, chủ nợ thương thương :z56: Anh biết tính em mà, sáng nắng chiều mưa buổi trưa hâm hẩm…

Chắc chắc sẽ có một đoạn nhờ giúp đỡ cháu Ivanka kiếm được mối lái quần áo rẻ bên Tàu để buôn về Mỹ kiếm cháo. Đòi hỏi các công ty Mỹ phải sản xuất hang hoá ở Mỹ nhưng con gái mình thì ngoại lệ. Làm trùm mà.

Triển

02-10-2017, 08:08 AM

Tội nghiệp bả thiệt á, mất chỗ chơi, về nhà thì không còn mặn nồng với chồng nữa.

70 rồi mà. Ngồi ngó cho nó lành man.

Triển

02-10-2017, 08:12 AM

Chắc chắc sẽ có một đoạn nhờ giúp đỡ cháu Ivanka kiếm được mối lái quần áo rẻ bên Tàu để buôn về Mỹ kiếm cháo. Đòi hỏi các công ty Mỹ phải sản xuất hang hoá ở Mỹ nhưng con gái mình thì ngoại lệ. Làm trùm mà.

Đài Loan chăc đang quê cô đơn vì mất mối.

Tui nhớ có mấy cha Việt Nam nhảy reo hò lên khi Trâm mới chỉ tiếp bà xếp Đài Loan. Giờ cả đồng chí Tập Trâm cũng săn đón luôn. Mấy cha chắc buồn mấy ngày bỏ ăn.

Triển

02-10-2017, 08:15 AM

Giá như hồi đầu ông Trump nghe nhời ba Sally Yates, người bị ông sa thải vi ngăn cản sắc lệnh "cấm nhập cũ", thì đã không bị bẽ mặt. Song le, còn chưa muộn màng, nếu như ông Trump muốn vớt vát lại mặt mũi thì mau mắn phục hồi chức vụ cho ba Sally Yates và khen ngợi bà hết lòng.

Hiện chắc đang giữ hơi để lên sân khấu hót vụ Con Quay lái xe leo lề, vì dám dùng thương hiệu bạch am để đãi ngộ tiểu ni Ivanka.

hoaiviet

02-10-2017, 08:19 AM

Dear anh Xi, chủ nợ thương thương :z56: Anh biết tính em mà, sáng nắng chiều mưa buổi trưa hâm hẩm… :21:

Dear anh Xi, em người Mẽo gốc Mít, nói một đường làm một nẻo ...

Triển

02-10-2017, 09:25 AM

Trâm muốn lì xì hữu hảo?

_________________

Donald Trump gửi thư cho Tập Cận Bình

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 09-02-2017
Sửa đổi ngày 09-02-2017 11:15

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/trump_8_2_2017.jpg
REUTERS/Joshua Roberts

Trong một động thái rõ ràng là để làm tan băng giá trong quan hệ Mỹ-Trung, tân tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm qua, 08/02/2017, đã gởi thơ chúc Tết lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời khẳng định ý muốn thúc đẩy một quan hệ mang tính « xây dựng » với Bắc Kinh. Phía Trung Quốc đã lập tức hoan nghênh cử chỉ của tổng thống Mỹ.

Trong một bản thông cáo, Nhà Trắng cho biết là tổng thống Donald Trump đã cảm ơn chủ tịch Tập Cận Bình về lời chúc ngày ông Trump nhậm chức, đồng thời tổng thống Mỹ cũng chúc người dân Trung Quốc một năm mới thịnh vượng.

Thông cáo của Nhà Trắng còn nói thêm : « Tổng thống Trump cho biết là ông chờ được làm việc với chủ tịch Tập Cận Bình để phát triển một quan hệ có tính chất xây dựng, có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ».

Cử chỉ của tổng thống Mỹ đã lập tức được Bắc Kinh hoan nghênh. Nhân cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã nhắc lại rằng Bắc Kinh hết sức coi trọng quan hệ với Washington, do đó Trung Quốc : « Đánh giá cao lời chúc Tết của tổng thống Trump gởi chủ tịch Tập Cận Bình và người dân Trung Quốc ».

Theo hãng tin Pháp AFP, bức thư của ông Donald Trump là dấu hiệu phản ánh ý muốn giảm bớt các mối căng thẳng giữa hai nước, xuất hiện từ sau khi ông Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, đặc biệt là với các tuyên bố của tân tổng thống Mỹ về Đài Loan, Biển Đông và thương mại.

Hãng tin Anh Reuters ghi nhận là từ ngày chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ đến nay, ông Trump chưa hề nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo Trung Quốc, cho dù đã tiếp chuyện với rất nhiều lãnh đạo khác.

Theo một số nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh, phía Trung Quốc rất sợ trước khả năng chủ tịch Trung Quốc bị ông Trump làm cho mất mặt, nếu cuộc điện đàm diễn biến không tốt. Đây là điều đã từng xẩy ra với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull vào tuần trước, bị ông Trump cúp ngang điện thoại.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170209-quan-he-my-trung-donald-trump-gui-thu-cho-tap-can-binh)

Tổng thống Mỹ công nhận nguyên tắc “một nước Trung Hoa”

Thanh Hà

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/44/2674/1511/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-10t072203z_2006398756_rc1a6a0ca1e0_rtrmadp_3_usa-trump-china-xi.jpg
REUTERS/Toby Melville/Lucas Jackson/File Photos

Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.

Phát biểu trên đây của ông Trump nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh sau cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan - Thái Anh Văn - vào tháng 12/2016 gây phẫn nộ cho phía Trung Quốc.

Theo thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh, Heike Schmidt, Bắc Kinh hài lòng về sự thay đổi nói trên của tổng thống Mỹ.

“Thể theo yêu cầu của chủ tịch Tập Cận Bình, tổng thống Donald Trump chấp nhận tôn trọng nguyên tắc một nước Trung Hoa”. Thông cáo của Nhà Trắng cho biết như trên sau cuộc điện đàm đầu tiên với nguyên thủ Trung Quốc. Cuộc trao đổi được đánh giá là “rất thân thiện”. Chủ tịch Trung Quốc hoan nghênh quan điểm của Mỹ trên vấn đề Đài Loan. Bắc Kinh luôn xem đây là một hồ sơ không thể thương lượng được. Đó là những thông tin được đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc phát đi sáng nay.

Không một quốc gia nào có thể vừa phát triển quan hệ với Bắc Kinh, vừa công nhận chính quyền ở Đài Bắc. Tới nay, Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một hòn đảo đòi ly khai, nhưng sớm muộn gì Đài Loan cũng phải trở về với “đất mẹ”, kể cả trong trường hợp cần thiết, Bắc Kinh sử dụng vũ lực.

Chỉ cần một cuộc điện đàm cũng đủ để quan hệ Washington –Bắc Kinh tan băng. Đến nay tổng thống Hoa Kỳ liên tục tấn công Trung Quốc và đã từng tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Bắc Kinh trên tất cả mọi vấn đề, kể cả Đài Loan. Tổng thống Donald Trump cũng đã nhấn mạnh đến việc Hoa Kỳ trong năm 2016 đã trang bị vũ khí hiện đại cho Đài Loan, tổng trị giá lên tới hai tỷ đô la.

Báo chí chính thức tại Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ trước những tuyên bố nói trên của tân lãnh đạo Nhà Trắng khi cho rằng, ông Trump đang tự bắn một viên đạn vào chân nếu cứ tiếp tục tăng cường quan hệ với Đài Loan ”.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170210-my-trung-quoc-tong-thong-trump-cong-nhan-nguyen-tac-%E2%80%9Cmot-nuoc-trung-hoa-duy-nhat%E2%80%9D )

Triển

02-10-2017, 09:31 AM

Trâm mượn đầu heo nấu cháo?

Donald Trump đặt Đài Loan vào một tình thế tế nhị

Thanh Phương
Đăng ngày 10-02-2017
Sửa đổi ngày 10-02-2017 16:24

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-09t180733z_1785137325_rc1166936820_rtrmadp_3_usa-trump_0.jpg
REUTERS/Kevin Lamarque

Nhân chuyến công du Hoa Kỳ của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, tờ Le Figaro hôm nay điểm qua những hồ sơ lớn mà chính quyền Trump phải giải quyết, trong đó đặc biệt có vấn đề Đài Loan.

Với hàng tựa « Đài Loan trong tình thế tế nhị », tờ Le Figaro mở đầu bài viết với câu hỏi : « Phải chăng Donald Trump đã tặng một món quà tẩm độc cho tổng thống Đài Loan khi nhận cú điện thoại của bà, vài tuần sau khi đắc cử tổng thống Mỹ ? ».

Khi muốn bảo đảm sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ, bà Thái Anh Văn thừa biết rằng hành động này sẽ khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Nhưng chắc là bà không ngờ rằng vị tỷ phú Mỹ sẽ dùng Đài Loan như là món hàng trao đổi trong tương quan lực lượng với Trung Quốc.

Trong vai trò bia đỡ đạn, Đài Bắc có nguy cơ chịu áp lực ngày càng mạnh từ Hoa lục vào lúc quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái Anh Văn lên làm tổng thống. Thật ra, theo Le Figaro, chính quyền hiện nay ở Đài Loan không hề muốn cắt đứt mọi liên hệ với Bắc Kinh, trong khi vẫn tìm kiếm sự bảo vệ của Mỹ.

Trong kịch bản tồi tệ nhất, Đài Loan thậm chí sẽ bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế, bị Hoa Kỳ bỏ rơi, nếu Bắc Kinh chấp nhận những thỏa hiệp với Mỹ, như nhận định của chuyên gia Valérie Niquet, đặc trách châu Á của Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược (FRS), được Le Figaro trích dẫn.

Một bộ phận người dân Đài Loan đang sợ rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để thống nhất đảo này với Hoa lục, mà tổng thống Mỹ, vốn theo xu hướng biệt lập, sẽ không can thiệp. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định rằng Hoa Kỳ có thể, một mặt duy trì áp lực lên Bắc Kinh và mặt khác, tăng cường quan hệ không chính thức với Đài Loan, nhất là về mặt quân sự.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170210-trump-dat-dai-loan-vao-mot-tinh-the-te-nhi )

Lời bàn:

"Trong kịch bản tồi tệ nhất, Đài Loan thậm chí sẽ bị Trung Quốc trừng phạt kinh tế, bị Hoa Kỳ bỏ rơi, nếu Bắc Kinh chấp nhận những thỏa hiệp với Mỹ, như nhận định của chuyên gia Valérie Niquet, đặc trách châu Á của Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược (FRS), được Le Figaro trích dẫn."

"Kịch bản" này thấy quen quen.

Triển

02-10-2017, 10:38 AM

Nền dân chủ … em còn khỏe.

Đúng thế. Mọi sự đều tôt dù có đi hướng nào đi nữa. Một vở kịch dân chủ rất hay. Thắng thua gì ông Trump vẫn giữ được lòng phe ủng hộ ổng, nhưng thua thì có lẽ tốt hơn vì vẫn giữ được lòng phe ủng hộ ổng (tôi cố hết sức rồi đấy thây), làm mát lòng phe chống ổng (thấy chưa tôi đâu có độc tài gì đâu, công bằng mà) và nước Mỹ vẫn , được tiếng thơm, dẫn đầu trên thế giới về nền dân chủ.

Anh Tôm nhà mình mai mốt bỏ con tôm lấy con ếch làm đại diện hay hơn. :z52:

Rảnh rỗi nhớ ghé coi thời sự thế giới quanh ta chút nha. Đừng phát triển thụt lùi kiểu mấy
cha cán ngố VN: nước ta giàu và đẹp, dân tộc ta anh hùng. Nghe muốn ói luôn hà.

(Bảng xếp hạng 2015. Sắp tới nhớ đón coi bảng 2016 nha.)

http://i.imgur.com/ePN4mLd.jpg

(* nguồn: http://democracyranking.org/ranking/2015/data/Scores_of_the_Democracy_Ranking_2015_A4.pdf )

RaginCajun

02-10-2017, 11:18 AM

Hey, ai biết đâu. Thấy thiên hạ biểu tình hô hào vỗ ngực là nứơc dân chủ ầm ĩ cả lên làm tưởng thiệt.

Mấy cái bảng thống kê kia nhìn cũng vui mắt nhưng không biết căn cứ vào đâu. Những cái nghiên cứu này cũng lệ thuộc vào văn hóa và hệ thống chính phủ rồi tùm lum tà la cho nên độ chính xác chắc là không cao lắm. Cũng như kỳ bầu cử vừa rồi, đi chỗ nào kết quả cũng là DC thắng, làm tớ cũng hỏang, tưởng thua độ. Sự thật thì lại khác. Ai ở ngoài nhìn vào VN thấy biểu tình tùm lum tưởng là tụi VC khá hơn ngày xưa nhưng lầm to á.

pensee

02-10-2017, 02:01 PM

Trâm mượn đầu heo nấu cháo?

Donald Trump đặt Đài Loan vào một tình thế tế nhị

"lại một người nữa, giống như tui" (nhạc Ðức Huy) ... VNCH đã học bài học xương máu này rồi mà :z51:

Hey, ai biết đâu. Thấy thiên hạ biểu tình hô hào vỗ ngực là nứơc dân chủ ầm ĩ cả lên làm tưởng thiệt.

Mấy cái bảng thống kê kia nhìn cũng vui mắt nhưng không biết căn cứ vào đâu. Những cái nghiên cứu này cũng lệ thuộc vào văn hóa và hệ thống chính phủ rồi tùm lum tà la cho nên độ chính xác chắc là không cao lắm. Cũng như kỳ bầu cử vừa rồi, đi chỗ nào kết quả cũng là DC thắng, làm tớ cũng hỏang, tưởng thua độ. Sự thật thì lại khác. Ai ở ngoài nhìn vào VN thấy biểu tình tùm lum tưởng là tụi VC khá hơn ngày xưa nhưng lầm to á.

Ở đây nè thầy Tôm. Đúng rồi, sai số thì cũng hơi nhiều thiệt. Chắc là thế lực thù địch của Huê Kỳ. Cho nên sắp Huê Kỳ đứng hàng thứ 16 lận, không để dẫn đầu dân chủ gì sất. :)

#AmericanFirst

... man!

http://i.imgur.com/nmL3Ucv.jpg

http://i.imgur.com/fRbJyBa.jpg

(* nguồn: http://democracyranking.org/wordpress/ )

Triển

02-10-2017, 08:36 PM

"lại một người nữa, giống như tui" (nhạc Ðức Huy) ... VNCH đã học bài học xương máu này rồi mà :z51:

Thì đó. Vậy mà cũng bị lừa.:)
Trâm đã tuyên bố lúc nhậm chức rồi: "Nước Mỹ trước đã".
Bản chất Trâm vốn dĩ cũng là thương nhân. Lợi ích cá nhân phải
đứng đầu là chắc mẻm rồi.

ốc

02-10-2017, 09:00 PM

Bản chất Trâm vốn dĩ cũng là thương nhân. Lợi ích cá nhân phải
đứng đầu là chắc mẻm rồi.

Nhát cáy đấy thôi, chích cần siệt, nịnh từ Tây sang Đông, từ Puy tanh đến Xí chín pín.

Sợ luôn cả tụi Ả dập làm khủng bố chuyên nghiệp, ra lệnh cấm nhập cảnh mà còn né không dám động đến tụi làm khủng bố có thành tích.

Triển

02-11-2017, 10:24 PM

Thành tích mới của Trâm: Không cố ý!

#MakeAmericaStrongAgain

Nhát cáy đấy thôi, chích cần siệt, nịnh từ Tây sang Đông, từ Puy tanh đến Xí chín pín.

Sợ luôn cả tụi Ả dập làm khủng bố chuyên nghiệp, ra lệnh cấm nhập cảnh mà còn né không dám động đến tụi làm khủng bố có thành tích.

Lầu Năm Góc giảm nhẹ mức nghiêm trọng

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 11-02-2017
Sửa đổi ngày 11-02-2017 11:56

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/biendong_scarborough.png
Vị trí bãi cạn Scarborough tại Biển Đông.

Sau khi xẩy ra vụ một phi cơ tuần thám Mỹ bị một máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc áp sát trên Biển Đông, Lầu Năm Góc hôm qua, 10/02/2017, đã xem đấy là một hành động « nguy hiểm », nhưng « không cố ý ». Theo phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ Jeff Davis, cả hai phi công Mỹ và Trung Quốc đều duy trì liên lạc vô tuyến điện một cách chuyên nghiệp.

Theo hãng tin Mỹ AP, trong một sự cố đầu tiên loại này dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm 08/02, một chiếc máy bay Trung Quốc loại KJ-200 đã cắt đường một phi cơ dọ thám loại P-3C của Hải Quân Mỹ khi chiếc đang tuần tra trên vùng không phận quốc tế trên bãi Scarborough Shoal ở phía bắc Biển Đông, gần Philippines.

Đây là một động thái nguy hiểm vì máy bay Trung Quốc chỉ cách mũi phi cơ Mỹ khoảng 1.000 feet – tức là hơn 300 mét một chút – buộc máy bay Mỹ phải lập tức bẻ lái để đổi hướng. Tuy nhiên phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết là phía Mỹ không thấy một bằng chứng nào cho thấy đó là một hành vi cố ý, và sự cố chỉ xẩy ra một lần duy nhất.

Phía Trung Quốc thì đã thông qua tờ Hoàn Cầu Thời Báo để yêu cầu Mỹ « có biện pháp cụ thể để giải quyết gốc rễ của những sự cố trên biển và trên không giữa hai nước ».

Nếu bộ Quốc Phòng Mỹ có dấu hiệu giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của sự cố, thì giới quân đội Mỹ đã có phản ứng tương đối gay gắt hơn.

Theo hãng tin Pháp AFP, một phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã nhấn mạnh đến tính chất « không an toàn » của sự cố do Trung Quốc gây ra trong vùng không phận quốc tế trên Biển Đông. Cũng theo nguồn tin trên, phía Mỹ sẽ xử lý vấn đề « theo các kênh ngoại giao và quân sự ».

Bộ Quốc Phòng Philippines cũng có phản ứng vì vụ việc xảy ra gần bãi cạn Scarborough, trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, nhưng đã bị Trung Quốc lấn chiếm từ năm 2012.

Trả lời hãng tin Mỹ AP qua điện thoại, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Philippines Arsenio Andolong xác nhận rằng Manila quan ngại trước nguy cơ xẩy ra tính toán sai lầm. Phát ngôn viên này cũng hàm ý than phiền rằng đây là một vụ việc xẩy ra trong không phận Philippines, mà Manila lại không được thông báo.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170211-su-co-tren-khong-my-trung-lau-nam-goc-giam-nhe-muc-nghiem-trong )

ốc

02-11-2017, 11:18 PM

Chắc Hà nội phải bắt chước Nhật đem 500 tỷ đô la sang Mỹ đầu tư thì Trâm mới chịu bảo kê.

#MakeCommunistsCapitalistsAgain

Triển

02-12-2017, 06:44 AM

Chắc Hà nội phải bắt chước Nhật đem 500 tỷ đô la sang Mỹ đầu tư thì Trâm mới chịu bảo kê.

#MakeCommunistsCapitalistsAgain

500 tỉ thì khó nhưng chỉ cần hứa với Trâm bảo hộ mậu dịch giúp Mỹ ở Việt Nam là được, nghĩa là

xe nào vào Việt Nam cũng đánh thuế gấp đôi ngoại trừ xe hơi Mỹ. Vậy là thành tích Trâm lại tiến

lên một bước: Nâng cao xuất cảng thông qua chương trình Bờ Hờ Mờ Dờ Chờ Mờ Tờ Vờ Nờ (Bảo hộ mậu dịch

cho Mỹ tại Việt Nam).

Còn khi công du thăm Trâm, anh Fúc có thể cho vợ ăn vận trang phục của chị I Vang Ca thiết kế kiêm một hợp

đồng cung cấp chỉ giả.

Triển

02-12-2017, 06:51 AM

Cố vấn an ninh Flynn từng bàn riêng với Nga về giảm trừng phạt
RFI
Đăng ngày 11-02-2017
Sửa đổi ngày 11-02-2017 15:30

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2016-11-18t125719z_1213214644_s1beunnutzaa_rtrmadp_3_usa-election-trump-flynn_0_0.jpg
Tướng Michael Flynn
REUTERS/Gary Cameron

Theo một số thông tin của truyền thông Hoa Kỳ hôm qua, 10/02/2017, cố vấn an ninh quốc gia của tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận với Matxcơva về các biện pháp trừng phạt, trước khi tổng thống Barack Obama rời chức vụ.

Theo báo Washington Post và New York Times, cố vấn Michael Flynn, được đề cử ngày 18/11 năm ngoái, đã thảo luận với đại sứ Nga tại Washington về vấn đề này. Cuộc trao đổi đã diễn ra vào thời điểm tổng thống mãn nhiệm Obama ra quyết định trục xuất một loạt các nhà ngoại giao Nga hồi cuối tháng 12, để trả đũa, sau khi Matxcơva bị cáo buộc can thiệp nhằm thay đổi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Theo Washington Post, cố vấn Michael Flynn có thể đã can thiệp nhằm vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt của Mỹ, với hứa hẹn Donald Trump sau khi nhậm chức ngày 20/01/2017, sẽ làm giảm nhẹ áp lực đối với Nga. Một số nguồn tin còn khẳng định, ông Flynn đã kêu gọi Nga « đừng phản ứng thái quá ». Cuộc gặp giữa cố vấn của ông Trump và đại sứ Nga bị một số giới chức cao cấp của Hoa Kỳ giải thích như là hành động « có thể là bất hợp pháp ».

Tiết lộ nói trên của báo chí Mỹ đe dọa sẽ kéo Nhà Trắng vào một bê bối mới. Cả hai ông, cố vấn Michael Flynn và phó tổng thống Mike Pence, đều phủ nhận đã đề cập vấn đề trừng phạt trong cuộc gặp đại sứ Sergey Kislyak.

Luật Mỹ (Logan Act) cấm các công dân Mỹ - không có nhiệm vụ - thảo luận với các chính phủ nước ngoài về các vấn đề tranh chấp với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kể từ năm 1979 đến nay, chưa có ai bị truy tố theo luật này.

Các chính trị gia Dân Chủ chỉ trích mạnh mẽ ông Flynn. Thành viên Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Eliot Engel khuyến cáo tổng thống Trump nên tránh xa cố vấn này.

Ông Flynn từng bị cách chức giám đốc tình báo quân sự Mỹ (DIA/Defense Intelligence Agency), vì quản lý tồi. Cố vấn Flynn còn coi Hồi Giáo chính trị là nguy cơ lớn nhất của thế giới, và hy vọng Mỹ và Nga nên hợp tác trong vấn đề này.

(*nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170211-bao-chi-my-co-van-an-ninh-flynn-tung-ban-rieng-voi-nga-ve-giam-trung-phat)

Triển

02-12-2017, 06:56 AM

Trump bảo hộ mậu dịch : Mỹ cũng bị hại

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-01-27t222454z_1201198077_ht1ed1r1q8z7q_rtrmadp_3_usa-trump-mattis_0.jpg
Donald Trump trong buổi lễ tuyên thệ của bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis, ngày 27/01/2017.
REUTERS/Carlos Barria

Mai Vân
Đăng ngày 11-02-2017
Sửa đổi ngày 11-02-2017 17:13

Courrier International tuần này dành hồ sơ quan trọng với tựa trang bìa cho nước Mỹ : « Toàn cầu hóa : Nước Mỹ rời cuộc chơi ». Bên dưới tuần báo ghi nhận là chủ trương bảo hộ mậu dịch của Donald Trump gây xáo trộn thương mại toàn cầu. Courrier International tự hỏi : Phải chăng đó là một mối đe dọa đối với Châu Âu và một cơ may đối với Trung Quốc ?

Ở trang trong tạp chí nói rõ hơn : Với Trump, Hoa Kỳ chơi lá bài yêu nước trên bình diện kinh tế, để thế giới mỗi người tự lo liệu. Khúc quanh này là một mối đe dọa đối với Châu Âu nhưng có thể giúp Trung Quốc xuất khẩu mô hình của mình.

Nhưng trước khi trích dẫn những phân tích về tác động đối với các nước khác, Courrier International trong bài xã luận phân tích hệ quả đối với nước Mỹ.

Dưới tựa đề « Ảo tưởng bảo hộ », tạp chí nhìn thấy nước Mỹ, nước nhập khẩu hàng đầu thế giới và xuất khẩu thứ nhì toàn cầu, sẽ lãnh hậu quả đầu tiên, nếu ông Trump đi đến tận cùng trong dự tính của ông và trở lại truyền thống bảo hộ từ thời Chiến Tranh Nam Bắc đến thời giữa hai Thế Chiến (tức cuộc khủng hoảng đầu những năm 1930). Thời đó thì cũng « Nước Mỹ trước tiên » để bảo vệ mức sống người lao động Mỹ. Ngày nay thì Donald Trump cũng có lập luận tương tự, bảo vệ công việc làm người Mỹ trước mối đe dọa hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Theo Courrier International, đây là một lập luận mang tính dân túy và không thực tế. Tuần báo nhắc lại là ngay năm 1930, luật Hawley-Smoor quy định đánh thuế 59% trên hàng nhập đã đẩy mạnh xu thế bảo hộ mậu dịch, nhưng Hoa Kỳ đã thụt lùi trên thương trường quốc tế.

Đối với Courrier International, đây là một bài học cần nghiền ngẫm đối với một quốc gia sẽ mất mát nhiều với một chính sách co cụm. Tại một số thành phố miền Middle West rất lệ thuộc vào xuất khẩu, ví dụ như Colombus-Indiana, một thành phố rất ủng hộ Trump, mà kinh tế dựa hơn 50% vào xuất khẩu, người dân sẽ khám phá hậu quả của chính sách bảo hộ.

Courrier International còn trích dẫn tính toán của báo Anh The Economist, ước tính nếu đánh thuế 35% trên hàng nhập từ Mêhicô và 45% trên hàng nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản, thì sức mua của người dân trung bình giảm sụt, và nêu lên con số 11.500 đô la mà mỗi gia đình Mỹ chịu thiệt trong 5 năm, có nghĩa là số 10% gia đình nghèo nhất phải trả một khoản thuế tiêu thụ cao đến 18%.

Ly dị với Mỹ rất khó

Về hệ quả đối với quốc tế, dưới tựa đề « Khó mà ly dị với Mỹ », Courrier International nhìn sang Châu Âu và thấy là Đức sẽ là nạn nhân đầu tiên. Trích dẫn tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, cho biết là các kinh tế gia đều trong tình trạng báo động, không loại trừ khả năng một cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Hiện thời thì chỉ mới nói đến Mêhicô nhưng chính sách bảo hộ sẽ lan ra những nước có thặng dư thương mại với Mỹ và Đức là nước Châu Âu dễ kích động Trump nhất vì xuất sang Mỹ nhiều hơn là nhập từ Mỹ. Và nếu áp dụng chính sách bảo hộ thì Đức sẽ mất 1 triệu công việc làm trong các công ty xuất khẩu. Riêng ngành xe hơi xuất sang Hoa Kỳ sử dụng 200.000 người.

Nhiều người đang tự lên tinh thần : Thì đi tìm khách hàng khác ! Thế nhưng điều này không dễ.

Trung Quốc khéo lợi dụng thời cơ

Trung Quốc dĩ nhiên nằm trong tầm nhắm của ông Trump, nhưng thái độ co cụm của Mỹ đã bị Trung Quốc khai thác. Trích dẫn tờ Minh báo Hồng Kông, bài viết nhắc lại phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình ở Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos (Thụy Sĩ) ngày 17/01, đã lên tiếng bảo vệ toàn cầu hóa kinh tế, ca ngợi tự do mậu dịch, gây hứng thú, nơi cử tọa vốn lo âu trước hướng đi của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Không nêu đích danh tổng thống Mỹ, nhưng ông Tập Cận Bình cho là bảo hộ mậu dịch là tự khép mình trong phòng kín. Phải biết giữ lời hứa, phải tôn trọng luật chơi, không thể chấp nhận hay bãi bỏ tùy hứng. Ông còn hứa « Trung Quốc luôn mở cửa, không bao giờ khép lại ».

Trung Quốc đã thông báo một số điều kiện cho các công ty nước ngoài vào Trung Quốc về vốn liếng hay vấn đề niêm yết ở thị trường chứng khoán Trung Quốc. Trung Quốc đã cố cho thấy mình sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của một cường quốc.

Trump quả là đã tạo điều kiện cho Tập Cận Bình trên trường quốc tế. Trước một Trump khó lường, một Châu Âu đón làn sóng tỵ nạn ồ ạt và nghèo đi, chủ nghĩa dân túy lan tràn, và đứng bên bờ tan rã, thì ông Tập Cận Bình đề nghị thế giới đi theo mô hình Trung Quốc.

Nhưng tờ Minh Báo cũng nhắc nhở lãnh đạo Trung Quốc là phải hiểu rằng nếu chỉ dựa trên sức mạnh kinh tế, quân sự, thì chưa đủ mà còn phải cho thấy làm cách nào nâng cao khả năng điều hành đất nước trên bình diện đổi mới định chế, tỏ sự bao dung đối với con người.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/phap/20170211-trump-bao-ho-mau-dich-my-cung-bi-hai )

hoaiviet

02-13-2017, 08:51 AM

Hội thảo về các sắc lệnh mới của TT Trump ảnh hưởng đến người Việt sống tại Mỹ
- Cộng Đồng Việt hiện có 12,000 người đã nằm trong danh sách bị trục xuất
- Những thường trú nhân hay về VN có thể bị trục xuất
- Những thường trú nhân bị phát giác lạm dụng các chương trình trợ cấp xã hội sẽ bị trục xuất
Bài THANH PHONG
WESTMINSTER - Vào lúc 6 giờ chiều Thứ Năm, ngày 9 tháng 2, 2017, hội BPSOS, Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á Châu (Advancing Justice - OC), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc Á Châu Tại Quận Cam (APABA), Đoàn Luật Sư Người Mỹ Gốc Việt Tại Miền Nam Cali (VABASC), đã cùng tổ chức buổi hội thảo về các Sắc Lệnh mới ban hành của Tổng Thống Donal Trump, nhằm giúp cộng đồng người Việt tại Quận Cam biết chi tiết của mỗi sắc lệnh hầu tránh bị ảnh hưởng nặng nề bởi các sắc lệnh chi phối. Buổi hội thảo diễn ra tại hội trường báo Người Việt với gần 50 người tham dự.
Hai thuyết trình viên là cô Kim Lưu Nguyễn, Esq (Founder/Managing Partner) của KLN Firm và cô Jacqueline Dan (Đan Thanh Giang) của Advancing Justice - OC. Hai thuyết trình viên đều là người Mỹ gốc Việt nhưng thuyết trình bằng Anh ngữ với sự thông dịch của cô Trang Khanh và anh Công. Một số luật sư người Mỹ gốc Việt ngồi ở các bàn phía sau để ai có vấn đền riêng tư muốn tham khảo với luật sư thì sau khi thuyết trình chấm dứt, các luật sư sẽ trả lời từng người.
Cô Kim Lưu Nguyễn, người thuyết trình trước tiên, trình bày chi tiết về ba Sắc Lệnh:
Sắc lệnh 1: Vấn Đề An Ninh Biên Giới. Ngoài việc xây bức tường giữa Mỹ và Mễ Tây Cơ, Tổng Thống Trump ra lệnh xây một số nhà tạm giữ mới ở các nơi xa, vì những nhà giam ở California đã không còn chỗ chứa. Nên nếu chúng ta có người thân ở trong tình trạng chờ bị trục xuất thì sẽ phải tạm giữ ở các nơi rất xa. Tổng thống cũng ra lệnh cho các tiểu bang cũng như địa phương có quyền thi hành lệnh trục xuất. Chính phủ sẽ mướn 5,000 người canh giữ biên giới và mướn 10,000 nhân viên di trú để truy xét các người nhập cư vi phạm pháp luật dù chi là tội nhẹ cũng bị trục xuất.
Sắc Lệnh thứ 2: trước thời Tổng Thống Obama, chỉ những tội nặng như giết người, cướp của, hiếp dâm mới bị trục xuất, nay Tổng Thống Trump thay đổi như sau:
-Tất cả cá nhân không cần biết lớn hay nhỏ nếu vi phạm là bị trục xuất.
-Các cá nhân nào sắp bị tuyên án sẽ bị chú tâm đưa vào danh sách trục xuất.
-Những người nào từ trước đến nay chưa bị bắt nhưng bị xem là có vi phạm cũng bị trục xuất, (thí dụ ăn cắp một vật nhỏ trong siêu thị).

Từ bên phải là hai thuyết trình viên Jacqueline Đan và Kim Lưu Nguyễn, và cô thông dịch viên Trang Khanh trong buổi hội thảo được tổ chức tại hội trường nhật báo Người Việt chiều thứ Năm. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
-Những cá nhân nào gian lận với chính phủ như làm nhiều tiền mà khai ít để hưởng các chương trình trợ cấp xã hội như Food Stamp, Medical; dụng cụ y tế; những người ở nhà sang trọng đi xe Lexus mà xin trợ cấp gia cư housing sẽ bị truy xét trục xuất.
-Những cá nhân nào trước đây bị kêu án trục xuất, nay những người đó sẽ là những thành phần ưu tiên bị trục xuất trước. Một chứng minh cụ thể là một bà mẹ ở Arizona có lệnh trục xuất 8 năm trước thì ngày hôm qua, 8 tháng 2, 2017 đã bị trục xuất. Họ không quan tâm đến gia đình cô ta, cũng không cần biết cô ta đã có gia đình ở Mỹ, họ chỉ thi hành sắc lệnh cuả TT Trump.
Sắc Lệnh thứ 3 liên quan đến du lịch: Ngoài sắc lệnh cấm người ở bảy quốc gia nhập cảnh Hoa Kỳ như mọi người đều biết, TT Trump còn ra lệnh tạm hoãn chương trình tỵ nạn, tính luôn cả người tỵ nạn Việt Nam. Mặc dù sắc lệnh này đã bị một số tiểu bang kháng nghị, và trong cùng ngày thứ Năm, một quan toà đã tuyên bố sắc lệnh này không thể thi hành nên những người đã có hồ sơ nhập cảnh chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng chỉ là tạm thời, nhưng đã gây hỗn loạn, lo âu trong hai tuần qua. Vì thế, theo cô, chúng ta sẽ bị trở ngại khi đi du lich.
Thuyết trình viên nói tiếp: Rất nhiều người Việt muốn về thăm gia đình, bạn bè và quê hương nhưng lúc này không phải là thời điểm tốt để về Việt Nam. Khi thật sự cần thiết thì mới đi. Những người có thẻ xanh mà về VN nhiều lần, ở lâu quá hết tháng này sang tháng khác, theo luật mới sẽ bị truy nã. Họ sẽ đưa đến một nơi để thẩm vấn và sẽ phải trả lời rất nhiều câu hỏi. Nếu nêu lý do chính đáng để xin hủy quốc tịch Hoa Kỳ, người đó vẫn phải trở lại Mỹ, và Sở Di Trú sẽ đưa tên vào danh sách bị trục xuất.
Nên nhớ, các nhân viên Sở Di Trú Canada và Mexico có rất nhiều quyền hạn và quyền lực để truy xét, cho dù họ chỉ nghi ngờ họ vẫn có quyền làm thủ tục trục xuất, lúc đó quý vị phải tốn rất nhiều tiền cho luật sư can thiệp để được ở lại Mỹ. Tốt hơn hết, ai về Việt Nam nên làm một lá đơn xin “tái nhập cảnh.” Nếu quý vị đi lại VN nhiều lần, họ có lý do để đặt vấn đề với quý vị.
Có những người đã bị tạm giữ 24 tiếng đồng hồ mà không cho ăn uống gì hết; có người bị tạm giữ bảy, tám tiếng rồi họ mới cho đi, nên quý vị cần cẩn thận khi đi du lịch để tránh mọi bất trắc có thể xảy ra. Những điều trên chỉ áp dụng với các thường trú nhân có thẻ xanh. Người có quốc tịch Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng.
Thuyết trình viên thứ hai là cô Jacquelin Dan. Cô cho biết những điều như sau.
Hiện tại cộng đồng mình có 12,000 người nằm trong danh sách bị trục xuất. Có người đã bị giam cả 10 năm vì Việt Nam không chịu nhận họ. Nhưng Mỹ và Việt Nam đã ký Nghị Định nhận người bị trục xuất. Việt Nam đặt điều kiện chỉ nhận những người đã từng sống ở Việt Nam, có Chứng Minh Nhân Dân. Không nhận người sanh ở các trại tỵ nạn hay nước ngoài. Tuy nhiên chính phủ Trump có thể gây áp lực với nhà cầm quyền CSVN buộc phải nhận thêm người bị trục xuất, vì thế 12,000 người này theo sắc lệnh mới cuả TT Trump họ sẽ bị ưu tiên trục xuất.
Có một số người không nhận được giấy tờ của Sở Di Trú do gia đình lục đục, bị người nhà giấu thư không đưa nên không biết để trả lời Sở Di Trú, không biết ngày gọi đi thi quốc tịch v.v.. Những ai nghĩ mình có vấn đề với Sở Di Trú hãy nhanh chóng tìm gặp Luật Sư Di Trú để can thiệp.
Thuyết trình viên nói, ở đây mình có rất nhiều văn phòng luật sư nhưng một số văn phòng không có luật sư chuyên về luật di trú. Những người làm cố vấn di trú không phải luật sư, họ không thể làm những việc của một luật sư di trú được, cũng giống như mình không muốn một y tá mổ tim cho mình thì việc cần một luật sư chuyên về di trú cũng quan trọng như vậy.
Quý vị cũng cần cảnh giác, nếu quý vị đã có quốc tịch Mỹ, nếu khi có người mặc quần áo, mang phù hiệu của Sở Di Trú đến gõ cửa, mình đừng vội mở, phải nói với họ đưa giấy tờ của toà án qua cưả sổ hay dưới cửa chính cho mình xem trước. Nếu là giấy tòa án thì phải có chữ ký cuả chánh án, và tên họ, điạ chỉ cuả mình phải đúng. Nếu không, mình không phải trả lời cũng không phải mở cửa.
Hiện nay, người có quốc tịch Hoa Kỳ vẫn có thể bảo lãnh cha mẹ, con cái chưa lập gia đình, người có quốc tịch Mỹ có quyền bảo lãnh vợ, chồng, hôn thê, hôn phu nhưng các nghị sĩ Cộng Hòa đang dự định đưa ra một số thay đổi liên quan đến việc bảo lãnh cha mẹ, con cái.
Nếu quý vị là nạn nhân buôn người, nạn nhân bạo hành trong gia đình, hay nghĩ rằng khi về Việt Nam sẽ bị chính quyền cộng sản đàn áp, bắt bớ, bạn có thể làm đơn xin tỵ nạn chính trị, nhưng việc này không đơn giản.
Nếu ai đang có thẻ xanh, thuyết trình viên khuyên hãy gấp rút xin thi quốc tịch, và mọi vấn đề liên quan đến di trú, xin nhớ hãy tìm đến các luật sư di trú. Bạn có thể vào trang mạng cuả Luật Sư Đoàn Hoa Kỳ để biết ai là luật sư di trú.
Vì luật di trú còn rất mới mẻ mà chính quyền lại rất mạnh tay, nên nhiều kẻ xấu đang lợi dụng để làm tiền quý vị. Nếu có các vấn đề mà hai thuyết trình viên vừa nêu, xin hãy gặp luật sư di trú.
Quý vị cũng có thể gọi các số điện thoại sau đây để được giúp đỡ:
-Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á Châu: TiếngViệt 1-800-267-7395, tiếng Anh 1-888-349-9695.
-Đan Thanh Giang (Jacqueline Dan) (714) 587-2050 ext. 821
-Kim Lưu Nguyễn, Esq số (626) 656-3578.
-BPSOS số (714) 897-2214

*********************************************
Lời bàn của cớ zìn 5Cam:

- He he he, người Mẽo gốc Việt đâu, nhảy ra nhiều nhiều thêm đi, vuốt đuôi lão Trùm giùm thêm tí nữa .....Từ ngày lão Trùm lên, không biết ở đâu chui ra như kiến, vuốt đuôi lão Trùm còn hơn vuốt đít đĩ ....:z19:

Yay, Make America Racist Again ....

Triển

02-13-2017, 09:05 AM

Hội thảo về các sắc lệnh mới của TT Trump ảnh hưởng đến người Việt sống tại Mỹ
- Cộng Đồng Việt hiện có 12,000 người đã nằm trong danh sách bị trục xuất

Gia đình một anh chị bạn của chúng tôi thoát nạn nhờ Obama. Anh chị này mấy chục năm trước khi đi vượt biên muốn được đi nhanh khỏi Phi Luật Tân nên chọn xin đi Đức vì có con nhỏ. Sang đây sống được hơn 10 năm lại muốn đi đoàn tụ với đại gia đình ở Mỹ nên kéo nhau qua Mỹ, ở qua ngày đoạn tháng. Cứ mỗi năm lại gia hạn giấy tờ, đời sống bấp bênh, nhà xe có đủ nhưng không có giấy tờ vĩnh viễn. 2 năm trước, 2015 nhờ có dịp Obama ân xá, gia đình anh chị này được cấp giấy tờ đàng hoàng sau gần 25 năm. Anh chị mừng quá trời điện thoại nói chuyện với chúng tôi cả ngày trời.

Đúng là quá may mắn cho họ, nếu không bây giờ chắc tiêu một gia đình 5 mạng rồi. Bị đuổi trở lại Đức không biết họ sẽ phải ra sao.

RaginCajun

02-13-2017, 09:21 AM

Gia đình một anh chị bạn của chúng tôi thoát nạn nhờ Obama. Anh chị này mấy chục năm trước khi đi vượt biên muốn được đi nhanh khỏi Phi Luật Tân nên chọn xin đi Đức vì có con nhỏ. Sang đây sống được hơn 10 năm lại muốn đi đoàn tụ với đại gia đình ở Mỹ nên kéo nhau qua Mỹ, ở qua ngày đoạn tháng. Cứ mỗi năm lại gia hạn giấy tờ, đời sống bấp bênh, nhà xe có đủ nhưng không có giấy tờ vĩnh viễn. 2 năm trước, 2015 nhờ có dịp Obama ân xá, gia đình anh chị này được cấp giấy tờ đàng hoàng sau gần 25 năm. Anh chị mừng quá trời điện thoại nói chuyện với chúng tôi cả ngày trời.

Đúng là quá may mắn cho họ, nếu không bây giờ chắc tiêu một gia đình 5 mạng rồi. Bị đuổi trở lại Đức không biết họ sẽ phải ra sao.

Về lại VN thì mới gọi là tiêu chứ còn về lại Đức là được, không phải là bị bác ạ

Triển

02-13-2017, 09:30 AM

Về lại VN thì mới gọi là tiêu chứ còn về lại Đức là được, không phải là bị bác ạ

Gần 70 tuổi về lại Đức chỉ còn nước ngồi nhà chứ đâu làm được gì nữa. Còn mấy đứa nhỏ thì nay chúng nó cỡ 35, 36 tuổi thì họa may còn cơ hội. Chỉ sợ trở lại Đức, trước hết phải ngồi tù vì di dân bất hợp pháp. Hoặc là Đức nổi điên đuổi luôn về VN vì hai anh chị này và mấy đứa nhỏ hồi xưa chưa có nhập tịch Đức.

Đúng là ổng bả và mấy đứa con quá may mắn.

gun_ho

02-13-2017, 09:43 AM

Về lại VN thì mới gọi là tiêu chứ còn về lại Đức là được, không phải là bị bác ạ

Chí phải. Mỹ đang bị lão ma đầu và vây cánh lũng đoạn. Ở xứ đó làm chi?

Đậu

02-13-2017, 09:54 AM

Hội thảo về các sắc lệnh mới của TT Trump ảnh hưởng đến người Việt sống tại Mỹ

*********************************************
Lời bàn của cớ zìn 5Cam:

- He he he, người Mẽo gốc Việt đâu, nhảy ra nhiều nhiều thêm đi, vuốt đuôi lão Trùm giùm thêm tí nữa .....Từ ngày lão Trùm lên, không biết ở đâu chui ra như kiến, vuốt đuôi lão Trùm còn hơn vuốt đít đĩ ....:z19:

Yay, Make America Racist Again ....

Tình hình giống y chang sau ngày 30 tháng 4 ở Việt nam năm nào. Ngày vc chiếm saigon, thì làng xóm tớ lòi ra dăm anh vc nằm vùng.

Triển

02-13-2017, 10:01 AM

Tình hình giống y chang sau ngày 30 tháng 4 ở Việt nam năm nào. Ngày vc chiếm saigon, thì làng xóm tớ lòi ra dăm anh vc nằm vùng.

Những người đó gọi là "cách mạng 30". :)

Dẫn bọn đầu trâu chỉ điểm đi đánh tư sản.

Triển

02-13-2017, 10:10 AM

Chí phải. Mỹ đang bị lão ma đầu và vây cánh lũng đoạn. Ở xứ đó làm chi?

Những người ở Châu Âu mà bỏ đi Mỹ kiểu Thành Được, Hương Lan .v.v.v là Thành Được không sống được ở Đức còn Hương Lan không sống được ở Pháp với cái nghề của họ. Rào cản ngôn ngữ, trình độ và nghề nghiệp giới hạn thì khó sống ở các nước Tây Âu không nói tiếng Anh: Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Hòa Lan, Pháp, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Ý, Lục Xâm Bảo, Bỉ. Anh ngữ rất dễ, nhưng tất cả ngôn ngữ các nước vừa kể không dễ nuốt đâu. Cho nên họ phải tìm cách đi sang Mỹ, gần cộng đồng người Việt, có người ở mấy chục năm ở Mỹ cũng không biết tiếng Anh luôn. Vấn đề chính của họ là khó khăn hội nhập. Cho nên đi quốc gia nào cũng sẽ gặp khó khăn vì không theo được người bản xứ, chỉ cậy vào cộng đồng người Việt mà thôi.

Những hạng người như vầy thông thường không có ý thức chính chị chính em gì. Họ chỉ sống sao an phận và sống được. Gió chiều nào thì họ phất chiều ấy. Miễn sao họ sống được thì thôi. Trên thực tế họ cũng không sai gì vì lý do cá nhân.

hoaiviet

02-13-2017, 10:46 AM

Cổ Đỏ ….(Red Neck)

Dân lao động, nông dân, Mỹ trắng bảo thủ sống đa số nơi miền Nam nước Mỹ, dãi nắng dầm sương, cổ bị cháy nắng nên màu da từ trắng biến ra đỏ ….(Red Neck)
Dần dần, thành ngữ “red neck” trở thành một danh từ mang tính châm biếm, diễu cợt, ám chỉ những nông dân, lao động Mỹ trắng miền Nam với bản chất vô cùng bảo thủ, và đôi khi rất kỳ thị …..

Tháng 6 năm 1975 …

Đoàn xe bus học trò (school bus) gồm năm chiếc, đưa chúng tôi, những người Việt tỵ nạn đợt đầu tiên từ phi trường Little Rock về trại tỵ nạn Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas, tuyến đường đi mất khoảng gần 2 giờ.
Phi cơ từ phi trường Anderson, Guam về Little Rock rất sớm, nên mới khoảng 8 giờ sáng là tụi tôi có mặt tại cổng trại Fort Chaffee, chúng tôi xuống xe bus sắp hàng vào trại, khoảng trên 300 người rồng rắn, trong bụng hớn hở nhưng mặt mày rất lo âu vì lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, không biết tương lai sẽ ra sao, thật tình là không biết cái con mẹ gì về đất nước này cả chứ không phải như bây giờ ….

Chào chúng tôi ngay tại cổng, một bên có khoảng 40 người Mỹ trắng với bảng hiệu nhà thờ (Baptist, Lutheran ……), và “welcome to your new home” với nước chai, trái cây, và quần áo cũ để trên ba cái bàn dài. Một bên là khoảng 10 người, cũng Mỹ trắng, tay cầm bảng “Go home, we don’t want you”, “send Vietnamese back to Vietnam” ….

Chắc chắn 100% là lúc đó tụi tôi hòan toàn vô khái niệm về cộng hòa, dân chủ, bảo thủ, cấp tiến ….cũng như hiểu thế nào là nền tảng cũng như lý tưởng của 2 đảng chính nơi đất Mỹ, …nhưng chúng tôi hiểu rằng những người Mỹ cầm bảng này không muốn chúng tôi đến đất nước họ. Không biết bao nhiêu trong số chúng tôi nghĩ đến 2 chữ “kỳ thị”, nhưng có một vài anh sắp hàng trước mặt tôi đã thốt lên: “ĐM mấy thằng Mỹ kỳ thị chủng tộc” …

Cả ngày hôm đó, tất cả chúng tôi (mà tôi dám cam đoan tất cả người Việt tỵ nạn nếu có mặt hôm đó) chỉ ghé lại phía bên người Mỹ nhà thờ, nhận nước, trái cây, quần áo cũ …và lon ton vô trại …, không thấy ai ghé lại bắt tay mấy ông Mỹ cầm bảng và nói rằng, “tôi hiểu các ông, tôi sẽ ra phi trường về lại VN vì các ông đang làm cho đất nước các ông vĩ đại” (You are making America great).

Hơn 40 mươi năm, thế hệ người Việt tỵ nạn đầu tiên đa số giờ đã an cư, lạc nghiệp, con cháu thành tài, giàu có nơi đất Mỹ, chúng ta đã hiểu nhiều hơn thế nào là cộng hòa, dân chủ, bảo thủ, cấp tiến ….nhưng cá nhân tôi có lẽ sẽ không bao giờ hiểu rằng, lý do nào đã bẻ một số người Việt tỵ nạn trở thành những người “cổ đỏ”.

Hôm nay, với đợt sóng người tỵ nạn mới đến từ những quốc gia tang tóc vì chiến tranh, không biết các anh có dám cầm bảng hiệu : ”Go home, we don’t want you” hay “Send Syrian back to Syria” …v.v.. ra chào đón họ hay không, họ chẳng làm gì các anh, nhưng chắc chắn trong số họ sẽ có người thốt lên: “ĐM mấy thằng Mỹ kỳ thị chủng tộc”, nếu các anh hiểu được tiếng của họ …

ntđl

02-13-2017, 11:04 AM

*

Mấy ông nghỉ xả hơi chút nghe nhạc tình heng.
Valentine rời, một năm chỉ có một ngày thôi.

Nhơn tiện nhờ thày năm ngó mắt kiếm dùm bên bển, coi Werner Thomas Mifune cỡi cello chầu trời hồi nào..
Bên đay tui bận bịu việc nhà thành hổng hay hổng biết. Werner Thomas Mifune chỉ lòng vòng châu âu thôi chớ hổng đi xa, nhứt là sang mỹ. Thành ra tin tức tài liệu về ông rất hiếm.
Cám ơn thày năm trước heng.

Be My Valentine.

:z57:

https://www.youtube.com/watch?v=-1-PF2kt2jg

ốc

02-13-2017, 11:13 AM

Hội thảo về các sắc lệnh mới của TT Trump ảnh hưởng đến người Việt sống tại Mỹ
- Cộng Đồng Việt hiện có 12,000 người đã nằm trong danh sách bị trục xuất
- Những thường trú nhân hay về VN có thể bị trục xuất
- Những thường trú nhân bị phát giác lạm dụng các chương trình trợ cấp xã hội sẽ bị trục xuất

Em hy vọng Canada sẽ nhận họ. Từ xưa đến nay chính phủ Canada rất là nhân đạo, cái giống gì Mỹ chê thì Canada cũng nhận hộ. Như bản tin BBC này:

Crossing the border: US migrants seek refugee status in Canada (http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38960035)

Triển

02-13-2017, 11:55 AM

*
Nhơn tiện nhờ thày năm ngó mắt kiếm dùm bên bển, coi Werner Thomas Mifune cỡi cello chầu trời hồi nào..
Bên đay tui bận bịu việc nhà thành hổng hay hổng biết. Werner Thomas Mifune chỉ lòng vòng châu âu thôi chớ hổng đi xa, nhứt là sang mỹ. Thành ra tin tức tài liệu về ông rất hiếm.
Cám ơn thày năm trước heng.

FAKE NEWS! Ma đàm ơi, sao dưng nói ổng chết? :z40:

Triển

02-13-2017, 11:58 AM

Hôm nay, với đợt sóng người tỵ nạn mới đến từ những quốc gia tang tóc vì chiến tranh, không biết các anh có dám cầm bảng hiệu : ”Go home, we don’t want you” hay “Send Syrian back to Syria” …v.v.. ra chào đón họ hay không, họ chẳng làm gì các anh, nhưng chắc chắn trong số họ sẽ có người thốt lên: “mấy thằng Mỹ kỳ thị chủng tộc”, nếu các anh hiểu được tiếng của họ …

Phải họ nói Mỹ cũng đỡ. Thường thì họ giòm Việt Nam trân mà cứ nói người tàu mới quê cô đơn bạo nữa.:z14:

Triển

02-13-2017, 09:14 PM

Trump có rất ít lựa chọn trước thách thức tên lửa Bắc Triều Tiên

Trọng Thành
Đăng ngày 13-02-2017
Sửa đổi ngày 13-02-2017 14:54

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-13t083610z_2053920748_rc1151af4540_rtrmadp_3_north korea-missles.jpg
Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa Pukguksong-2. (Ảnh KCNA công bố ngày 13/02/2017)
KCNA/Handout via Reuters

Bắc Triều Tiên thử tên lửa lần đầu tiên kể từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Vụ thử xảy ra ngay sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố liên minh với Nhật Bản là « trụ cột của hòa bình và ổn định trong vùng », ngày 11/02/2017, nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Shinzo Abe.

Những phản ứng đầu tiên của ông Trump về vụ Bình Nhưỡng thử tên lửa được đánh giá là hết sức chừng mực. Theo các nhà quan sát, chính quyền Trump dường như không có nhiều lựa chọn trước Bắc Triều Tiên, vốn coi sở hữu vũ khí hạt nhân như điều kiện sống còn của chế độ, và trong lúc Trung Quốc không từ bỏ các hậu thuẫn dành cho đồng minh Đông Bắc Á.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trước các nhà báo tại Florida, với sự có mặt của thủ tướng Nhật Shinzo Abe : « Tôi chỉ muốn tất cả mọi người biết và hiểu thực sự rằng Hoa Kỳ đứng sau Nhật Bản 100% ». Giới chuyên gia so sánh với tuyên bố của ông Trump sau khi Iran thử tên lửa mới đây. Lần này, tổng thống Mỹ nói hết sức ngắn gọn, không hề trực tiếp nhắc đến Bình Nhưỡng, khác hẳn với trường hợp Teheran. Chính quyền Mỹ nhìn chung rất kiệm lời trước thách thức mới từ Bắc Triều Tiên.

Bà Bonnie Glaser, giám đốc dự án China Power, thuộc CISI – Trung Tâm Chiến Lược và Quốc Tế, một viện tư vấn có trụ sở tại Washington, được Reuters trích dẫn,cho rằng « các lựa chọn của ông Trump là rất giới hạn », cho dù trong quá trình tranh cử tổng thống, Donald Trump tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với chế độ Bắc Triều Tiên.

Theo một giới chức chính quyền Mỹ, các chính sách với Bình Nhưỡng của tân tổng thống sẽ không khác biệt đáng kể với cuốn cẩm nang ứng xử, đã được hoạch định dưới thời Barack Obama. Chiến lược gia tăng trừng phạt, đồng thời mở cửa cho Bắc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán sáu bên, trên thực tế đã không làm thay đổi được quyết tâm sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Bình Nhưỡng, có khả năng tấn công Hoa Kỳ.

Vẫn theo Reuters, các cộng sự của tổng thống Mỹ tuyên bố Washington sẽ hoạch định một chiến lược cứng rắn hơn chính sách thời Obama, vốn được mệnh danh là « sự kiên nhẫn về chiến lược ». Một quan chức Hoa Kỳ xin ẩn danh cho biết là chính quyền Trump đang chờ đợi Bình Nhưỡng « khiêu khích » như thế nào và sẽ xem xét một loạt các biện pháp đối phó. Nhìn chung các hành động cũng vẫn sẽ vừa đủ ở mức thể hiện là Mỹ rất cương quyết, nhưng tránh mọi động thái khiến căng thẳng leo thang.

Cụ thể là, để răn đe Bình Nhưỡng, Mỹ có thể tiếp tục xiết chặt các kiểm soát về tài chính theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, tăng cường hiện diện của hải quân và không quân, gia tăng tập trận phối hợp xung quanh vùng biển Triều Tiên, đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mới THAAD tại Hàn Quốc, không kể đến việc tăng cường sức mạnh quân sự nói chung.

Chính quyền Trump vừa nhậm chức đang lúng túng trong hàng loạt vấn đề quốc tế. Tân ngoại trưởng Rex Tillerson mới tuyên thệ nhậm chức ngày 01/02, hiện chưa có người phó, cũng như một ê kíp cố vấn thực thụ. Một số người không loại trừ khả năng tổng thống Trump sẽ một lần nữa sử dụng Twitter để thể hiện lập trường mạnh mẽ làm bình phong, vào lúc chiến lược mới với Bắc Triều Tiên đang trong giai đoạn xây dựng.

Trung Quốc là một ẩn số chủ yếu trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Rất nhiều chính trị gia cho rằng Bắc Kinh có vai trò quyết định trong các chính sách của cộng đồng quốc tế đối với Bình Nhưỡng, do mối quan hệ mật thiết về kinh tế và chính trị của Trung Quốc với đàn em Đông Bắc Á. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cũng giống như tiền nhiệm Obama, tân tổng thống Mỹ rất ít có khả năng thuyết phục được Bắc Kinh xiết chặt gọng kìm với Bình Nhưỡng hơn nữa, bởi Trung Quốc sợ các ảnh hưởng dây chuyền nếu chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ (do cấm vận hoặc do bán đảo Triều Tiên thống nhất). Câu hỏi đặt ra là : Liệu tân chính quyền Trump có tính đến việc gia tăng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các doanh nghiệp và cơ sở trợ giúp chương trình tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mà khá nhiều trong số đó nằm tại Trung Quốc?

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170213-trump-co-rat-it-lua-chon-truoc-thach-thuc-ten-lua-bac-trieu-tien )

Triển

02-13-2017, 09:48 PM

Đưa tin có bình luận. Bài báo bên dưới này của đài Pháp Á có hơi hám bình luận thêm vào. Chuyện là ông tổng thống cũ mệt mỏi rồi, già rồi, nên từ chức không muốn làm thêm nhiệm kỳ nữa. Nên Đức phải bầu tổng thống mới. Ông tân tổng thống này là cựu ngoại trưởng, thuộc đảng SPD (Xã hội Dân chủ), đảng đối lập với đảng CDU (Dân chủ Thiên Chúa Giáo) của bà Merkel. Nay ông cựu ngoại trưởng lên làm tổng thống trên thực tế không có thực quyền. Cũng như bà hoàng bên Anh đi du hí cho vui thôi. Còn chuyện chống Trâm thì cả thế giới đều chống chính sách của Trâm chứ huống gì ông này thuộc đảng Xã hội Dân chủ là còn phê bình Trâm bạo nữa. Đọc cái tít bài báo nghe như là bầu tổng thống lên để có tiếng nói chống Trâm vậy. Không phải vậy đâu. :z45:

Đức bầu một chính khách “chống Trump” lên làm tổng thống

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 12-02-2017
Sửa đổi ngày 12-02-2017 15:46

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-12t135645z_439742940_lr1ed2c12qan1_rtrmadp_3_germa ny-president_0.jpg
Ông Frank-Walter Steinmeier ( giữa) nhận hoa chức mừng đắc cử tổng thống Đức sau cuộc bầu chọn tại Hạ viện ngày12/02/2017.
REUTERS/Hannibal Hanschke

Ngày 12/02/2017, hơn một ngàn đại cử tri tại Đức đã cử cựu ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier lên làm tổng thống nước Đức. Nhân vật này đã được báo chí Đức mô tả như là một người có quan điểm « chống Trump » sau khi đã liên tiếp có những phát biểu phê phán nhắm vào tân tổng thống Mỹ.

Ông Frank-Walter Steinmeier đã đắc cử tổng thống Đức với 75% số phiếu của hội nghị đại cử tri bao gồm 1.240 đại biểu, chủ yếu là nghị sĩ thuộc hai viện Quốc Hội Đức, cùng với một số đại diện của xã hội dân sự.

Kết quả này không có gì lạ vì cựu ngoại trưởng Steinmeier, năm nay 61 tuổi, đã được hậu thuẫn của đảng Dân Chủ Xã Hội SPD của ông, cũng như đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU của thủ tướng Angela Merkel. Hai đảng này cộng lại chiếm đa số trong số đại cử tri.

Theo Hiến Pháp Đức, chức vụ tổng thống chỉ mang tính chất hình thức, còn thực quyền nằm trong tay thủ tướng và Quốc Hội. Tuy nhiên, tổng thống được xem là biểu tượng cho thẩm quyền đạo đức của đất nước.

Trong phát biểu đầu tiên của ông trong tư cách tổng thống Đức, ông Steinmeier đã tránh không đề cập trực tiếp đến tình hình tại Hoa Kỳ, nhưng đã kêu gọi « bảo vệ » nền « dân chủ và tự do » khi các giá trị này bị thử thách.

Ông nhấn mạnh : « Khi nền móng (dân chủ) bị lung lay, hơn bao giờ hết chúng ta cần củng cố nó ». Đối với ông « sự gắn kết xã hội » là điều tối cần thiết « vào thời kỳ nhiễu nhương hiện nay khi thế giới dường như không xoay tròn lắm ».

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170212-duc-cu-mot-chinh-khach-%E2%80%9Cchong-trump%E2%80%9D-len-lam-tong-thong )

hoài vọng

02-13-2017, 11:51 PM

Đưa tin có bình luận. Bài báo bên dưới này của đài Pháp Á có hơi hám bình luận thêm vào. Chuyện là ông tổng thống cũ mệt mỏi rồi, già rồi, nên từ chức không muốn làm thêm nhiệm kỳ nữa. Nên Đức phải bầu tổng thống mới.

Phải cho qua Việt Nam " học tập " lời 3 Dũng : Đảng giao nhiệm vụ thủ tướng cho tôi ...v..v...v...

Triển

02-13-2017, 11:53 PM

Phải cho qua Việt Nam " học tập " lời 3 Dũng : Đảng giao nhiệm vụ thủ tướng cho tôi ...v..v...v...

:z14:

Triển

02-14-2017, 01:11 AM

#BànTayNhúngChàm

Thành phần siêu việt cố vấn, chưa vấn đã cố, bây giờ thì hố rồi.

Flynn từ chức!

https://pbs.twimg.com/media/C4mPgvLW8AESRx4.jpg:large

(* nguồn: https://twitter.com/ZekeJMiller/status/831353443059118082/photo/1?ref_src=twsrc%5Etfw )

Đậu

02-14-2017, 05:05 AM

Sao chưa thấy chị Con Quay từ chức vị nhầm việc nhà ra việc nước kỳ rồi. Chắc là chị chưa nhận ra chỗ sai nhầm chăng?

ốc

02-14-2017, 07:45 AM

Sao chưa thấy chị Con Quay từ chức vị nhầm việc nhà ra việc nước kỳ rồi. Chắc là chị chưa nhận ra chỗ sai nhầm chăng?

Em nghĩ chị ấy rất xuất sắc trong vai trò hoạt náo viên, không cần vội vã từ chức vì một nhời rao hàng không đúng lúc. She has more to offer. Stay tuned.

Triển

02-14-2017, 08:49 AM

Thầy Ốc thích coi hài dài tập.

ốc

02-14-2017, 09:32 AM

Tập 26:

Lệnh cấm lại bị cấm: http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38972180

Thêm một toà án Liên bang (ở Virginia) kết luận là cái lệnh cấm người từ 7 nước đạo Hồi của ông Trùm đi ngược đường lối của Hiến pháp Mỹ về cái khoản tự do tôn giáo.

Maximum power does not mean absolute power.

Triển

02-14-2017, 09:56 AM

Tập 26:

Lệnh cấm lại bị cấm: http://www.bbc.com/news/world-us-canada-38972180

Thêm một toà án Liên bang (ở Virginia) kết luận là cái lệnh cấm người từ 7 nước đạo Hồi của ông Trùm đi ngược đường lối của Hiến pháp Mỹ về cái khoản tự do tôn giáo.

Nói cho ngắn gọn là vi phạm hiến pháp. Vi hiến.

Tổng thống mà vi hiến!

Cần bao nhiêu cái vi hiến nữa thì mới có vụ Impeachment? Bãi nhiệm?

ốc

02-14-2017, 11:40 AM

Vi phạm hiến pháp thì chỉ bị quê độ chút thôi, chưa đủ độ. Vi phạm luật pháp mới nặng độ.

Các cụ bảo bảy mươi chưa gọi là lành. Đàng này người ta mới có tập 26 thôi à. Nói như cụ Nguyễn Du thì "Còn nhiều cắn rứt ngậm ngùi về sau."

Triển

02-14-2017, 09:15 PM

Vi phạm hiến pháp thì chỉ bị quê độ chút thôi, chưa đủ độ. Vi phạm luật pháp mới nặng độ.

Các cụ bảo bảy mươi chưa gọi là lành. Đàng này người ta mới có tập 26 thôi à. Nói như cụ Nguyễn Du thì "Còn nhiều cắn rứt ngậm ngùi về sau."

Vậy là hiến pháp đặt ra để coi cho vui thôi hả? Không có phương pháp "bảo hiến" hả?

Mới có tập 26 thôi nghĩa là còn vụ "hồi sau sẽ rõ" hả?

Triển

02-14-2017, 09:19 PM

Trump đang vi hiến

https://www.danluan.org/files/timgs/cole_1-022317.jpg

David Cole
Nguyễn Huy Hoàng chuyển ngữ

Khi trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ năm 2009, Barack Obama đã bổ nhiệm Norman Eisen, một “cố vấn đặc biệt về đạo đức và chính phủ,” nhằm đảm bảo mình không vi phạm bất cứ điều cấm nào về xung đột lợi ích. Trước khi được thay thế vào năm 2011, Eisen, sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Cộng hòa Séc và một luật sư chuyên về những vụ liên quan đến gian lận, đã giải quyết một loạt câu hỏi, bao gồm những vấn đề như liệu Tổng thống Obama, một người hâm mộ bóng rổ, có thể nhận vé đi xem đội Washington Wizards hay đội Georgetown Hoyas chơi hay không.

Khi được trao giải Nobel Hòa bình, Obama đã hỏi xin ý kiến chính thức của Văn phòng Tư vấn Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp về việc ông có thể nhận giải mà không vi phạm lệnh cấm tổng thống hay bất cứ viên chức liên bang nào khác nhận “các khoản thù lao,” về cơ bản là bất cứ khoản thanh toán hay lợi ích nào, từ một nhà nước nước ngoài, vốn được quy định trong hiến pháp hay không. (Văn phòng kết luận rằng ông có thể nhận giải, chỉ vì Ủy ban Nobel là một thực thể tư nhân không có sự can dự của chính phủ nước ngoài.) Giống như mọi tổng thống tiền nhiệm trong bốn thập niên trước, Tổng thống Obama đã đặt mọi khoản đầu tư của mình vào một “quỹ tín thác mật” (“blind trust”), để ông không biết được những lợi ích của mình và do đó tránh được xung đột lợi ích trong nhiều quyết định ông có thể đưa ra mà có ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của mình. Tổng thống Obama, một lần nữa làm theo tiền lệ của những người tiền nhiệm, cũng công khai các tờ khai thuế của mình, cả trong chiến dịch tranh cử lẫn khi đã là tổng thống. Nói ngắn gọn, Obama rất câu nệ về vấn đề đạo đức, và chính quyền ông gần như hoàn toàn không dính đến các vụ bê bối đạo đức.

* * *
Donald J. Trump, người trở thành tổng thống thứ 45 vào ngày 20 tháng 1, có một cách tiếp cận khác. Ông đã nhậm chức trong khi nhiều lần từ chối công khai các tờ khai thuế của mình, ngay cả sau vụ rò rỉ cho thấy có thể ông đã không trả thuế trong 18 năm. Ông viện đến một cuộc kiểm toán đang diễn ra của Sở Thuế vụ (IRS) làm lý do không tiết lộ các tờ khai thuế, nhưng chính IRS đã bác bỏ tuyên bố này, nói rằng “không có gì ngăn cản các cá nhân chia sẻ thông tin thuế của chính mình.” Hai ngày sau lễ nhậm chức, chính quyền của Trump thông báo rằng ông sẽ không công khai các tờ khai thuế ngay cả khi cuộc kiểm toán đã hoàn tất. Trump có phần hân hoan khi khẳng định rằng các quy định về xung đột lợi ích không áp dụng cho tổng thống. Ông đã pha trộn việc kinh doanh cá nhân với ngoại giao chính thức trong nhiều cuộc gặp gỡ và đối thoại với các quan chức nước ngoài trong quá trình chuyển giao chức vụ. Và bất chấp cổ phần tư nhân rộng lớn của mình trong bất động sản thương mại, tổ hợp chung cư, khách sạn, và sân gôn ở trong nước và trên thế giới, ông đã từ chối làm theo những người tiền nhiệm là bán tài sản của mình và đặt doanh thu vào một quỹ tín thác mật. Thay vào đó, ông đã chuyển giao quyền quản lý, nhưng không chuyển giao quyền sở hữu, của Trump Organization. Ông vẫn nắm giữ toàn bộ quyền sở hữu. Và ông đã giao trách nhiệm vận hành nó không phải cho một ủy thác viên độc lập, mà cho các con mình, Eric và Donald Jr.
Kết quả là, Tổng thống Trump gần như chắc chắn đã bắt đầu vi phạm hiến pháp từ thời điểm ông tuyên thệ nhậm chức. Đúng là các quy chế về xung đột lợi ích không nói đến tổng thống – không phải vì chúng ta không quan tâm đến các vị tổng thống thiếu nguyên tắc, mà vì những quy định như vậy nói chung thường yêu cầu quan chức rút lui khỏi các quyết định mà họ có lợi ích tài chính cá nhân trong đó, và trong trường hợp tổng thống thì rút lui hiếm khi là một lựa chọn khả thi, do không có người ra quyết định thay thế.

Nhưng hiến pháp cũng đặt tổng thống vào một điều luật về xung đột lợi ích: cái gọi là điều khoản “thù lao.” Điều khoản này quy định rằng không quan chức liên bang nào có thể, nếu không có sự chấp thuận rõ ràng của Quốc hội, nhận “bất cứ quà tặng, thù lao,… nào dưới bất cứ hình thức nào, từ bất cứ vị Vua, Hoàng tử, hay Nhà nước nước ngoài nào.” Nó được thiết kế nhằm đảm bảo các quan chức liên bang, từ tổng thống trở xuống, chỉ phục vụ cho lợi ích của công chúng Hoa Kỳ, và không bị tác động bởi ảnh hưởng nước ngoài. Năm 1787, thượng nghị sĩ Charles Pinckney của tiểu bang Nam Carolina đã đề xuất một tu chính án tại Hội nghị Lập hiến, thúc giục “sự cần thiết của việc duy trì sự độc lập của Ngoại trưởng và các quan chức khác của Hoa Kỳ khỏi ảnh hưởng bên ngoài.” Tại hội nghị Virginia phê chuẩn hiến pháp, cựu Ngoại trưởng Edmund Randolph Jennings giải thích rằng điều khoản này “được đưa ra để ngăn chặn tham nhũng.”

Điều khoản thù lao là một rào chắn rõ ràng nhằm ngăn tổng thống nhận các khoản thanh toán từ các nhà nước nước ngoài. Thừa nhận rằng lòng trung thành bị chia rẽ là rất khó nhận ra, rằng tư lợi là một động cơ đặc biệt mạnh mẽ, và thừa nhận rằng các nhà nước nước ngoài có thể sẽ tìm cách mua sự ảnh hưởng, các nhà soạn thảo hiến pháp đã chọn cách cấm mọi quà tặng hay “thù lao… dưới bất cứ hình thức nào.”

Ngoại lệ duy nhất là khi Quốc hội ủy quyền rõ ràng cho một giao dịch, có thể dựa trên lý thuyết là thanh toán công khai và minh bạch như vậy sẽ giảm nguy cơ tham nhũng và ảnh hưởng không mong muốn. Theo Văn phòng Tư vấn Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp năm 1981, một khoản “thù lao” là bất cứ “lợi nhuận hay lợi ích nào phát sinh từ địa vị, chức vụ, hay việc làm: tiền thưởng, tiền công, tiền lương.” Như dẫn chiếu đến “tiền lương” và “lợi ích” gợi ý, lệnh cấm này không chỉ giới hạn trong các quà tặng trực tiếp, mà bao gồm cả những khoản thanh toán cho các dịch vụ cung cấp hoặc lợi nhuận từ các giao dịch kinh doanh thông thường.

* * *
Điều này có ý nghĩa gì đối với Donald Trump? Quy mô doanh nghiệp của ông, Trump Organization, là không rõ ràng, do nó do tư nhân nắm giữ và Trump đã hết sức không sẵn lòng tiết lộ chi tiết. Nhưng hồ sơ công cho thấy tổ chức của ông có tham gia vào những giao dịch và hợp đồng trên toàn cầu. Nhiều công việc trong số này có thể thu lợi từ hoạt động của các chính phủ nước ngoài hoặc các đại diện của họ – bao gồm các khoản đầu tư vào các công ty thuộc sở hữu nhà nước nước ngoài, hợp đồng hoặc giấy phép chính phủ, các thỏa thuận cho thuê tài sản, hay thậm chí các buổi lưu trú qua đêm hoặc các sự kiện được tổ chức ở các khách sạn, sân gôn, hoặc các tài sản khác của Trump.

Bên thuê đơn lớn nhất của Trump Tower là Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, thuộc sở hữu nhà nước hoàn toàn. Đối tác kinh doanh chính của Trump ở Philippines được Tổng thống Rodrigo Duterte chỉ định làm đặc phái viên tại Hoa Kỳ. Trump có những dự án kinh doanh đang diễn ra trên toàn thế giới, bao gồm cả Argentina và Gruzia. Ông nhận được hàng triệu đô la doanh thu li xăng từ một khách sạn Trump ở Panama. Và dĩ nhiên có cả Nga, nơi mà Trump từ lâu đã có những giao dịch kinh doanh rộng lớn, và nơi mà các quan chức chính phủ gần đây theo nguồn tin từ các cơ quan tình báo của chúng ta là đã chúc mừng Trump đắc cử, sau một chiến dịch tranh cử mà trong thời gian đó Nga đã tấn công qua mạng và tiết lộ các e-mail mật từ Ủy ban Quốc gia Dân chủ, cùng các tổ chức khác của Đảng Dân chủ, nhằm tăng cơ hội cho Trump.

Trong một báo cáo toàn diện và thuyết phục được Viện Brookings công bố hồi tháng 12, Norman Eisen và Richard Painter, cựu chuyên gia đạo đức cho Tổng thống Obama và Tổng thống George W. Bush, cùng học giả hiến pháp Laurence Tribe tại Đại học Harvard, đã cảnh báo rằng “chưa bao giờ trong lịch sử Hoa Kỳ có vị tổng thống đắc cử nào có nhiều vấn đề xung đột lợi ích và can hệ nước ngoài hơn Donald Trump.” Theo quan điểm của họ, một quan điểm được chia sẻ bởi nhiều chuyên gia về luật hiến pháp và chuyên gia về đạo đức, cách duy nhất để Trump tránh nhận lợi ích từ các chính phủ nước ngoài hoặc các đại diện của họ, xét trên những lợi ích kinh doanh rộng lớn của ông, là bán doanh nghiệp và thành lập một quỹ tín thác mật cho tài sản của mình – như những người tiền nhiệm của Trump đã làm khi nhậm chức.

Trump ban đầu đã bác bỏ ý tưởng ông điều hành Hoa Kỳ và Trump Organization cùng lúc là có vấn đề. Nhưng khi chỉ trích gia tăng, ông hứa hẹn sẽ tìm ra một biện pháp cho vấn đề này trước khi nhậm chức. Trong một buổi họp báo hồi tháng 1, ông đã trình bày “giải pháp” của mình. Ông nói sẽ chuyển giao quyền quản lý Trump Organization cho các con trai. Trump Organization sẽ không tham gia vào các giao dịch nước ngoài mới. Ông sẽ chỉ định một nhân viên đạo đức xem xét bất cứ giao dịch nước ngoài nào mới. Và ông sẽ đóng góp bất cứ khoản thu nào từ các quan chức nước ngoài đến lưu trú tại khách sạn của ông cho người dân Hoa Kỳ.

Những biện pháp này không hề đủ để giải quyết những lo ngại về hiến pháp. Điều khoản thù lao cấm nhận bất cứ khoản lợi ích nào từ một nhà nước nước ngoài hay đại diện của nó. Điều khoản này rõ ràng không chỉ giới hạn trong các buổi lưu trú tại khách sạn. Nó cũng không chỉ giới hạn trong các giao dịch mới hoặc các giao dịch nước ngoài. Lệnh cấm này mở rộng đến bất cứ lợi ích nào thu được từ bất cứ đại diện nước ngoài hay quan chức nhà nước nào trong bất cứ giao dịch kinh doanh nào với một công ty của Trump Organization, ở ngoài nước cũng như ở trong nước. Để đảm bảo không có khoản thanh toán nào như vậy được chi trả bởi bất cứ quan chức nước ngoài nào, cần có sự minh bạch tuyệt đối về mọi khoản cho thuê, hợp đồng, hóa đơn khách, và lệ phí sân gôn của Trump Organization.

Đó là lý do vì sao Eisen, Painter, và nhiều chuyên gia đạo đức khác đã lên án kế hoạch của Trump là chưa đủ. Walter Shaub, Chánh Văn phòng Đạo đức Chính phủ Hoa Kỳ, đã gọi kế hoạch này là “vô nghĩa.” Theo dàn xếp hiện nay, Trump hoàn toàn nắm giữ quyền sở hữu doanh nghiệp của mình, và do đó thu lợi từ việc kinh doanh đang diễn ra với các đại diện nước ngoài vốn tìm kiếm sự ủng hộ. Trump biết rõ mình có công việc kinh doanh ở nơi nào. Và giờ thì ông sẽ ở một vị thế có thể dùng quyền lực tổng thống để mang lại lợi ích cho thương hiệu tập đoàn của chính mình. Điều duy nhất “mật” (với Trump) về đồ án này là việc gần như ai bên ngoài gia đình Trump cũng sẽ tiếp tục mù tịt về những chi tiết trong các mối quan hệ kinh doanh nước ngoài của Trump.

Luật sư thuế lâu năm của Trump, Sheri Dillon, người dường như không có hoặc có rất ít kinh nghiệm về luật hiến pháp, đã bảo vệ những biện pháp từng phần này trong buổi họp báo tháng 1 bằng cách tuyên bố rằng bán tài sản sẽ khó. Bà cho rằng không có mối liên hệ với Trump, các doanh nghiệp có thể sẽ mất giá trị đi nhiều và do đó sẽ phải bán giảm giá. Bà nói rằng cho dù Trump có bán những lợi ích kinh doanh của mình đi chăng nữa thì ông vẫn có quyền nhận được tiền bản quyền, mặc dù bà không giải thích tại sao Trump không bán cả chúng luôn. Những người khác đã lưu ý rằng việc thanh lý Trump Organization sẽ có những hệ quả đáng kể về thuế. Nhưng việc Trump có thể phải chấp nhận một tổn thất kinh tế hoặc thực sự phải trả thuế không biện minh được cho việc vi phạm một ràng buộc hiến pháp được thiết kế để ngăn chặn tham nhũng và ảnh hưởng nước ngoài. Như chúng ta biết quá rõ, ảnh hưởng nước ngoài không phải là một mối lo ngại thuộc kiểu suy đoán hay trừu tượng đối với vị tổng thống này.

* * *
Giờ thì sao? Trump đã tuyên thệ nhậm chức, và ông đang vi phạm hiến pháp. Những biện pháp nào khả dĩ? Các nhà soạn thảo hiến pháp đã xem lệnh cấm này là rất quan trọng đến mức họ đưa việc vi phạm nó làm căn cứ luận tội. Nhưng không ai mong đợi Quốc hội của Đảng Cộng hòa sẽ sớm bắt đầu các thủ tục luận tội. Nếu hiến pháp muốn được thực thi, nó sẽ phải nhờ đến sự cương quyết của người dân.

Một ngày trước lễ nhậm chức, Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) đã đệ một loạt yêu cầu theo Đạo luật Tự do Thông tin nhằm đưa những xung đột lợi ích của Trump ra ánh sáng. Bí mật – có người có thể còn nói là khói và gương (che đậy và bóp méo) – là phương thức ưu tiên của Trump đối với những giao dịch kinh doanh của mình. Nhưng là tổng thống, ông phải chịu những nghĩa vụ minh bạch mà ông không phải đối mặt với tư cách công dân. Và minh bạch là bước đầu tiên trên con đường đến trách nhiệm giải trình.

Trump cũng rất có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vụ kiện. Ngày 23 tháng 1, Eisen, Painter, và Tribe đã đệ đơn kiện đại diện cho Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức (CREW), một nhóm giám sát phi lợi nhuận, cáo buộc Trump đang vi phạm điều khoản thù lao. Có thể sẽ có vấn đề phát sinh về việc tổ chức này đã chịu một tổn hại đủ cụ thể để cho nó “địa vị” pháp lý để khởi kiện hay chưa. Nhưng các vụ kiện khác rất có thể sẽ theo sau. Các tòa án liên bang đã công nhận rằng các doanh nghiệp có “địa vị” (pháp lý) khi các hành động của quan chức được cho là bất hợp pháp đặt họ vào một bất lợi cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Một công ty khách sạn, nhà phát triển bất động sản, hoặc chủ sở hữu sân gôn đối thủ có thể khởi kiện về tính bất hợp pháp của những thỏa thuận đang diễn ra của Trump. Liệu một giao dịch kinh tế cụ thể giữa một quan chức hoặc đại diện nước ngoài với một doanh nghiệp của Trump có tạo nên một khoản “thù lao” bị cấm trong hiến pháp hay không là một câu hỏi pháp lý – không phải chính trị – hoàn toàn có thể được các tòa án giải quyết. Nếu các tòa án có thể ra lệnh cho Tổng thống Bush, trong một cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, đưa việc ông giam giữ các “chiến binh kẻ thù” vào xem xét pháp lý, thì chắc chắn họ cũng có thể ra lệnh cho Trump tuân thủ những lợi ích kinh doanh của mình theo những yêu cầu rõ ràng của hiến pháp.

Tổng thống Hoa Kỳ phải phụng sự người dân Hoa Kỳ, không phải chính mình, và chắc chắn không phải những lợi ích của các nhà nước nước ngoài. Tổng thống Trump đã chọn tìm đến chức vụ này, và trách nhiệm này. Ông đang cố đi cả hai đường, phục vụ bản thân, gia đình, và những lợi ích kinh doanh rộng lớn của mình trong lúc đồng thời đưa ra những quyết định chính sách đối ngoại và đối nội vốn tất yếu sẽ có những tác động trực tiếp lên sở hữu cá nhân của ông. Cách thức đó sẽ đặt ra bê bối, tham nhũng, và bất hợp pháp. Không may là vị tổng thống thứ 45 của chúng ta đã cố tình chọn cách làm suy yếu những lợi ích của người dân mà ông đại diện nhằm thúc đẩy những lợi ích của một con người mà ông quan tâm nhiều nhất.

David Cole là Giám đốc Pháp lý Quốc gia của Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) và giáo sư ngành luật và chính sách công tại Trường Luật Đại học Georgetown.

(* nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20170130/trump-dang-vi-hien )

Triển

02-14-2017, 09:39 PM

“Đã đến lúc phải kiên quyết, Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa”

Nguyễn Quốc Vĩ chuyển ngữ và giới thiệu
Dịch giả gửi tới Dân Luận

Lời người dịch

Cuốn sách “Time to Get Tough, Make America #1 Again” được phát hành ngày 21 tháng Tám 2011 dưới dạng sách thường. Năm 2015 cuốn sách được phát hành lại dưới dạng sách bìa cứng tên “Time to Get Tough, Make America Great Again” của Donald J. Trump nay là một Tổng Thống “không giống ai (snoozy)” của Hoa Kỳ.

Mất một tháng mới dịch xong cuốn sách, dịch để hiểu rõ qua việc sắp xếp lại câu chữ bằng tiếng Việt.

Có vài điều cần lưu ý là cuốn sách này được viết chủ yếu có lẽ là dựa trên bối cảnh xã hội kinh tế trong gần 3 năm đầu nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống Obama ngay sau cuộc đại khủng hoảng tài chính kinh tế 2007-2009 trong năm cuối của TT Bush con. Cuốn sách cho biết ông Trump đã chuẩn bị ứng cử Tổng Thống từ nhiệm kỳ trước vào năm 2012, nhưng dù là ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng Hòa ông đã không ứng cử, lý do là ông không muốn phải hy sinh mà rời bỏ chương trình TV Show “The Apprentice” nổi tiếng của ông. Melania, vợ ông, từng nói với Trump: “anh đã là ngôi sao lớn nhất trên thế giới, lớn hơn cả Tom Cruise”. Có lẽ là vì vậy.

Bỏ qua những tĩnh từ có thể ghép cho Donald Trump vì ngôn ngữ, thái độ, cư xử, nhân sinh quan của ông ấy để tìm hiểu những vấn đề ông ấy nêu ra là gì, phương án xử lý ra sao và đặc biệt ông muốn gì và cái ông muốn gì sẽ ảnh hưởng tới Thế Giới trong đó có Việt Nam của chúng ta. Và tạm thời tính trên cơ sở ông ấy nói và sẽ làm như đã nói, chuyện của mình là thử suy luận, dùng cảm quan xem ông ấy làm được tới đâu?

Điều kế tiếp là trong toàn bộ cuốn sách ông Trump miệt thị nặng nề, khinh khi toàn bộ, đổ lỗi hoàn toàn cho Tổng Thống và chính quyền Obama về nợ công 18 ngàn tỷ (2011), kinh tế suy sụp vì để cho các nước OPEN và Trung Quốc xâu xé, về An sinh Xã hội đầy gian lận và Obamacare “định hướng bao cấp”, ấy là chưa nói đến vấn đề dân nhập cư lậu đông nhất là từ phía Nam nước Mỹ mà mới vừa đây TT Trump đã đẩy mạnh việc làm hàng rào biên giới, cộng thêm sắc lệnh ngăn dân bảy nước Hồi Giáo dù hợp pháp vào Mỹ đã gây lên một phong trào phản đối chưa từng thấy trong nước Mỹ và trên Thế Giới.

Điều rất bất công nếu không muốn nói là gian dối là ông Trump không hề nhắc đến hậu quả to lớn mà chính quyền Bush đã để lại cho nước Mỹ mà TT Obama phải lo. Khi nhậm chức, TT Obama đã nói “Bức tường khó khăn là quá cao, không biết hai nhiệm kỳ Tổng Thống có giải quyết được không?”. Nội vấn đề thất nghiệp, khi TT Bush trao quyền cho TT Obama, thất nghiệp là 7.5%, dư chấn lên đến 10% vào tháng 10 năm 2009, từ đó khựng lại và bắt đầu giảm đến nay (2016) còn 4.6%.

Ông Trump đề cập tới nhiều vấn đề lớn, phải nói là rất lớn mà nước Mỹ phải đối mặt ngày hôm nay và sẽ được giải quyết theo cách của ông:

- Vấn đề quân Mỹ chiến đấu ở nước ngoài: lấy dầu lửa bù vào chi phí chiến tranh mà Mỹ phải chi ra, nếu không rút quân về.

- Đối kháng với Trung Quốc về các vấn đề: kinh tế, thao túng tiền tệ, xây dựng quân đội mà đối tượng chính là Mỹ, ăn cắp tài sản trí tuệ, chiến tranh mạng … nhưng trong phần kết “Trung Quốc là kẻ thù của chúng ta. Đó là thời gian chúng ta bắt đầu hành động như nó là kẻ thù... và nếu chúng ta làm công việc của chúng ta một cách chính xác, Trung Quốc sẽ có một sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với Hoa Kỳ, và sau đó chúng ta có thể vui vẻ đi du lịch trên đường cao tốc tới tương lai với Trung Quốc như một người bạn của chúng ta”. Cái viễn cảnh “chia hai thiên hạ” là rất rõ.

- Vấn đề di dân bất hợp pháp chủ yếu là từ phía Nam: ngăn chận chứ làm sao giải quyết khoảng 11 triệu người ở lậu ở Mỹ không phải là dễ. Vấn đề “anchor babies” còn chưa rõ ràng với Tu Chính Án thứ 14 vì chưa có án lệ nên việc giải thích còn phe này phe nọ

- Vấn đề giảm thuế lợi tức cá nhân còn mức “5, 10, 15 phần trăm, giảm thuế doanh nghiệp để tăng việc làm, nhờ đó giảm thất nghiệp thêm người làm việc tức người đóng thuế - tức tăng thu ngân sách. Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp là 4.6%, trong khi theo một số kinh tế gia nền kinh tế toàn dụng khi mức thất nghiệp xuống còn khoảng 5%. Đây là vấn đề khá lý thú, đã ăn no còn ăn thêm được không, hậu quả là gì.

- Vấn đề An sinh Xã hội (Social Security) tạo tinh thần ỷ lại, gian lận không thúc đẩy ý thức tự vươn lên qua công việc

- Tăng cường sức mạnh của quân đội:

• Yêu cầu các tướng lãnh đưa ra trong vòng 30 ngày một kế hoạch để đánh bại và tiêu diệt ISIS (* đã làm sau khi thành TT)
• Xây dựng một lực lượng Bộ binh hiện dịch khoảng 540.000 người
• Xây dựng một lực lương TQLC (Marine Corps) gồm 36 tiểu đoàn
• Xây dựng một hải quân gồm 350 tàu nổi và tàu ngầm
• Xây dựng một lực lượng không quân có ít nhất 1.200 máy bay chiến đấu
• Một hệ thống phòng thủ tên lửa mới tiên tiến nhất

Để làm gì khi Trump đã định rõ Trung Quốc là kẻ thù? câu trả lời là có lẽ không để đánh nhau với Trung Quốc nhưng để có thế mà ép Trung Quốc đáp ứng các đòi hỏi nhằm quân bình về kinh tế, an ninh với Mỹ, nếu được thì họ sẽ cũng khoác tay nhau “vui vẻ đi du lịch trên đường cao tốc tới tương lai với Trung Quốc như một người bạn của chúng ta”. Việt Nam kiếm cách hoặc đi du lịch chung hoặc né được thì tốt vì trâu bò húc nhau ruồi muỗi kẹt nếu cả hai vua Trump và vua Tập đều là kẻ “chịu chơi” hung hăng, ai cũng có mấy cục “cốt lõi” riêng.

Mời bà con đọc cuốn phỏng dịch “Đã đến lúc phải kiên quyết, Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa” và bàn luận cho vui.

Tháng Hai 2017
Nguyễn Quốc Vĩ

_________________________

Mời bạn tải cuốn sách dưới dạng PDF về đọc theo địa chỉ dưới đây:

https://www.danluan.org/files/donaldtrump-timetogettough.pdf

http://static.westernjournalism.com/wp-content/uploads/2011/12/trump_story-a4438-240x300.jpg

(* nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20170214/da-den-luc-phai-kien-quyet-hay-lam-cho-nuoc-my-vi-dai-mot-lan-nua )

ốc

02-14-2017, 10:16 PM

Vậy là hiến pháp đặt ra để coi cho vui thôi hả? Không có phương pháp "bảo hiến" hả?

Hiến pháp là quy định chung, nhưng rất khó sửa đổi, về quyền lợi và nghĩa vụ của chính phủ và của dân. Tổng thống làm việc trái hiến pháp thì toà "bảo" ngưng lại đi. Quốc hội làm luật trái hiến pháp thì toà cũng sẽ "bảo" làm lại đi. Đó là "bảo" hiến.

Luật pháp thì mới là quy định cụ thể, nhưng có thể sửa đổi, về quyền lợi và nghĩa vụ của chính phủ và của dân. Chính phủ (do người đương nắm quyền ra quyết định trong vai trò thừa hành công vụ) làm trái luật pháp thì toà chỉ bắt bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, người dân (kể cả người đương nắm quyền trong tư cách cá nhân) phạm pháp thì mới có thể bị tù tội.

Cái lệnh cấm người từ 7 nước Hồi giáo nó trái hiến pháp về khoản tôn giáo thôi, chứ không có trái luật pháp vì không có điều luật nào cấm rõ ràng cái chuyện cấm người nhập cư. Nếu cấm đồng đều mọi người từ mọi nước thì có thể ok.

Triển

02-15-2017, 05:26 AM

Em nghĩ chị ấy rất xuất sắc trong vai trò hoạt náo viên, không cần vội vã từ chức vì một nhời rao hàng không đúng lúc. She has more to offer. Stay tuned.

Mới đọc tờ báo Đức phân tích tâm lý phần chị Con Quay. Xem ra chị này có chước phỏng vấn hết trơn.

Đậu

02-15-2017, 10:20 AM

Chưa đầy một tháng giời mà hai cố vấn cao cấp của Trump đã mắc phải những sai nhầm to nhớn.

Chị Con Quay đã nhầm việc nhà ra việc công. Đã dùng thời gian công, tiền bạc công, phương tiện công để quảng cáo cho hàng hoá của cô con gái tông tông; Cái này gọi là lãng phí của công.

Còn anh FLynn thì làm sai chức khả chức năng được chỉ định. Anh chưa được giao nhiệm vụ mà đã đi đêm với Nga. Cái nầy goi là cầm đèn chạy trước ô tô.

Theo giới quan sát thực dụng thì hai việc này đã soi mòn lòng tín nhiệm của một số khách ái mộ Trump và cho là Trump chưa sắc bén trong việc chọn nhân viên làm việc dưới trướng.

Điều này có nghĩa là Trump còn phải học tập nhiều để làm tốt vài trò tổng thống của mình trong tương lai.

Xin Giời phù hộ đất nước Mỹ.

ốc

02-15-2017, 02:39 PM

Chị ấy chắc là phạm vào cái tướng "hồng nhan bạc miệng" nên nói gì cũng bị người ta ghét. Nghe đồn thì hỗn danh giang hồ của chị Con quay là "Conwoman" (tương tự như trong chữ "conmen").

https://www.yahoo.com/news/dont-believe-fake-news-morning-144316840.html

Triển

02-15-2017, 08:42 PM

Còn anh FLynn thì làm sai chức khả chức năng được chỉ định. Anh chưa được giao nhiệm vụ mà đã đi đêm với Nga. Cái nầy goi là cầm đèn chạy trước ô tô.

Lại có tin đồn rằng anh Trâm đã biết từ sớm hoặc giả anh Trâm còn truyền mật chỉ cho anh Linh hành sự không chừng. Nay chuyện bị phanh phui anh Trâm thí con sĩ bằng cách đánh tiếng nói Nga hãy trả cái đảo lại cho Ukraine, theo kiểu Trâm không liên quan gì đến vụ anh Linh đi đêm. Nếu thật như vậy là Lê Lai Linh đã liều mình cứu chúa Lê Trâm. Sau đó anh Trâm ra trước báo chí ca ngợi công đức của anh Linh và phê phán báo chí đã tiết lộ tin tức bí mật.

Mèn ơi vừa đánh rắm vừa la làng. Nếu có Tạ Tốn đứng trong đám truyền thông bảo đảm sẽ bước ra đi chiêu Thất Thương Quyền xử gục anh Trâm và thét lớn: "Nếu sợ người ta biết trừ phi mình không làm".

(Hồi sau sẽ rõ)

XXG

02-15-2017, 08:55 PM

Yeap, absolutely right! Ai ghét tui, tui chịu nghen! Chứ tui ăn ý nhất là câu này:

...... Nếu có Tạ Tốn đứng trong đám truyền thông bảo đảm sẽ bước ra đi chiêu Thất Thương Quyền xử gục anh Trâm và thét lớn: "Nếu sợ người ta biết trừ phi mình không làm". Không có một sự việc gì sẽ ở mãi trong bóng tối được dưới ánh mặt trời. :z45:

Triển

02-16-2017, 01:37 AM

Yeap, absolutely right! Ai ghét tui, tui chịu nghen! Chứ tui ăn ý nhất là câu này: Không có một sự việc gì sẽ ở mãi trong bóng tối được dưới ánh mặt trời. :z45:

Dạ có .... bà Mông Rô bị ám sát. :z14:

Triển

02-16-2017, 01:41 AM

#MakeAmericaJoblessAgain

Ứng cử viên bộ trưởng bộ lao động tức CEO của chuỗi thức ăn nhanh ... thảy khăn trắng!

Donald Trump's pick for Labour Secretary Andrew Puzder withdraws from nomination

https://static.independent.co.uk/s3fs-public/styles/story_large/public/thumbnails/image/2016/12/08/17/ap-16342788642420.jpg

"...
Still recovering from the abrupt resignation of former national security adviser Michael Flynn, the White House is now tasked with replacing the controversial Labour Department candidate.
..."

(coi nữa) (http://www.independent.co.uk/news/world/americas/andy-puzder-labour-secretary-withdraws-donald-trump-cabinet-michael-flynn-a7582551.html)

Đậu

02-16-2017, 10:25 AM

Lại có tin đồn rằng anh Trâm đã biết từ sớm hoặc giả anh Trâm còn truyền mật chỉ cho anh Linh hành sự không chừng. Nay chuyện bị phanh phui anh Trâm thí con sĩ bằng cách đánh tiếng nói Nga hãy trả cái đảo lại cho Ukraine, theo kiểu Trâm không liên quan gì đến vụ anh Linh đi đêm. Nếu thật như vậy là Lê Lai Linh đã liều mình cứu chúa Lê Trâm. Sau đó anh Trâm ra trước báo chí ca ngợi công đức của anh Linh và phê phán báo chí đã tiết lộ tin tức bí mật.

Mèn ơi vừa đánh rắm vừa la làng. Nếu có Tạ Tốn đứng trong đám truyền thông bảo đảm sẽ bước ra đi chiêu Thất Thương Quyền xử gục anh Trâm và thét lớn: "Nếu sợ người ta biết trừ phi mình không làm".

(Hồi sau sẽ rõ)

Nghe đâu là Mr Trump, sau vụ việc Flynn từ chức, cứ luôn miệng khen Flynn là "wonderfull man" và cho là Flynn bị "treated unfairly", bi ngược đãi. Chả nhẽ miệng thiên hạ ăn mắm ăn muối nói đâu trúng đó. Đố có sai.

XXG

02-16-2017, 11:09 AM

Không có một sự việc gì sẽ ở mãi trong bóng tối được dưới ánh mặt trời. :z45:
Dạ có .... bà Mông Rô bị ám sát. :z14:Biết chứ anh Triển! Tuy không có bằng chứng rõ ràng nhưng với bao nhiêu tài liệu/sách vở đã xuất hiện trong mấy chục năm qua thì ai ai cũng đều biết là anh em nhà Kennedy đã thủ tiêu bả.

_ Bởi, anh phải coi chừng! Hễ tới ngày sinh nhật mà tự nhiên có em gái "Quàng Tộc Cao Cấp" nào (thỏ thẻ) đòi hát "Hập bì bớt đầy tú du, Mister Triển Chiêu..." là né liền nha cha nội! Tui hổng có kiên nhẫn [mà cũng hổng có đen thui như ông Táo] để tui ngồi im ru cấm - khẩu biểu tình, đòi Trump phải điều tra án mạng cho ông đâu à.
..... Ủa, mà hình như tui nhắc lộn người. Anh giống tui, đâu có mắc bệnh "ấy" đâu ta :24: :24: :z45:

Nói có sách, mách có clip liền (cái clip này già hơn tui mấy tuổi lận):

https://youtu.be/EqolSvoWNck

Triển

02-16-2017, 09:51 PM

#NoBigBrotherMore

anh Trâm không muốn làm đại ca bao chót nữa nên sai lính của mình, anh Ma tít thúc băng đảng góp của thêm cho cái NATO đã "lỗi thời" ... ốp xô lết. Chị Phon đờ Lai ần, bộ trường quốc phòng nước Phổ, chạy tất bật ngay sang Mỹ vào thẩm mỹ nâng liền một phát 8%. Dạ, em đã nâng phần em rồi. Chịu chưa anh? Chắc là anh Ma tít đã hài lòng.

Mỹ yêu cầu các thành viên NATO tăng đóng góp tài chính

Thùy Dương Đăng ngày 16-02-2017 Sửa đổi ngày 16-02-2017 11:15

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-15t161446z_571494405_rc192633b4a0_rtrmadp_3_nato-defence_0.jpg
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis họp báo bên lề cuộc gặp các bộ trưởng Quốc Phòng NATO, Bruxelles, ngày 15/02/2017.
REUTERS/Francois Lenoir

Hôm qua, 15/02/2017, trong chuyến thăm đầu tiên tới Bruxelles và tham dự cuộc họp với các bộ trưởng Quốc Phòng của các nước thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương - NATO, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã trấn an các nước đồng minh là Hoa Kỳ vẫn ở lại NATO, nhưng ông Mattis cũng cứng rắn yêu cầu các nước tăng chi phí quân sự.

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Joanna Hostein gửi về bài tường trình:

« Ngày thứ Tư, 15/02, ở Bruxelles, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis thông báo là người Mỹ vẫn ở lại Liên Minh, nhưng không phải là một cách vô điều kiện. Ông chủ Lầu Năm Góc phát biểu với báo giới : « NATO vẫn là trụ cột của Hoa Kỳ và toàn thể cộng đồng các nước hai bên bờ Đại Tây Dương. Tổng thống Trump đã nói điều ấy. Tổng thống ủng hộ mạnh mẽ Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương. Nhưng tôi nghĩ ông ấy có lý khi yêu cầu các nước được hưởng hệ thống quốc phòng tốt nhất thế giới phải đóng góp trách nhiệm để bảo vệ tự do ».

Còn trong buổi họp kín, James Mattis tỏ ra cứng rắn hơn. Theo ông Mattis, các nước thành viên NATO phải chia sẻ nhiều hơn về tài chính, nếu không Hoa Kỳ có thể sẽ giảm phần đóng góp.

Hiện tại, Hoa Kỳ gánh tới gần ba phần tư tổng chi phí quân sự của NATO. Tân chính quyền Trump muốn nhắm tới các nước không tuân thủ mục tiêu chi 2% tổng giá trị sản phẩm quốc nội cho quốc phòng, cụ thể là23 trong số 28 nước, trong đó có Pháp, Đức, nhưng đặc biệt là Tây Ban Nha và Ý ».

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170216-my-yeu-cau-cac-thanh-vien-nato-tang-dong-gop-tai-chinh )

Triển

02-16-2017, 11:00 PM

Biết chứ anh Triển! Tuy không có bằng chứng rõ ràng nhưng với bao nhiêu tài liệu/sách vở đã xuất hiện trong mấy chục năm qua thì ai ai cũng đều biết là anh em nhà Kennedy đã thủ tiêu bả.

_ Bởi, anh phải coi chừng! Hễ tới ngày sinh nhật mà tự nhiên có em gái "Quàng Tộc Cao Cấp" nào (thỏ thẻ) đòi hát "Hập bì bớt đầy tú du, Mister Triển Chiêu..." là né liền nha cha nội! Tui hổng có kiên nhẫn [mà cũng hổng có đen thui như ông Táo] để tui ngồi im ru cấm - khẩu biểu tình, đòi Trump phải điều tra án mạng cho ông đâu à.
..... Ủa, mà hình như tui nhắc lộn người. Anh giống tui, đâu có mắc bệnh "ấy" đâu ta :24: :24: :z45:

Nói có sách, mách có clip liền (cái clip này già hơn tui mấy tuổi lận):

https://youtu.be/EqolSvoWNck

Cho nên mới nói, phinh tàu hay ca thán là gần vua như gần miệng cọp. Mà cái mỏ ông Trâm mỗi khi lên cơn điên chửi ký giả cũng thấy ghê. Chị Mỹ Lệ Na phải coi chừng. Làm điều vớ vẩn nào thất lợi cho Trâm coi chừng không toàn mạng. Dù gì cũng bà thứ ba rồi, cha này thuộc dạng cầm lên được là vứt cũung được.

Tui thì không lo đâu. Lúc nào cũng mặc áo giáp và không bao giờ nói lời đường mật. Cho nên cũng không có nữ nhơn nào gặp tui mà hót lời đường phèn. hehehehe Rất tỉnh táo. rất tỉnh táo. Rất đường hoàng rất đường hoàng! :)

Triển

02-17-2017, 12:58 AM

Làm ơn gọi bác sĩ!

Donald Trump vừa có cuộc họp báo lạ lùng. Nhưng cũng tốt. Bây giờ ai cũng biết: đã đến lúc phải nghi ngờ tri thức của tổng thống Mỹ.

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1107825-860_poster_16x9-ursb-1107825.jpg

Veit Medick bình luận
Hoa Thịnh Đốn

Có lẽ Donald Trump cũng nghĩ vậy: Sau 4 tuần đầu tiên trị vì đất nước một cách hỗn loạn, sau những ngày bị hạ nhục nghiêm trọng từ các nguồn tin nặc danh ngay trong chính phủ của mình, đã đến lúc y phải lộ diện và chứng minh cho thế giới thấy rằng y đủ bản lãnh. Làm gì có chuyện nhọc nhằn, chẳng có gì để vọng động cả, tất cả làm ơn an vị ngay ngắn đi: Có lẽ đó là kế hoạch ra mắt họp báo của ông tổng thống.

Hỡi ôi! Thất bại quá.

Nghe hơi nặng nề nhưng mà sau cuộc họp báo đáng nhớ này, người ta phải hi vọng rằng trong Tòa Bạch Ốc có nhóm lo y tế thật tốt để chẩn bệnh xem ông này có ổn hay không.

Chưa bao giờ trong nội các trung ương lại có một kiểu cách siêu thực (surreal) như vậy, mà mọi chuyện lại không phải tại thái độ hung hăng của Trump đối với báo giới và phe đối lập nữa. Hoàn toàn không phải. Tới nay thì ai cũng biết kiểu của y, cố gắng vất vả tự tường thuật về mình trong khung cảnh huyễn hoặc láo khoét. Mà sự rút lui của cố vấn an ninh của ông ta là một bằng chứng quá tuyệt vời rằng bộ phận kiểm tin của báo giới vẫn còn rất chính xác.

Tất cả những chuyện đó đã biến Trump thành một chú lùn hơn là một sứ quân hung hãn. Những vụ tấn công này chỉ tầm thường thôi. Chúng tôi sẽ vượt qua hết, ông tổng thống ạ.

Những điều rõ ràng vô nghĩa

Điều đáng lo ngại trong buổi họp báo này phải ghi nhận rằng,Trump đang sống trong một thế giới khác, mà biên giới của nó còn cao hơn cả cái tường thành mà y đang lên kế hoạch xây dựng chống Mễ Tây Cơ. Trong khi chánh phủ của y đang bị co rúm lại thì Trump diễn đạt rằng họ làm việc như „một cỗ máy trơn tru“. Trong khi chỉ số thất nghiệp đang nằm ở mức thấp nhất chưa từng có thì y cáo buộc rằng đang thừa hưởng một mớ di sản chính trị kinh tế „hổ lốn“. Trong khi y vừa mời hết các ông quản trị này đến bà quản trị nọ vào nội các của mình thì ông vinh danh rằng rốt cuộc rồi Hoa Thịnh Đốn cũng sạch bóng của nhóm lợi ích (lobbying).

Trump khẳng định kết quả thăm dò của y „cao xuyên qua cả trần nhà“, mà trong khi các kết quả gia tăng được coi là nghiêm trọng có chỉ số rất thấp.

•Y phê phán sự rò rỉ tin tức ngay trong chánh phủ của mình là một sự việc nghiêm trọng, còn xác định chuyện đó có nữa, nhưng lại gọi các bài tường thuật về các chi tiết lọt được ra ngoài là „tin vịt“ (Fake news).

•Y khoác lác về vụ thắng cử hồi tháng Mười Một rằng đã có được nhiều đại cử tri nhất kể từ thời Ronald Reagan, trong khi đó chỉ cần chịu khó chạy vào google để biết rằng điều đó sai bét.

•Y chế giễu các mối liên hệ với Nga, trong khi ông cựu nhân viên Michael Flynn đang đứng một chân trong tù.

•Rồi thỉnh thoảng y lại bá láp gì đó về Uran, vũ khí nguyên tử và Hillary Clinton, lung tung lộn xộn, khiến người ta có cảm giác ông này ba đêm rồi không ngủ.

Tự mình cũng cẩu thả

Thật vậy. Y bị trầm cảm ghê lắm. Và Trump cũng có một lối diễn đạt sự thật theo ý mình. Khi bị áp lực là y ẩn mình dưới cương vị một người đang tranh cử, việc này cũng dễ hiểu thôi. Mà cũng đúng. Những người bỏ phiếu cho y chẳng màn xem trọng về thực hư các đề tài của y có bị gọi là dính cái mũi dài thoòng như Pinocchio hay là không. Chắc chắn là cuộc họp báo này lại còn được fans của y tán thưởng nữa, bởi vì họ cho rằng Trump đã diễn đạt trên sân khấu rất thật. Ngôn ngữ, cảm xúc, mức độ trơ trẽn. Dù sao rốt cuộc cũng có ông tổng thống khác thường.

Coi như là ơn trên.

Tuy nhiên Trump không phải dân bán chuyên nghiệp nữa. Mà ông ta là tổng thống của nước Mỹ Hiệp Chúng Quốc dù không thể tin được. Rồi việc y mặc kệ để cho cả thế giới cười nhạo, vẫn cứ tiếp tục ra công chúng tầm phào và như vậy đã gây hại thanh danh cương vị tổng thống, không chỉ ngộ nghĩnh mà xét theo góc độ của Trump là cẩu thả. Nếu y muốn vượt qua ải nghị viện khi điều trần chương trình của mình, mà ông phải vượt qua để hành động thì y nên làm việc dần dần thay vì cứ đứng đó tự mãn. Nếu y thực sự muốn mang lại một kỷ nguyên mới cho nước Mỹ, thì y không nên biểu hiện trước công chúng là một người đàn ông mất cả tri giác khi gặp khó. Và đặc biệt là, nếu như y muốn thoát khỏi vấn đề liên hệ với Nga, thì y phải bỏ cái thói nói lấy được không suy nghĩ để rồi tự đoạn.

Trong những năm tới Trump có thể trở thành nguy hiểm, vâng, nhưng trong khoảnh khắc hiện tại Trump nên chú ý đừng cứ biến mình thành trò hề cho thiên hạ mãi.

(* lược dịch từ Einen Arzt, bitte! (http://www.spiegel.de/politik/ausland/donald-trump-eine-pressekonferenz-zum-gruseln-kommentar-a-1134996.html))

Triển

02-17-2017, 12:59 AM

Toàn bộ biên bản cuộc họp báo vừa qua: https://www.nytimes.com/2017/02/16/us/politics/donald-trump-press-conference-transcript.html?smid=tw-nytimes&smtyp=cur&_r=1

Triển

02-17-2017, 05:02 AM

Harward từ chối làm cố vấn an ninh quốc gia

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/446D/production/_94671571_8f0ad1a8-e415-4837-bd02-318aa72d6bb6.jpg
Ông Robert Harward, 60 tuổi, từng phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Navy Seal - hình ảnh Reuters

Người được Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn làm cố vấn an ninh quốc gia thay cho Flynn đã từ chối nhận vai trò này.

Phó đô đốc đã nghỉ hưu Robert Harward được nhắm đến vị trí này sau khi ông Trump sa thải Michael Flynn hôm 13/2.

Một quan chức Nhà Trắng cho biết ông Harward đưa lý do ông có một số khúc mắc về gia đình và tài chính, nhưng truyền thông Mỹ cho biết vấn đề mấu chốt là ông muốn đem theo nhân sự của mình.

Ông Flynn đã nói dối Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence về các cuộc trao đổi với Đại sứ Nga tại Mỹ.

Việc ông Harward từ chối diễn ra sau khi ông Trump mạnh mẽ bác tường thuật của truyền thông rằng Nhà Trắng đang trong tình trạng hỗn loạn và ông nhấn mạnh chính quyền của ông đang vận hành như một "cỗ máy gần như hoàn hảo".

Ông Harward nói với AP chính quyền Trump "rất tương thích với năng lực của tôi, rất chuyên nghiệp".

"Đây hoàn toàn là vấn đề cá nhân", ông nói thêm.

Ông Harward, 60 tuổi, từng phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm Navy Seal, hiện đang làm việc tại Abu Dhabi với vai trò giám đốc điều hành cho nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.

Khi được hỏi về thông tin cho rằng ông yêu cầu đem theo người của mình vào Hội đồng An ninh Quốc gia, ông Harward cho biết: "Tôi nghĩ rằng điều đó nên để tổng thống trả lời."

Ông Flynn, cựu trung tướng, bị cách chức trong bối cảnh có cáo buộc rằng trước khi được bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia, ông đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt của Mỹ với đại sứ Nga.

Việc này có khả năng vi phạm đạo luật cấm công dân tham gia vào đối sách ngoại giao.

Ông Flynn ban đầu phủ nhận việc thảo luận với Sergei Kislyak, Đại sứ Nga tại Washington.

Nhưng hôm 13/2, ông Trump yêu cầu ông Flynn từ chức sau khi có tiết lộ ông này lừa dối phó tổng thống về vụ việc.

Các quan chức đảng Cộng hòa kêu gọi mở cuộc điều tra về việc rò rỉ thông tin tình báo dẫn đến việc ông Flynn từ chức.

Hai ứng viên khác - Tướng về hưu David Petraeus và quyền cố vấn an ninh quốc gia Keith Kellogg - cũng được cân nhắc cho vị trí này.

(* nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world-38989494 )

Nhã Uyên

02-17-2017, 05:16 AM

Toàn bộ biên bản cuộc họp báo vừa qua: https://www.nytimes.com/2017/02/16/us/politics/donald-trump-press-conference-transcript.html?smid=tw-nytimes&smtyp=cur&_r=1

=> đả báo

Tóm lược: Nghe đây, nghe đây. Tất cả các tin tức là tin giả. Chỉ có Trump là nguồn “để được tin cậy". Trump biết hết tất cả sự thật, thật. Hãy tin Trump, và chỉ tin Trump thôi nhé. Phở Linh đã không làm gì sai, vì vậy Trump buộc Linh từ chức. Linh đã dối Pence. Trump biết. Không nên nói dối, đừng bao giờ nói dối. Mình chỉ cần nói với mọi người những gì người khác nói với mình…

Triển

02-17-2017, 07:26 AM

Tại Munich, châu Âu ngóng chờ Mỹ làm rõ chính sách đối ngoại mới

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 17-02-2017
Sửa đổi ngày 17-02-2017 14:44

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-02t003043z_1818775074_rc1baa071310_rtrmadp_3_usa-trump-tillerson_0.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump (P) và tân ngoại trưởng Rex Tillerson, Washington, ngày 02/02/2017.
REUTERS/Carlos Barria

Chưa bao giờ giới lãnh đạo châu Âu lại ngóng trông những lời giải thích của đồng minh Mỹ như tại Hội Nghị An Ninh Munich (Đức) chính thức mở ra vào ngày 17/02/2017. Lý do rất dễ hiểu : Đây là lần đầu tiên mà những nhân vật đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng Mỹ tiếp xúc trực tiếp với các đồng nhiệm châu Âu từ ngày tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Washington, sau khi có nhiều phát biểu không mấy thiện cảm với châu Âu, trong lúc lại liên tiếp tung tín hiệu hòa dịu hướng về Nga, đối thủ của châu Âu.

Ghi nhận đầu tiên là phái đoàn Mỹ đến châu Âu lần này rất hùng hậu, dẫn đầu là phó tổng thống Mike Pence, về cơ chế là người giám sát đường lối đối ngoại của Mỹ. Tháp tùng ông Pence là ba bộ trưởng chủ chốt : Rex Tillerson ở bộ Ngoại Giao, James Mattis ở bộ Quốc Phòng và John Kelly thuộc bộ An Ninh Nội Địa.

Theo chương trình dự kiến, phó tổng thống Mỹ sẽ phát biểu tại Hội Nghị Munich vào ngày 18/02, sau đó sẽ có những cuộc tiếp xúc song phương với thủ tướng Đức Angela Merkel, các lãnh đạo ba nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Litva, tổng thống Ukraina, nước đang bị Nga xâm lược, và thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim. Ngày 20/02, ông Pence sẽ đến Bruxelles, nơi nhiều cuộc gặp với giới lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã được dự trù.

Giới lãnh đạo châu Âu hy vọng rằng phát biểu của các nhân vật Mỹ, đặc biệt là của phó tổng thống Pence sẽ cho phép họ nắm bắt rõ hơn về đường lối đối ngoại của Mỹ trong những vấn đề liên quan đến châu Âu đang bị nhiễu do những tuyên bố thiếu thiện ý của ông Trump trong thời gian qua.

Mối quan ngại lớn nhất của châu Âu có lẽ là chính sách của Washington đối với Matxcơva sẽ ra sao trong bối cảnh Ukraina đã bị Nga xâm lược, trong lúc ông Trump lại không che giấu thái độ hâm mộ đồng nhiệm Nga Putin và chủ trương hòa dịu với Nga.

Theo nhận định của hãng tin Mỹ AP, sau vụ cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump, tướng Micheal Flynn, một người nổi tiếng thân Nga, phải từ chức, các đồng minh của Mỹ ở châu Âu rất muốn biết thực hư trong chính sách của chính quyền Trump đối với Nga, nhất là khi những lời cáo buộc Matxcơva can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lại được chính ông Trump giảm nhẹ tầm mức quan trọng.

Châu Âu, đặc biệt là các nước nằm sát biên giới Nga, cụ thể là ba quốc gia vùng Baltic, cùng Ukraina và Ba Lan, lại càng muốn biết chính sách đối phó với Nga của Mỹ sẽ ra sao sau khi chính tổng thống Trump hàm ý cho rằng các biện pháp trừng phạt áp đặt sau khi Nga thôn tính Crimée có thể được nới lỏng để đổi lấy một thỏa thuận về vũ khí hạt nhân.

Châu Âu cũng muốn biết rõ hơn về quan điểm của Washington đối với khối NATO thực sự sẽ ra sao sau khi chính ông Trump, sau ngày đắc cử và trước ngày nhậm chức, đã công khai xem Liên minh này là « lỗi thời ».

Tóm lại, chính sách đối ngoại của tân chính quyền Mỹ đang là một ẩn số gây quan ngại rất lớn cho châu Âu, và giới lãnh đạo đang chờ được phó tổng thống Mỹ làm sáng tỏ.

Như đã nắm bắt được sự lo lắng này, Mỹ tìm cách trấn an, cho biết rằng phó tổng thống Mỹ sẽ tái khẳng định các cam kết đối với châu Âu, một « đối tác không thể thiếu » của Hoa Kỳ.

Vấn đề đặt ra là liệu Donald Trump có chịu nghe lời các « chuyên gia » hay không ? Đây chính là nghi vấn mà nhiều người nêu lên, căn cứ vào tính cách độc đoán của tân chủ nhân Nhà Trắng.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170217-tai-munich-chau-au-ngong-cho-my-lam-ro-chinh-sach-doi-ngoai-moi )

Triển

02-17-2017, 08:03 AM

Mad dog phát biểu trước Hội nghị an ninh tại Munich. Boss của Mad dog thì nói NATO là ốp xô lết, Mad dog thì thắt chặt quan hệ NATO. Ủa sao kỳ dzậy cà? Không lẽ Trâm chỉ nói cho sướng miệng rồi sai lính mình đi "sửa sai" như thường lệ? Hoặc là lính của Trâm có khả năng dạy Trâm chính sách đối ngoại và kỹ năng trị nước, bằng cách đi mài dũa lại các lời nói của Trâm ở chỗ đồng minh?

"Article 5 is a bedrock commitment"

"The transatlantic bond remains our strongest bulwark against instability & violence"

"Security is always best together"

Okie dookie! You're welcome Mad dog! Hats off to you sir!

https://www.youtube.com/watch?v=wwsDbJ9K5Eo

ốc

02-17-2017, 09:00 AM

Không lẽ Trâm chỉ nói cho sướng miệng rồi sai lính mình đi "sửa sai" như thường lệ?

Ông Trùm thích làm hề hơn làm tổng thống. Le figa-roi. The Comedian-in-chief. Hề gia trị quốc = loạn thiên hạ.

President Trump’s Press Conference: ‘You’re All Fake News’ (https://www.yahoo.com/tv/jimmy-fallon-mocks-president-trump-press-conference-fake-143716558.html)
https://s.yimg.com/lo/api/res/1.2/PYHcusCyhIJ_T1LGvvGmBw--/YXBwaWQ9eW15O3c9NjMwO3E9NzU7c209MTtpbD1wbGFuZQ--/http://media.zenfs.com/en_US/Entertainment/Variety/jimmy-fallon.png.cf.jpg

Triển

02-17-2017, 09:47 AM

Ông Trùm thích làm hề hơn làm tổng thống. Le figa-roi. The Comedian-in-chief. Hề gia trị quốc = loạn thiên hạ.

Hề(ồi) gia..... hỗn loạn thiên hạ

PS: 3 vợ

Đậu

02-17-2017, 10:53 AM

#MakeAmericaJoblessAgain

Ứng cử viên bộ trưởng bộ lao động tức CEO của chuỗi thức ăn nhanh ... thảy khăn trắng!

Donald Trump's pick for Labour Secretary Andrew Puzder withdraws from nomination

Nghĩ mắc cười. Trong khi Trump một mực triệt hạ số di dân lậu thì Puzder, trong quá khứ, đã mướn di dân lậu làm việc cho mình. Không biết nguyên nhân nào đã khiến Trump đề cử Puzder, một người vi phạm luật lao động, làm bộ trưởng bộ lao động? Có nhẽ Trump đang kiếm bạn diễn để song tấu một tiểu phẩm hài? Hoặc là Trump chả biết gì về nhân thân Puzder, chỉ biết phich cho đủ số nhân viên dưới trướng?

Cũng may là giới truyền thống kịp thời làm rõ tiền sử của Puzder. Chứ không thì Trump sẽ lâm vào tình huống cười không xong mà khóc cũng không đặng. Còn nhân dân Mỹ tiến bộ thì phải sống chung với những luật lệ lao động do đứa phạm luật lao động bày ra.

Nhiều người bảo Puzder cảm thấy xấu hổ vì những việc làm trong quá khứ của y nên tự động rút lui nhưng theo tớ nghĩ thì không phải vậy. Vì nếu là vậy, thì Puzder đã rút lui trước khi mọi việc xấu y làm được giới truyền thông phơi ra ánh sáng. Động thái rút lui của Puzder biểu hiện tâm trạng của một đứa ăn cắp bị bắt gặp quả tang. Ăn gian không được thì bỏ.

Trộm nghĩ, Trump nên cám ơn gio truyền thông đã cứu nguy cho mình một ván thua trông thấy. Cùng là nhời xin lỗi nhân dân Mỹ tiến bộ vì sự bất cẩn của mình trong việc đề cử Puzder.

Làm vậy mới là phải phai. Chứ nhẽ nào lại nặng nhẹ nhời ăn tiếng nói với giới truyền thông như thế?

n.c

02-17-2017, 11:00 AM

Nghĩ mắc cười.

:z67:

Triển

02-17-2017, 11:09 AM

Động thái rút lui của Puzder biểu hiện tâm trạng của một đứa ăn cắp bị bắt gặp quả tang. Ăn gian không được thì bỏ.

Ăn cắp trừng gà (offside) bị quần chúng trọng tài tuýt còi.

http://topbet.eu/news/wp-content/uploads/2014/06/offside-640x360.jpg

Triển

02-17-2017, 11:42 AM

Mỹ bị gây sức ép tỏ rõ quan điểm trên hồ sơ Syria

Thùy Dương

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-17t085107z_1284078371_rc19f52326d0_rtrmadp_3_germa ny-g20.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (P), đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỹ Mevlut Cavusoglu và các nhà ngoại giao khác nghe ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong hội thảo về Syria, Bonn, Đức.
REUTERS/Brendan Smialowski/Pool

Các nước ủng hộ phe đối lập ở Syria nhóm họp bên lề hội nghị G20 ngày 17/02/2017 ở Bonn, Đức, để thống nhất và trắc nghiệm thái độ của Mỹ khi chỉ còn vài ngày nữa là các phe tham chiến ở Syria đàm phán hòa bình ở Genève.

Theo AFP, đây là lần đầu tiên nhóm các nước có cùng quan điểm về hồ sơ Syria nhóm họp, kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Nhóm này gồm khoảng 10 nước phương Tây, Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm một lần nữa, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lại được các nước này mong chờ làm rõ quan điểm của Washington về cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Syria. Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault nhấn mạnh về tầm quan trọng và sự cần thiết phải có đối thoại với Hoa Kỳ về khủng hoảng Syria.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu : « Liên Hiệp Quốc cần một sự ủng hộ rộng rãi, và chúng tôi cần một giải pháp chính trị ». Ông Gabriel cũng hài lòng về việc ngoại trưởng Mỹ đã tích cực tham gia thảo luận về hồ sơ Syria.

Tổng thống Mỹ đã nhiều lần khẳng định cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo là ưu tiên của ông. Ông Donald Trump đã yêu cầu lầu Năm Góc từ nay tới cuối tháng 02/2017 phải báo cáo về chiến lược mới và đặc biệt là kế hoạch hợp tác với Nga để oanh kích chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170217-washington-bi-gay-suc-ep-to-ro-quan-diem-tren-ho-so-syria )

Triển

02-17-2017, 09:03 PM

Trâm đi viếng Boeing....than vãn ..... ca bài ca con cá .... cá sống nhờ nước, Trâm sống nhờ lăng quăng!

"...

At one point, Trump told the crowd, "In the old days, when I made this speech, I got paid a lot of money. Now I have to do it for nothing."

"Not a good deal, but that's OK, we love it," he added.

..."

http://media.npr.org/assets/img/2017/02/17/ap_17048657700832_custom-a4159de5f08682bc447629783ac62c852d48ebff-s800-c85.jpg

(coi nữa) (http://www.npr.org/sections/thetwo-way/2017/02/17/515801924/watch-live-trump-visits-boeing-plant-in-south-carolina)

Triển

02-18-2017, 01:41 AM

Munich Security Conference 2017, 18 February 2017, 09:00 am

Night Owl Session "The Future of NATO: 'Obsolete' or 'Very Important'?"

Michael Fallon (Secretary of State for Defence, United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland),
Jean-Yves Le Drian (Minister of Defence, French Republic),
Jeanine Hennis-Plasschaert (Minister of Defence, Kingdom of the Netherlands),
Harjit Singh Sajjan (Minister of National Defence, Canada),
Fikri Işık (Minister of National Defence, Republic of Turkey),
and
Jim Stavridis (Admiral (ret.); former NATO Supreme Allied Commander Europe; Dean of the Fletcher School of Law and Diplomacy, Tufts University; Member of the Advisory Council, Munich Security Conference; moderator).

(coi ở đây (https://www.securityconference.de/en/media-library/munich-security-conference-2017/video/night-owl-session-the-future-of-nato-obsolete-or-very-important/filter/video/))

Video source: © Bayerischer Rundfunk 2017

Triển

02-18-2017, 08:49 AM

=> đả báo

Tóm lược: Nghe đây, nghe đây. Tất cả các tin tức là tin giả. Chỉ có Trump là nguồn “để được tin cậy". Trump biết hết tất cả sự thật, thật. Hãy tin Trump, và chỉ tin Trump thôi nhé. Phở Linh đã không làm gì sai, vì vậy Trump buộc Linh từ chức. Linh đã dối Pence. Trump biết. Không nên nói dối, đừng bao giờ nói dối. Mình chỉ cần nói với mọi người những gì người khác nói với mình…

Chẳng phải kẻ thù của anh đâu, kẻ thù của dân Mỹ cơ!

http://i.imgur.com/FmLeEeR.jpg

(https://twitter.com/realDonaldTrump/status/832708293516632065?ref_src=twsrc%5Etfw)

Triển

02-18-2017, 10:02 AM

Fox News không đứng trong danh sách "thế lực thù địch" của Trâm,

cái đài "chịu" Trump giờ cũng "chịu hết nổi" Trâm ("No, sir, we're not fools" :) ),

vì cái tật, à không, cái tài bẻ cong sự thật của Trâm... :)

https://www.youtube.com/watch?v=3c_E12d_EtU

ốc

02-18-2017, 12:13 PM

Chẳng phải kẻ thù của anh đâu, kẻ thù của dân Mỹ cơ

http://i.imgur.com/FmLeEeR.jpg

Vậy là Trùm với Mẹđía cùng phe. Indeed, social media is part of the media.

Triển

02-18-2017, 01:09 PM

Vậy là Trùm với Mẹđía cùng phe. Indeed, social media is part of the media.

Trùm còn tệ hơn sâu sần Mẹ đía, Trâm lợi dụng Mẹ đía để có chỗ hát chùa.

Bên tôi báo chí đang bàn liệu Trâm có phải đang bị cơn bệnh rối loạn nhân

cách (Narcissism) ở tình trạng xấu nhất hay không.

Triển

02-18-2017, 01:17 PM

Gác gian ở tận bên Anh, chắc là không thuộc vòng báo giới đang bị Trâm chửi.

Understanding Trump’s narcissism could be the key to opposing him

Kamran Ahmed

(coi nữa) (https://www.theguardian.com/commentisfree/2017/feb/17/donald-trump-narcisissm-mentally-ill-personality)

ốc

02-18-2017, 09:14 PM

Trâm đi viếng Boeing....than vãn ..... ca bài ca con cá .... cá sống nhờ nước, Trâm sống nhờ lăng quăng!

"...
At one point, Trump told the crowd, "In the old days, when I made this speech, I got paid a lot of money. Now I have to do it for nothing."

"Not a good deal, but that's OK, we love it," he added.

"but that's ok" - vậy chắc là đã có tính toán để gỡ gạc lại số tiền đó. Trùm đời nào chịu thua thiệt. #MakeAmericaPayAgain(AndAgain)

Triển

02-18-2017, 09:57 PM

http://i.imgur.com/f6roVFi.jpg

#MakeAmericaPayAgain(AndAgain)

Cái này đúng nha. Mới có một bài báo Đức của đặc san Spiegel viết việc bảo vệ gia đình Trâm (http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/donald-trump-das-teure-leben-der-praesidenten-familie-a-1135245.html) sẽ mắc mỏ hơn nhiều. Dân chúng trả thuế ở Mỹ phải chịu khó trả tiền cho họ ăn chơi. Bất kể là ngồi trong tháp Trâm, ở Mar-a-Lago hay là các chuyến đi mần ăn của đám con cái Trâm, nhóm bảo vệ phải túc trực canh chừng 24/24 tốn kém vô chừng. Để có sự so sánh. Tờ Spiegel nêu con số theo Judical Watch rằng anh Ô trong tám năm trị vì nước Huê Kỳ đã được bảo hộ với giá tiền là 97 triệu Mỹ kim. Còn anh Trâm thì thích bay đi du hí ở Mar-a-Lago có mặt lưng ngóc ra biển, phải tốn kém thêm vụ bảo vệ các thế lực diêm vương, hà bá ngoi từ nước lên ám sát Trâm, nên còn tốn kém thêm bạo nữa vì biển mênh mông, phải rà tàu ngầm nhỏ bên dưới.

Và chuyện bay tới bay lui cũng tốn kém nhưng Trâm chẳng màn gì dù là dân tính toán từng đồng. Họ tính luôn nội cái dàn canh gác chung quanh tháp Trâm mỗi ngày đã khoảng 500 ngàn USD. Nếu chị đệ nhứt phu nhơn kia chưa chịu dọn vào Bạch Ốc thì coi như mỗi năm quất 183 triệu Mỹ kim chỉ là tiền .... canh gác. Tiền canh gác cho con Trâm ở khách sạn Dubai đi mần ăn riêng tư một đêm thôi quất 16 ngàn USD, còn đi Uruguay thì 100 ngàn. Yeap, Trâm đâu cần nhận lương tổng thống, nội con cái Trâm thôi là đã đủ phê tiền secret service rồi. :)

Tuy nhiên nước Mỹ ta giàu và đẹp. Dân Mỹ ta đóng thuế ít hơn thiên hạ hết thảy, nên chuyện bao cả gia đình Trâm đi chơi bời, mần ăn chắc cũng không sao. Hạ tầng cơ sở có chỗ nào sứt mẻ thì ráng đợi nhiệm kỳ khác, có ổng tổng thống biết ki-cốp chút rồi tính. :)

Tờ Washington Post cũng lấy giấy viết ra tính tính toán toán ở đây (https://www.washingtonpost.com/business/economy/trump-familys-elaborate-lifestyle-a-logistical-nightmare--at-taxpayer-expense/2017/02/16/763cce8e-f2ce-11e6-a9b0-ecee7ce475fc_story.html?postshare=3851487333451275&tid=ss_tw&utm_term=.7d6629542988).

Nhã Uyên

02-19-2017, 06:40 AM

Gác gian ở tận bên Anh, chắc là không thuộc vòng báo giới đang bị Trâm chửi.

Understanding Trump’s narcissism could be the key to opposing him

Kamran Ahmed

(coi nữa) (https://www.theguardian.com/commentisfree/2017/feb/17/donald-trump-narcisissm-mentally-ill-personality)

Declaring Trump mentally ill and calling for his removal may be erroneous and unethical, but we must not close the door on understanding his thinking and predicting his behaviour by shutting down the discourse around his personality. - trích từ bài báo trên.

Đồng ý với điểm chính của bài báo - đoán rằng ông Trump tâm thần chẳng ích lợi gì nhưng nhìn ổng qua ống kính của các đặc tính của ổng có thể giúp mình dự đoán thái độ của ổng và tìm cách đối phó những hành vi của ổng.

Và không biết ông Trump có mắc chứng rối loạn nhân cách/ái kỷ, tâm thần, điên khùng gì không nhưng như ai đó đã nói, nếu ổng có điên thì ổng “điên như một con cáo”.

Nhã Uyên

02-19-2017, 08:10 AM

Trùm còn tệ hơn sâu sần Mẹ đía, Trâm lợi dụng Mẹ đía để có chỗ hát chùa.

Gật đầu. Media như con cá đang cắn mồi Trump.

Truyền thông chú ý nhiều về các chương trình tiếu lâm hội/líu lo quái đản của ông Trump thay vì các sự kiện đang xảy ra đằng sau Washington, những sự kiện có thể thay đổi, ảnh hưởng cuộc sống của người dân khắp mọi nơi.

Trước đây, bên Úc, Queensland thì phải, đã từng có một ông thủ tướng đã từng dùng chiêu bài này với cái tên gọi nổi tiếng là “feeding the chooks“ (cho gà ăn thóc?). Ông thủ tướng ấy sẽ vài ngày ném cho giới truyền thông một vài mẩu bánh vụn nghe rất thái quá và trong lúc họ cặm cui mổ các mẩu bánh vụn ấy, ông sẽ thi hành công việc chính của ông là lật đổ nền dân chủ. Qua chiêu bài ấy, ông “trụ trì” trên 20 năm.

ốc

02-19-2017, 08:46 AM

Fox News không đứng trong danh sách "thế lực thù địch" của Trâm, cái đài "chịu" Trump giờ cũng "chịu hết nổi" Trâm ("No, sir, we're not fools" ),vì cái tật, à không, cái tài bẻ cong sự thật của Trâm...

Trâm có tài chế tạo sự thật: "Look what's happening last night in Sweden"

https://uk.news.yahoo.com/former-swedish-pm-asks-trump-155100260.html (https://www.yahoo.com/news/swedes-scratch-heads-trumps-suggestion-major-incident-121438182--politics.html#comments)

#MassacreAllOverSweeden!!!

#MakeNewsGreatAgain

Triển

02-19-2017, 09:29 AM

Trâm có tài chế tạo sự thật: "Look what's happening last night in Sweden"

https://uk.news.yahoo.com/former-swedish-pm-asks-trump-155100260.html (https://www.yahoo.com/news/swedes-scratch-heads-trumps-suggestion-major-incident-121438182--politics.html#comments)

#MassacreAllOverSweeden!!!

#MakeNewsGreatAgain

"....

Former Swedish Foreign Minister Carl Bildt tweeted,
"Sweden? Terror attack? What has he been smoking? Questions abound."

...."

Chắc lại lén vợ rít tí cỏ dại ngoài đường chớ gì. Mèn ơi anh Trâm ngày càng giống mát dây quá.

Triển

02-19-2017, 09:51 AM

Gật đầu. Media như con cá đang cắn mồi Trump.

Truyền thông chú ý nhiều về các chương trình tiếu lâm hội/líu lo quái đản của ông Trump thay vì các sự kiện đang xảy ra đằng sau Washington, những sự kiện có thể thay đổi, ảnh hưởng cuộc sống của người dân khắp mọi nơi.

Trước đây, bên Úc, Queensland thì phải, đã từng có một ông thủ tướng đã từng dùng chiêu bài này với cái tên gọi nổi tiếng là “feeding the chooks“ (cho gà ăn thóc?). Ông thủ tướng ấy sẽ vài ngày ném cho giới truyền thông một vài mẩu bánh vụn nghe rất thái quá và trong lúc họ cặm cui mổ các mẩu bánh vụn ấy, ông sẽ thi hành công việc chính của ông là lật đổ nền dân chủ. Qua chiêu bài ấy, ông “trụ trì” trên 20 năm.

Mấy cái nói tầm phào đó mà giương Đông kích Tây được ai. Muốn làm gì sau rốt cũng phải qua pháp luật.

https://www.youtube.com/watch?v=L8Cb1mr1ByU

Đừng kể McCain. Coi như là "người ngoài" đi.
Ông xếp Ngũ Giác Đài đang hội họp hội nghị an ninh ở Munich,
khi được hỏi vụ Trâm dựng lên báo chí là kẻ thù của dân Mỹ
thì ông ta nói rằng ông ta chẳng có vấn đề gì với báo chí cả.

Nhã Uyên

02-19-2017, 11:01 AM

Ông xếp Ngũ Giác Đài đang hội họp hội nghị an ninh ở Munich,
khi được hỏi vụ Trâm dựng lên báo chí là kẻ thù của dân Mỹ
thì ông ta nói rằng ông ta chẳng có vấn đề gì với báo chí cả.

Ya, ít nhất trong bộ nội các của Trump có một vài người bình tĩnh để cân bằng các thành phần quá khích.

ốc

02-19-2017, 07:35 PM

Chắc lại lén vợ rít tí cỏ dại ngoài đường chớ gì. Mèn ơi anh Trâm ngày càng giống mát dây quá.

Trâm giải thích là lấy tin từ đài Fox News. Thì ra vẫn còn tin mẹ đía.
https://www.yahoo.com/news/sweden-asks-u-explain-trump-sweden-173118073.html

"My statement as to what's happening in Sweden was in reference to a story that was broadcast on @FoxNews concerning immigrants & Sweden," Trump said in a tweet on Sunday.
https://twitter.com/realDonaldTrump/status/833435244451753984?ref_src=twsrc%5Etfw

Trùmp boasts: Dumb Americans just eat out of my hand like this.

http://ichef.bbci.co.uk/wwfeatures/wm/live/976_549/images/live/p0/4t/74/p04t74tj.jpg

Triển

02-19-2017, 09:42 PM

Trâm giải thích là lấy tin từ đài Fox News. Thì ra vẫn còn tin mẹ đía.
https://www.yahoo.com/news/sweden-asks-u-explain-trump-sweden-173118073.html

Thì ra nguồn tin tức cho tổng thống là tivi. Chứ không phải CIA, NSA, FBI, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ thông báo riêng cho tổng thống?

Hm, Trâm đi tắt về... muộn?

Triển

02-20-2017, 12:48 AM

#MakeAmericaSmartAgain

AAAS chief puts weight behind protest march
By Pallab Ghosh Science correspondent, BBC News, Boston

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/71EB/production/_94736192_news_20160322_rushholtofficialportrait.j pg

The head of the world's largest scientific membership organisation has given his backing for a planned protest by researchers in Washington DC.

(coi nữa) (http://www.bbc.com/news/science-environment-39024648)

Triển

02-20-2017, 08:56 AM

Phái đoàn đại biểu Hoa Kỳ đến Bruexelles
Nước sốt đậm đà của Hoa Thịnh Đốn

Họ muốn hàn gắn vết thương mà Trump đã vạch ra: chuyến công du Châu Âu đầu tiên của phó tổng thống Mỹ Pence và bộ trưởng quốc phòng Mattis được xem như vỗ về đồng minh. Thành công của họ chẳng có gì.

Bài bình luận của Markus Becker

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1109324-860_poster_16x9-prji-1109324.jpg
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence trong tòa nhà Châu Âu ở Bruxelles, 20 tháng Hai 2017.

Từ khi Donald Trump cầm quyền trong Tòa Bạch Ốc, Châu Âu tự hỏi: Ông này muốn gì đây? Muộn nhất là sau khi phó tổng thống Mike Pence ra mắt ở Bruxelles thì đã có sự khẳng định rằng: Người ta cũng chẳng biết gì cả - và Châu Âu vẫn tiếp tục bất an như trước. Bởi vì ngoài lời lẽ ấm áp thì các vị đại sứ của Trump cũng chẳng có gì để trình bày.

Triệu chứng này đã được chứng kiến màn trình diễn của bộ trưởng quốc phòng James Mattis ở tổng hành dinh NATO tại Bruxelles rồi. Mặc dù y dùng nhiều lời lẽ nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn tiếp tục là đồng minh tín nhiệm. Lời đọng lại thì đặc biệt là đe dọa Hoa Thịnh Đốn sẽ rút lại bớt hỗ trợ trong khối NATO nếu các thành viên khác không chịu nhanh chóng chi thêm phí tổn. Câu hỏi lại được đặt ra là sự tín nhiệm của Mỹ trong trường hợp nghiêm trọng còn được bao nhiêu.

Chỉ nội nghi vấn này thôi đã là mũi tiêm độc cho khối phòng thủ liên minh hiện chỉ sống còn qua sự hỗ trợ lẫn nhau.

Phó tổng thống Pence thì không dùng các lời đe dọa như bộ trưởng quốc phòng. Nhưng y cũng chẳng có gì để cụ thể hóa - không nghe tới trong bài thuyết trình của y trước Hội nghị An ninh ở Munich hôm thứ Bảy vừa qua, mà cũng chẳng thấy gì trong bài phát biểu của y trước Chủ tịch nghị viện Châu Âu Donald Tusk vào ngày thứ Hai hôm nay ở Bruxelles. Pence vinh danh hơi phóng đại về lịch sử chung tay trong quá khứ, về nền dân chủ và tự do và cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng y lại không có trình bày một phác thảo chính trị nào để khẳng định lời phát biểu của mình cả.

Thiếu hẳn các vấn đề cụ thể như

Chính phủ Mỹ sẽ đối với khối EU ra sao trong tương lai, sau khi Trump ồn ào tán thưởng cái BREXIT "tuyệt vời" và dự đoán sẽ còn nhiều nước tiếp tục thoát ly EU nữa?

Quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU ra sao vì chương trình tự do mậu dịch TTIP xem như đã chết?

Đe dọa của Trump sẽ áp thuế lên các công ty Châu Âu?

Người Mỹ có suy nghĩ cụ thể nào về hỗ trợ của mình cho an ninh và phòng thủ ở Châu Âu?

Và làm sao làm việc chung với đa số các quốc gia Hồi giáo trong ương lai theo kiểu cấm vận nhập cảnh của Trump?

Chẳng có câu hỏi nào bên trên cả Pence lẫn Mattis hoặc là ông bộ trưởng bộ nội vụ John Kelly có thể trả lời. Chuyến công du đến Châu Âu của họ có thể xem như một cố gắng phóng khoáng rưới nước sốt đậm đà lên trên một phần ăn có vẻ bị thiu. Tuy nhiên cố gắng này có lẽ không thành, bởi vì Châu Âu vẫn còn câu hỏi ai thực sự có tiếng nói ở Hoa Thịnh Đốn vậy? Lời lẽ ấm áp của Pence có bao nhiêu sự thật trong đó? Hay là sự thật nằm ở trong các ý tưởng cực đoan của cố vấn cho Trump, ông Steve Bannon hoặc là các tin hót loạn xị của xếp y?

Mặc dù ông John McCain, một đối thủ ngay trong phe cộng hòa cũng cố gắng xoa dịu người Châu Âu về các ý đồ của ông tổng thống kia. Y đã khuyên khán giả ở Hội nghị An ninh Munich xin hãy đánh giá hành động chứ đừng đánh giá lời nói của chính phủ Mỹ.

Liệu rằng điều McCain khuyên đó có thể làm giảm bớt căng thẳng của Châu Âu hay không thì khó biết. Bởi vì cho đến hôm nay thái độ của Trump là thực sự đã làm những gì ông ta nói.

(* dịch từ nguồn: US-Delegation in Brüssel - Washingtoner Harmonie-Soße (http://www.spiegel.de/politik/ausland/mike-pence-auf-eu-besuch-in-bruessel-washingtoner-harmoniesauce-kommentar-a-1135435.html) )

Triển

02-20-2017, 10:33 AM

Thụy Điển đòi tổng thống Mỹ giải thích một vụ tấn công khủng bố tưởng tượng

Thanh Hà

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-19t050453z_434380695_rc127ec1a190_rtrmadp_3_usa-trump.jpg

Để biện minh cho chính sách đóng cửa biên giới, tổng thống Mỹ gián tiếp phao tin Thụy Điển phải hứng chịu hậu quả tai hại vì chính sách hào phóng đón nhận người nhập cư. Phát biểu nói trên được chủ nhân Nhà Trắng đưa ra nhân một cuộc mít tinh tại Florida, ngày 18/02/2017. Lập tức, tòa đại sứ Thụy Điển tại Washington yêu cầu bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giải thích về phát biểu của ông Trump.

Thông tín viên đài RFI từ thủ đô Washington, Anne – Marie Capomaccio cho biết thêm :

''Hãy nhìn xem những gì xảy ra tại Đức. Hãy nhìn xem điều gì xảy ra tại Thủy Điển tối hôm qua. Ai có thể ngờ là Thụy Điển, một quốc gia đã mở cửa đón nhận biết bao nhiêu người, để rồi phải đối mặt với nhiều vấn đề ". Tổng thống Trump tuyên bố như trên trước khi nhắc tới các vụ khủng bố ở Nice, ở Paris. Một cách gián tiếp, ông đã đề cập đến một vụ tấn công xảy ra trên lãnh thổ Thủy Điển vào ngày thứ Sáu vừa qua.

Tương tự như vậy, vài ngày trước, cố vấn đặc biệt của tổng thống Hoa Kỳ đã phao tin một vụ khủng bố đã xảy ra ngay tại Mỹ. Giờ đây một số các phương tiện truyền thông tẩy chay bà Kellyanne Conway. Bà cố vấn tổng thống bị xem là một nguồn cung cấp thông tin không đáng tin cậy.

Nhưng trong trường hợp với Thụy Điển, thì đích thân tổng thống Mỹ lên tiếng. Cho đến nay, mỗi lần bị bắt quả tang phao tin thất thiệt, Donald Trump thường chống chế là ông đã " nghe phong phanh thấy tin này ở đâu đó ".

Lần này, trên mạng Twitter, tổng thống Hoa Kỳ giải thích là ông đã "xem một phóng sự về tội phạm hình sự tại Thụy Điển ", và phóng sự này được chiếu trên kênh truyền hình nổi tiếng là có lập trường bảo thủ FoxNews.

Dù vậy, sau phản ứng bàng hoàng ban đầu, Stockholm chính thức lên tiếng yêu cầu bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giải thích về những lời lẽ của tổng thống Trump. Không chắc là tin nhắn trên mạng xã hội có đủ sức thuyết phục ».

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170220-stockholm-yeu-cau-my-giai-thich-vu-tong-thong-trump-tuong-tuong-mot-vu-tan-cong-khu )

Triển

02-20-2017, 10:37 AM

#WhatHappenedInSweden

Việt cộng nổi tiếng nói láo gọi là Vẹm. Còn Trâm nổi tiếng nói láo. Tương lai gọi là gì?

https://farm3.static.flickr.com/2107/32794511621_3c36f4ccff_b.jpg

ốc

02-20-2017, 10:47 AM

#WhathappenedinSweden

Việt cộng nổi tiếng nói láo gọi là Vẹm. Còn Trâm nổi tiếng nói láo. Tương lai gọi là gì?

"Trẹm."

Tiếng Anh thì có sẳn chữ này:

- to trump up:

(idiomatic (https://en.wiktionary.org/wiki/Appendix:Glossary#idiomatic)) to create falsely, to fabricate (particularly applied to accusations, (legal) charges or evidence). His electoral "campaign" to date has included attempts to trump up criminal charges against his opponents.

(idiomatic (https://en.wiktionary.org/wiki/Appendix:Glossary#idiomatic)) Heavily publicise (https://en.wiktionary.org/wiki/publicise), promote (https://en.wiktionary.org/wiki/promote) or market (https://en.wiktionary.org/wiki/market) a product. We don't often trump up products purely for the virtue of being "new".

https://en.wiktionary.org/wiki/trump_up

Triển

02-20-2017, 10:52 AM

Ờ há. Để nhờ Admin đổi giùm tên của mạch này sang TRẸM.

Thiệt ta, Trump up! hahahaha. Éc sắc lỳ! :24:

Triển

02-20-2017, 11:06 AM

Trump có thực sự đe dọa Trung Quốc?

Trọng Thành
Đăng ngày 20-02-2017
Sửa đổi ngày 20-02-2017 17:26

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/trump-chine_getty.jpg

Tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cầm quyền vừa đúng một tháng. Trên báo Pháp, có nhiều sơ kết. Trước hết, xin giới thiệu bài phân tích của Le Figaro « Trump có thực sự là một mối đe dọa với Trung Quốc ? ». Bài viết nhấn mạnh sự tương phản giữa một bên là các đe dọa của Donald Trump nhắm vào Trung Quốc, khiến nhiều chuyên gia dự đoán một cuộc « chiến tranh kinh tế » và « các tranh chấp lãnh thổ gia tăng », nhưng mặt khác, đe dọa từ nước Mỹ rất có thể được Tập Cận Bình sử dụng để củng cố quyền thống trị trong nước.

Thông tín viên của Le Figaro tại Bắc Kinh, Cyrille Pluyette, trước hết ghi nhận, tổng thống Mỹ đã phải chấp nhận một bàn thua trước hoàng đế đỏ Tập Cận Bình, khi thừa nhận trở lại chính sách một nước Trung Hoa, vốn là nền tảng quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh từ 1979, điều mà ông Trump từng để lộ khả năng sẽ xem xét lại. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai cường quốc đứng đầu thế giới vẫn còn rất căng thẳng.

Le Figaro lần lượt điểm hai lĩnh vực chính. Trước hết về kinh tế, câu hỏi đặt ra là Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao trước các áp lực của Mỹ ? Trước đe dọa của Washington tăng thuế đến 45% các mặt hàng nhập khẩu, để chống lại việc Trung Quốc kìm giá đồng yuan, Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách trừng phạt các tập đoàn lớn của Mỹ gắn bó với thị trường Trung Quốc, như hãng xe hơi General Motors. Tuy nhiên, nếu trả đũa Mỹ, kinh tế Trung Quốc cũng phải gánh chịu thiệt hại nặng, vì hàng sang Mỹ chiếm tới 1/5 hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, và tăng trưởng trong lĩnh vực này đang chững lại.

Trung Quốc lo ngại chính sách khuyến khích đầu tư, cùng chính sách tiền tệ mới của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sẽ thúc đẩy giới nhà giàu Trung Quốc tuồn vốn ra ngoài. Làn sóng rút vốn, lên đến 725 tỉ đô la năm 2016, nếu tiếp diễn sẽ gây áp lực buộc đồng nhân dân tệ phải xuống giá, với hệ quả là hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn, và điều này càng thúc đẩy việc đưa vốn ra ngoài Trung Quốc. Nhìn chung, Bắc Kinh chắc chắn sẽ có nhân nhượng về chính sách tiền tệ, để tìm cách tránh một cuộc chiến thương mại, sẽ khiến cả hai bên cùng suy yếu.

Về vấn đề Biển Đông, theo Le Figaro, cho dù Washington đã xuống thang trong chuyện Đài Loan, Bắc Kinh vẫn rất lo ngại những quan hệ « không chính thức » của ông Trump với Đài Bắc, hiện đang dưới quyền của một tổng thống có xu hướng ủng hộ độc lập. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất tại khu vực này là chính sách hết sức khó đoán định của ê kíp tân tổng thống Mỹ đối với các thực thể địa lý mà Trung Quốc đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Theo chuyên gia Valérie Niquet, được Le Figaro dẫn lại, chính quyền Bắc Kinh rất căng thẳng, vì nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ, quân đội Trung Quốc « không có khả năng giành chiến thắng ». Trung Quốc hiện nay đang giữ một « thái độ chờ đợi » và « liên tục có các biểu hiện phô trương sức mạnh, nhằm thuyết phục Hoa Kỳ bỏ ý định lao vào một xung đột ».

Tuy nhiên, ngoài hai vấn đề cạnh tranh kinh tế và căng thẳng Biển Đông, điều chủ yếu mà Le Figaro chú ý là tác động của chính sách mới của chính quyền Trump đến chính trị nội bộ của Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Pháp Juliette Genevaz rút ra một nghịch lý là : « các đe dọa của Mỹ ‘‘có thể giúp lãnh đạo số một của Trung Quốc tập trung quyền lực vào tay mình, hơn là làm ông ta suy yếu’’ ». Đối kháng từ Hoa Kỳ càng giúp cho Tập Cận Bình khẳng định lập trường dân tộc chủ nghĩa, vốn đã được quảng bá rất mạnh. Nhà chính trị học Willy Lam, người Hồng Kông, cảnh báo trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc, tinh thần yêu nước cuồng nhiệt đang trở thành « trụ cột duy nhất » làm nên tính chính đáng của đảng Cộng Sản trong mắt người dân.

Le Figaro nhấn mạnh thêm, chính « quan điểm hiếu chiến và chủ nghĩa biệt lập Mỹ của Donald Trump sẽ có thể giúp cho Tập Cận Bình khẳng định như một nhà lãnh đạo có trách nhiệm của thế giới »…. « Lấp vào chỗ trống mà Hoa Kỳ để lại, chủ tịch Trung Quốc tỏ ra, đặc biệt đối với châu Âu, là một đối tác tin cậy, và thậm chí có tiếng nói trọng lượng hơn trong việc lãnh đạo thế giới ». Cho đến nay, Le Figaro đánh giá « Tập Cận Bình đã thành công trong việc đối phó với đối thủ Mỹ bất thường, vấn đề là xem tiếp hồi hai diễn biến ra sao… ».

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170220-trump-co-thuc-su-de-doa-trung-quoc )

Đậu

02-20-2017, 11:25 AM

Người ta đồn Mr. Flynn có thể bị đưa ra tòa về tôi danh làm gián điệp cho nước ngoài. Mức độ hình phạt ra sao thì tớ không rõ. Nói nào ngay, tớ thì tớ mong việc này xảy ra. Không phải bụng dạ tớ xấu xa. Mong điều ác đến cho người khác. Mà chỉ là tánh nết tò mò. Muốn biết nội dung những cuộc điện đàm giữa Mr. Flynn và sở tỉnh báo Nga ra làm răng? Tớ nói thật lòng đấy.

Còn Mr. Puzder thi khác. Lão này mướn di dân lậu làm việc không những phạm luật lao động mà còn phạm cả luật di dân nữa. Chính việc thuê mướn của những phần tử xấu như lão mà số lượng di dân lậu tràn vào Mỹ càng ngày càng nhiều. Nói nào ngay, nếu chả còn ai thuê mướn thì tức khắc số di dân lậu sẽ tuột dốc. Việc này rõ như năm với năm là mười vậy. Cho nên, thì là, nếu Mr. Trump muốn làm tốt tình trạng di dân lậu thì bước đầu tiên là mau mắn bắt giam lão Puzder và ra hình phạt thật nặng để làm gương cho những phần tử xấu khác.

Ấy là việc trước mặt cần làm mà cái lợi còn về lâu về dài. Chứ Mr. Trump xây tường xây rào làm chi cho hao tổn ngân sách này nọ.

Triển

02-20-2017, 11:32 AM

Tìm hiểu luật tị nạn Mỹ và quốc tế qua trường hợp Syria

Quỳnh Vi

Trong gần 3 năm vừa qua, khi cuộc chiến tại Syria leo thang thì hình ảnh người tị nạn từ đất nước này đã trở thành tâm điểm của truyền thông trên toàn thế giới.

Tại Mỹ, Tổng thống Trump đã đưa ra những hứa hẹn khi tranh cử là sẽ thắt chặt việc nhập cảnh người tị nạn và di dân. Mặc dù đã bị toà án ra lệnh tạm hoãn thi hành, sắc lệnh hành pháp ban hành ngày 27/1/2017 cho thấy phần nào quyết tâm thực hiện điều này của Donald Trump trong những ngày sắp tới.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/02/trump-1-refugees-e1487049305669.jpg

Theo sắc lệnh này, Mỹ sẽ đóng cửa hoàn toàn chương trình tiếp nhận người tị nạn trong 120 ngày và ngừng tiếp nhận người tị nạn Syria vô thời hạn.

Vấn đề tái định cư người tị nạn không chỉ liên quan đến an ninh quốc gia của những nước tiếp nhận như Hoa Kỳ, mà đây còn là vấn đề quốc tế và đặc biệt có liên quan trực tiếp đến quyền con người.

Nếu nước Mỹ thật sự thay đổi chính sách và đóng cửa với người tị nạn thì lời kêu gọi của họ đến các nhà nước độc tài về việc thực thi những giá trị dân chủ và nhân quyền liệu có còn đủ trọng lượng như trước đây hay không?

Một số thông tin từ Cao ủy Liên hiệp quốc về Người tị nạn (United Nations High Commissioner for Refugees – UNHCR) về thủ tục tái định cư, cũng như cùng tìm hiểu quy trình xử lý hồ sơ tị nạn của chính phủ Hoa Kỳ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ sở pháp lý của những tranh cãi xung quanh vấn đề người tị nạn hiện nay.

Định nghĩa về người “tị nạn” trong luật Quốc tế

Người “tị nạn” (refugees) là định nghĩa do Công ước về vị thế người tị nạn 1951 (United Nations 1951 Convention Relating to the Status of Refugees) đặt ra sau Thế chiến thứ 2, khi người dân tại một số nước Âu châu vẫn phải tiếp tục bỏ trốn nơi sinh trưởng vì các lý do đàn áp chính trị, tôn giáo, và cả chiến tranh.

Hoa Kỳ là một trong những nước dẫn đầu việc soạn thảo Công ước 1951 và cũng là một trong những nước thành viên đầu tiên. Hiện nay, có 145 quốc gia là thành viên của công ước này.

Quy ước về vị thế người tị nạn năm 1967 (1967 Protocols) đưa ra những nguyên tắc về việc tái định cư (resettlement) người tị nạn trên toàn thế giới đối với những quốc gia thành viên của Công ước QT về người tị nạn. (Việt Nam không tham gia Công ước 1951 hay Quy ước 1967).

Theo Công ước 1951, người tị nạn (refugees) là những người bắt buộc phải chạy trốn khỏi đất nước của họ để thoát khỏi tình trạng khủng bố, chiến tranh, bạo lực hoặc đàn áp về tôn giáo hay chính trị. (1)

Vì thế, người tị nạn KHÔNG PHẢI là người di dân (immigrant) và do đó, càng không thể bị gọi là người di dân bất hợp pháp.
(*Triển: đây là khai phóng cho những người vô tình hay cố ý bóp méo chữ nghĩa. Vấn đề này đã có đề cập trong phòng Ngôn Ngữ Đặc Trưng một lần rồi)

Người di dân là những người tự nguyện rời khỏi đất nước của mình vì những lý do khác, mà kinh tế thường là nguyên nhân chủ yếu. Ngược lại, người tị nạn không tự nguyện rời bỏ quê hương.

Thủ tục cứu xét tái định cư người tị nạn theo Công ước 1951 và Quy ước 1967

Trước hết, người tị nạn phải được Cao ủy LHQ xác nhận tư cách “tị nạn” rồi mới được đưa vào danh sách trình đến các quốc gia đồng ý tiếp nhận cho họ tái định cư, ví dụ như Hoa Kỳ.

Trong việc cứu xét tái định cư người tị nạn của Cao ủy LHQ, có vài thông tin từ LHQ (2) mà chúng ta cần chú ý:

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/02/refugees-791x1024.png
Thông tin và dữ liệu về tái định cư người tị nạn toàn thế giới và tại Hoa Kỳ (UNHCR).

Thuyền nhân Việt Nam góp phần cho ra đời Luật Tị nạn Mỹ hiện hành

Sau cuộc chiến Việt Nam, con số thuyền nhân từ Việt Nam vượt biên đến các trại tị nạn trong khu vực Đông Nam Á đã có khi lên đến hàng trăm nghìn người mỗi năm, từ năm 1975 cho đến 1979. (3)

Đứng trước tình hình người tị nạn từ Việt Nam và một số nước ĐNA khác tiếp tục xin tị nạn, các nhà lập pháp Mỹ cho rằng cần phải có một quy định pháp luật rõ ràng cho việc tái định cư của những người này.

Với sự đề xuất của thượng nghị sỹ Edward Kennedy thuộc đảng Dân chủ từ bang Massachusetts, và được sự ủng hộ của 14 thuợng nghị sỹ khác trong đó có cựu Phó Tổng thống Joe Biden, một dự thảo luật về tái định cư người tị nạn đã được trình lên Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1979 (Dự thảo luật S.643). (4)

Dự thảo luật S.643 được thông qua với tên gọi Đạo luật về Người Tị nạn năm 1980 (The Refugee Act of 1980), và đã đưa các định nghĩa cùng nghĩa vụ pháp lý của Công ước 1951 vào luật Hoa Kỳ.

Đạo luật Người Tị nạn 1980 là cơ sở pháp lý cho việc hình thành và vận hành của Chương trình Tiếp nhận người tị nạn của Chính phủ Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program – USRAP) từ đó cho đến nay.

USRAP cũng chính là chương trình đã bị hoãn trong vòng 120 ngày bởi Điều 5(a) của sắc lệnh cấm nhập cảnh do tổng thống Donald Trump ký ngày 27/1/2017 vừa qua, trước khi tòa liên bang Mỹ tại địa hạt Tây Washington ban hành lệnh đình chỉ tạm thời việc thi hành sắc lệnh này.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/02/refugeesvnandsyrians.jpg

Quy trình thẩm định và cứu xét người tị nạn tái định cư vào Mỹ hiện nay

Một người đã được Cao ủy LHQ xác nhận tư cách tị nạn, nếu muốn được tái định cư ở Mỹ còn phải trải qua quy trình thẩm định riêng của Mỹ. Thuyền nhân Việt Nam, cho đến những năm cuối thập niên 1980, đã được Cao ủy LHQ và Mỹ lập tức cho hưởng quy chế tị nạn khiến cho thời gian chờ đợi cứu xét được rút ngắn. (5)

Thế nhưng hiện nay, tình cảnh của người tị nạn Syria lại không được khả quan như thế.

Theo thủ tục hiện hành, sau khi trải qua vòng thẩm định kéo dài ít nhất 2 năm của Cao ủy LHQ và được công nhận tư cách tị nạn, một người muốn hưởng quy chế tị nạn của Hoa Kỳ sẽ phải tiếp tục trải qua một quy trình kéo dài từ 18-24 tháng (theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2014).

Quy trình thẩm định của Hoa Kỳ bao gồm sự tham gia của 8 cơ quan liên bang của Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa, với sự tra cứu dữ liệu từ 6 cơ sở dữ liệu quốc gia. Người nộp đơn còn phải trải qua 5 kỳ kiểm tra lý lịch đặc biệt, 4 lần kiểm tra an ninh sinh trắc, 3 cuộc phỏng vấn cá nhân, và 2 lần kiểm tra an ninh liên cơ quan.

Nếu Bộ Ngoại giao xác định một trường hợp đủ tiêu chuẩn tị nạn, hồ sơ này sẽ được chuyển đến 1 trong 9 tổ chức NGO (6 trong đó là các tổ chức về tôn giáo và tín ngưỡng) để các tổ chức này tiến hành các thủ tục bảo trợ. Sau khi người tị nạn đến Mỹ, thì cũng chính các tổ chức này sẽ đứng ra giúp họ tìm nơi cư ngụ, việc làm, và đăng ký các dịch vụ xã hội của chính phủ.

Không có bất kỳ quy trình thẩm định đặc biệt nào dành riêng cho người tị nạn từ Syria để có thể rút ngắn thời gian cứu xét như người Việt Nam đã từng được hưởng.

Ngừng nhận tị nạn, Mỹ gặp vấn đề gì với Luật Quốc tế?

Rất rõ ràng là một số người Mỹ và cả chính phủ của Tổng thống Trump hiện nay không đồng ý tiếp nhận người tị nạn, đặc biệt là người tị nạn từ Syria.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, vấn đề người tị nạn còn liên quan đến các công ước QT. Nếu thế, liệu chính phủ Mỹ có vi phạm luật quốc tế khi quyết định dừng thi hành thủ tục tái định cư người tị nạn Syria hay không?

Câu trả lời không đơn giản là có hay không vì Công ước 1951 không phải là văn bản pháp lý có tính chế tài. Và do đó, không có bất kỳ biện pháp chế tài nào đối với các quốc gia thành viên khi họ không thực hiện cam kết.

Nguyên tắc căn bản và cũng là nghĩa vụ quan trọng nhất mà các nước thành viên của Công ước 1951 được khuyến nghị tuân thủ là “không hoàn trả người tị nạn” (non-refoulement) nằm ở Điều 33(1). Nguyên tắc “không hoàn trả” được hiểu là những quốc gia thành viên sẽ không trao trả người tị nạn trở về nơi mà tính mạng hoặc quyền tự do bị đe dọa vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính trị, nguồn gốc xuất xứ, hay vì họ là thành viên của một tổ chức xã hội.

“Không hoàn trả” cũng được hiểu là các quốc gia thành viên sẽ tiếp nhận người tị nạn dựa trên thủ tục tái định cư mà mỗi nước được quyền tự đề xuất. Quyền không bị hoàn trả lại nơi mà họ phải đào thoát đã được công nhận là một quyền con người theo luật QT. (Xin xem thêm Điều 3 của Công ước Chống Tra tấn – the Convention against Torture). Các nước thành viên Công ước 1951 sẽ chia sẻ với nhau trách nhiệm tiếp nhận người tị nạn này.

Vì Hoa Kỳ đã ban hành một số đạo luật liên bang để thực thi Công ước 1951 ở cấp quốc gia, các đạo luật này – và cả Công ước 1951 – đều có thể được dùng làm cơ sở pháp lý cho những người muốn hưởng quy chế tị nạn tại Mỹ.

Ngoài yếu tố luật pháp trong việc xem xét liệu Mỹ có cần thực thi Công ước 1951 hay không, chúng ta cũng nên nhìn lại nguyên tắc của chính Hoa Kỳ về việc tiếp nhận người tị nạn trong quá khứ.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/02/16780396_10154977390682442_1442586042_n.jpg
Tượng Nữ thần Tự do ở New York là biểu tượng cho truyền thống tiếp nhận người tị nạn và di dân của Mỹ. Trang: Adam Ellis – Buzzfeed.

Trước hết, Hoa Kỳ không những là một trong những thành viên đầu tiên của Công ước 1951, mà còn là một trong những nước dẫn đầu việc soạn thảo nội dung của công ước và thúc đẩy các nước thông qua sau Thế chiến thứ 2.

Đặc biệt là từ khi Hoa Kỳ mở cửa tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam trong thập niên 70 và 80, thì họ vẫn luôn là nước đứng đầu thế giới trong việc tái định cư người tị nạn. Theo Cao ủy LHQ, Mỹ đã tiếp nhận trên 3 triệu người tị nạn từ khắp nơi đến định cư tại đây từ năm 1975.

Nếu nước Mỹ ngày nay từ chối thực hiện nghĩa vụ dựa trên một công ước quốc tế trực tiếp liên quan đến quyền con người do chính họ soạn thảo và thúc đẩy các nước khác tham gia như Công ước 1951, thì tiếng nói của họ sẽ giảm đi sức mạnh khi yêu cầu các quốc gia như Việt Nam hay Trung Quốc thực hiện những công ước QT khác, ví dụ như Tuyên ngôn QT về Nhân quyền hay Công ước LHQ về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Cái mà nước Mỹ có thể mất đi khi từ chối người tị nạn Syria chính là vị thế lãnh đạo của mình trên chính trường thế giới và trong các cuộc đối thoại về nhân quyền với các nhà nước độc tài, chứ không chỉ là việc phải đối mặt với chế tài từ một công ước QT.

Tài liệu tham khảo:

(1) Công ước 1951 và Quy ước 1967 về vị thế người tị nạn (http://www.unhcr.org/3b66c2aa10)
(2) Refugee Settlement Facts (http://www.unhcr.org/en-us/588a14fc4)
(3) Vietnamese Immigrants in the United States (http://www.migrationpolicy.org/article/vietnamese-immigrants-united-states)
(4) S.643 – Refugee Act of 1979 (https://www.congress.gov/bill/96th-congress/senate-bill/643)
(5) Vietnam’s Exodus is Declared Over (http://www.nytimes.com/1994/02/17/world/vietnam-s-exodus-is-declared-over.html)

(* nguồn: http://luatkhoa.org/2017/02/tim-hieu-luat-quoc-te-ve-tai-dinh-cu-nguoi-ti-nan-qua-truong-hop-my-syria/ )

Triển

02-20-2017, 11:37 AM

Người ta đồn Mr. Flynn có thể bị đưa ra tòa về tôi danh làm gián điệp cho nước ngoài. Mức độ hình phạt ra sao thì tớ không rõ. Nói nào ngay, tớ thì tớ mong việc này xảy ra. Không phải bụng dạ tớ xấu xa. Mong điều ác đến cho người khác. Mà chỉ là tánh nết tò mò. Muốn biết nội dung những cuộc điện đàm giữa Mr. Flynn và sở tỉnh báo Nga ra làm răng? Tớ nói thật lòng đấy.

Nếu thầy Đậu muốn hỏi Trẹm việc này thì đừng bao giờ mượn thẻ ký giả trà trộn vào phòng họp báo hỏi. Bởi không sẽ bị Trẹm chửi là thế lực thù địch của dân chúng Mỹ mà chẳng được gì sất. Nên tìm phương án nào khả dĩ hơn.

https://www.youtube.com/watch?v=3c_E12d_EtU

hoaiviet

02-20-2017, 11:39 AM

Thụy Điển đòi tổng thống Mỹ giải thích một vụ tấn công khủng bố tưởng tượng

Thanh Hà

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-19t050453z_434380695_rc127ec1a190_rtrmadp_3_usa-trump.jpg

Nhưng trong trường hợp với Thụy Điển, thì đích thân tổng thống Mỹ lên tiếng. Cho đến nay, mỗi lần bị bắt quả tang phao tin thất thiệt, Donald Trump thường chống chế là ông đã " nghe phong phanh thấy tin này ở đâu đó ".

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170220-stockholm-yeu-cau-my-giai-thich-vu-tong-thong-trump-tuong-tuong-mot-vu-tan-cong-khu )

Đi vận động tranh cử nói bá láp sau 4 tuần làm TT......quá bịnh

Can't wait để coi lão nói gì at the address to joint session of congress at the end of the month

RaginCajun

02-20-2017, 11:44 AM

Bài viết hay. Cho nên, tớ có nói bên kia là liên hiệp quốc nên họp nhau mướn hay xin một cái đảo hoang bên Indonesia để chứa dân tị nạn trong thời gian xét duyệt trước khi cho định cư (y như vân tị nạn VN mình ngày xưa vậy). Cách này có lẽ là an toàn và nhân đạo nhất cho mọi nước trên thế giới.

Triển

02-20-2017, 11:53 AM

Bài viết hay.

Cho nên mới nói là phải hiểu sự việc cho rõ ràng trước khi phê bình. Việc thủ tục xin tị nạn, tiếp nhận người tị nạn và công ước tị nạn có từ khuya rồi. Tuy nhiên nhiều người đến nay vẫn không hiểu.

hoaiviet

02-20-2017, 12:49 PM

Mấy năm nay, Úc chứa hơn 12000 ông tỵ nạn trên 2 cái đảo, trong đó có nhiều ông đánh cá Mít, thương lượng với anh Ô ảnh hứa sẽ nhận, nay lão Trùm lên là trật cù chìa, không biết Úc tính sao

Triển

02-20-2017, 12:57 PM

Mấy năm nay, Úc chứa hơn 12000 ông tỵ nạn trên 2 cái đảo, trong đó có nhiều ông đánh cá Mít, thương lượng với anh Ô ảnh hứa sẽ nhận, nay lão Trùm lên là trật cù chìa, không biết Úc tính sao

Nghe nói tuy Trẹm bực dọc nhưng rốt cuộc cũng phải nhận vì Úc là đồng minh thân cận nhất của Mỹ.

Tuy nhiên tuần này hay tuần sau Trẹm lại tung sắc lệnh mới. Lại cù nhầy khất lần khất hồi rồi qua cầu gió bay không chừng

RaginCajun

02-20-2017, 01:01 PM

Mấy năm nay, Úc chứa hơn 12000 ông tỵ nạn trên 2 cái đảo, trong đó có nhiều ông đánh cá Mít, thương lượng với anh Ô ảnh hứa sẽ nhận, nay lão Trùm lên là trật cù chìa, không biết Úc tính sao
Ông Obama có thể dùng quyền TT nhận ngay đựơc mà đâu cần phải hứa rồi để đó. Thật ra, đã là tị (chữ y hay chữ i đúng) nạn thì chỗ nào không có nạn là tị đựơc rồi. Hình như VN và Mỹ có bang giao, từ hồi ông Clinton thì phải, rồi nên cái chữ "tị nan" có thể là không còn giá trị như trứơc nữa. Nếu hai cái đảo đó Úc chưa dùng tới thì cứ để họ ở đó, liên hiệp quốc chung nhau nuôi họ rồi cũng qua phỏng vấn mà từ từ đi nứơc này nứơc kia.

Triển

02-20-2017, 01:28 PM

Thật ra, đã là tị (chữ y hay chữ i đúng) nạn thì chỗ nào không có nạn là tị đựơc rồi.

http://i.imgur.com/wPklOmO.jpg

Việt Nam Tự Điển (Khai Trí Tiến Đức) - xuất bản năm .... 1931. :)

Triển

02-20-2017, 01:36 PM

Ông Obama có thể dùng quyền TT nhận ngay đựơc mà đâu cần phải hứa rồi để đó. Thật ra, đã là tị (chữ y hay chữ i đúng) nạn thì chỗ nào không có nạn là tị đựơc rồi. Hình như VN và Mỹ có bang giao, từ hồi ông Clinton thì phải, rồi nên cái chữ "tị nan" có thể là không còn giá trị như trứơc nữa. Nếu hai cái đảo đó Úc chưa dùng tới thì cứ để họ ở đó, liên hiệp quốc chung nhau nuôi họ rồi cũng qua phỏng vấn mà từ từ đi nứơc này nứơc kia.

Tị nạn là đi lánh nạn. Tôm mà bị bà xã rượt do ra đường kiếm phở ăn hoài, chạy sang nhà tôi lánh nạn thì gọi là Tôm Tị Nạn chứ không bao giờ tôi gọi là Tôm di cư lậu cả. Tôi bảo đảm rằng sẽ cho cư ngụ tạm thời trước, sau đó xét đơn xem Tôm có gian không, có bỏ bê vợ con tìm tổ tò vò không, có làm lỗi với gia đình không hay là cớ sự nào khác thì hạ hồi giải quyết. Nhưng nhất định là không đóng cửa cho Tôm đứng ngoài vì lý do nào đó tôi gán đại cho Tôm chỉ vì tôi đọc báo hay coi tv thấy có mấy thằng giống Tôm thân hình đỏ ké giống khủng bố đao phủ quá, thành phần bất hảo quá. Khi gặp người có nạn là mình trên tinh thần nhân đạo phải cứu người trước. Chuyện nào khác tính sau.

Không có chuyện không có giá trị vì Clinton sang VN bỏ cấm vận là hết vấn đề tị nạn. Những người bị chính quyền VN đuổi bắt vì ly do bất đồng chính kiến, đều có thể xin tị nạn ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới có ký và thực hiện công ước tị nạn.

Triển

02-20-2017, 10:05 PM

Tiểu luận sau đây đăng trên tạp chí chuyên về đối ngoại Foreign Affairs, trong số tháng 11; 12 năm 2016 (phát hành trước khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào ngày 8-11-2016). Tác giả phân tích lịch sử của chủ nghĩa dân túy Mỹ, và qua đó giải thích sự vươn lên của Donald Trump. Michael Kazin là giáo sư sử học tại Đại học Georgetown, Washington D.C

Trump và chủ nghĩa dân túy Mỹ
Rượu cũ, bình mới

Michael Kazin
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

Donald Trump là người dân túy ít ai ngờ. Ứng cử viên đại diện Đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống Mỹ thừa hưởng một gia tài, khoe khoang về của cải và nhiều bất động sản của mình, đi lại như con thoi giữa những khu nghỉ dưỡng riêng và các khách sạn sang trọng của mình, và đã đưa ra một kế hoạch kinh tế mà, ngoài những tác động khác, sẽ giảm thuế suất cho những người giàu có như ông. Nhưng một chính khách không cần phải sống trong giới nghèo khó, hoặc thậm chí không cần hô hào những chính sách giúp tăng thu nhập của họ, để nói trúng phóc những nỗi bất bình của họ và giành được sự ủng hộ của họ. Dù thắng hay thua, Trump đã khoét đúng mạch và khai thác nỗi túng quẫn và phẫn nộ tột độ của hàng triệu người Mỹ da trắng thuộc tầng lớp lao động và trung lưu.

Trump không phải là chính khách đầu tiên đả phá giới chóp bu ăn trên ngồi trốc và bênh vực cho quyền lợi của thường dân. Hai truyền thống dân túy khác nhau, thường cạnh tranh lẫn nhau, đã thịnh hành ở Mỹ từ lâu. Giới bình luận thường nhắc tới hai loại dân túy “cánh tả” và “cánh hữu”. Song, hai nhãn mác này thường không lột tả được cách phân biệt có ý nghĩa nhất. Loại người dân túy Mỹ thứ nhất chỉ trút giận lên tầng lớp trên: nhắm vào giới chóp bu kinh doanh và những người trong chính quyền đưa đường dẫn lối cho họ, những người bị cho là đã phản bội các lợi ích của những người dân thực sự gánh vác công việc xây dựng đất nước. Những người dân túy kiểu này áp dụng khái niệm “nhân dân” dựa trên giai cấp và tránh tự nhận mình là ủng hộ hay chống đối một sắc tộc hay tôn giáo nào cụ thể. Họ thuộc một trào lưu nhìn chung có tư tưởng tự do trong đời sống chính trị Mỹ; họ cổ xúy một phiên bản của “chủ nghĩa dân tộc công dân”, mà nhà sử học Gary Gerstle định nghĩa là “niềm tin về sự bình đẳng căn bản của tất cả mọi người, vào các quyền bất khả xâm phạm được sống, có tự do và mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, và vào một chính quyền dân chủ có được tính chính danh nhờ được nhân dân chấp thuận”.

Những người theo truyền thống dân túy Mỹ thứ nhì — Trump thuộc truyền thống này — cũng đổ lỗi giới chóp bu trong tầng lớp đại gia kinh doanh và trong chính quyền về việc gây phương hại cho các lợi ích kinh tế và các quyền tự do chính trị của dân đen. Nhưng định nghĩa “nhân dân” của truyền thống này hẹp hơn và có tính hạn chế hơn về sắc tộc. Trong phần lớn lịch sử Mỹ, khái niệm “nhân dân” này chỉ có nghĩa là công dân gốc Châu Âu — “những người Mỹ thực thụ” mà chỉ riêng sắc tộc của họ là đã đủ để họ có quyền hưởng phần của cải của đất nước. Thông thường, loại người dân túy này cho rằng có một liên minh ma quỷ giữa các thế lực hắc ám trên cao và tầng lớp nghèo da màu đáng khinh ở dưới — một bè lũ cấu kết gây nguy hại cho các lợi ích và giá trị của tầng lớp đa số (da trắng) yêu nước ở giữa. Sự nghi ngờ về một thỏa ước bất thành văn giữa tầng lớp thượng lưu và tầng lớp hạ đẳng xuất phát từ một niềm tin mà nhà sử học Gerstle gọi là “chủ nghĩa dân tộc [dựa trên] chủng tộc”, một khái niệm xem “nước Mỹ, xét về phương diện chủng tộc-sắc tộc, là một dân tộc được gắn kết với nhau do cùng một dòng máu và màu da và nhờ năng lực tự trị được thừa hưởng”.

Cả hai loại người dân túy Mỹ thỉnh thoảng đã ảnh hưởng chính trị. Những đợt bùng nổ của họ không phải là ngẫu nhiên. Họ trỗi dậy khi có những nỗi bất bình thực sự: một hệ thống kinh tế thiên vị giới giàu có, nỗi lo sợ di dân mới giành mất việc làm của họ, và giới chính khách chăm chút cho sự thăng tiến của mình nhiều hơn chăm lo cho hạnh phúc của đa số người dân. Suy cho cùng, cách duy nhất để giảm sức hấp dẫn của giới dân túy là nghiêm túc nhìn nhận các vấn nạn đó.

Giới dân túy xưa và nay

Chủ nghĩa dân túy từ lâu đã là một khái niệm còn tranh cãi và mơ hồ. Giới học giả tranh luận liệu nó có phải là một niềm tin, một phong cách, một chiến lược chính trị, một chiêu tiếp thị, hay là sự kết hợp của những điều trên. Giới dân túy được ca ngợi là những người bảo vệ các giá trị và nhu cầu đa số quần chúng cần cù và bị lên án là những kẻ mị dân lợi dụng sự ngu dốt của giới vô học.

Nhưng thuật ngữ “dân túy” trước kia có nghĩa chính xác hơn. Trong những năm 1890, những nhà báo biết tiếng Latin sáng chế từ này để mô tả một đảng lớn thứ ba, Đảng Dân Túy (Populist Party), tức Đảng Nhân Dân; đảng này đã thể hiện rất rõ khuynh hướng tiến bộ, theo chủ nghĩa dân tộc công dân của chủ nghĩa dân túy Mỹ. Đảng Nhân Dân mong muốn giải phóng hệ thống chính trị khỏi gọng kìm của “sức mạnh đồng tiền”. Những nhà hoạt động của đảng này, phần lớn là người miền nam và miền tây nước Mỹ, cổ xúy những lợi ích chung của tầng lớp lao động nông thôn và thành thị, và đả phá giới tư bản độc quyền trong công nghiệp và giới tài phiệt vì đã đẩy quần chúng vào cảnh bần cùng. “Chúng tôi muốn trả lại Chính quyền của nền Cộng hòa cho ‘nhân dân chất phác’ mà từ đó chính quyền đã hình thành.” Ignatius Donnelly, một nhà văn và cựu hạ nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, đã phát biểu hùng hồn như vậy trong bài diễn văn chủ đạo tại đại hội thành lập đảng ở Omaha năm 1892. Đảng mới này muốn mở rộng quyền lực của chính phủ trung ương để phục vụ những ‘người dân chất phác’ đó và hạ bệ những kẻ bóc lột họ. Cùng năm đó, James Weaver, ứng cử viên tổng thống được Đảng Dân túy đề cử, giành được 22 phiếu đại cử tri, và đảng này dường như có cơ hội kiểm soát nhiều bang ở miền nam và vùng Đại Bình nguyên (Great Plains). Nhưng bốn năm sau, tại một đại hội toàn quốc đầy phân hóa, đa số đại biểu ủng hộ ứng cử viên do Đảng Dân chủ đề cử, William Jennings Bryan, người đồng ý với một số đề xuất chính của đảng này, ví dụ như cung tiền linh hoạt dựa trên bạc lẫn vàng. Khi Bryan, “Người bình dân Vĩ đại”, thất cử năm 1896, đảng thứ ba suy tàn nhanh chóng. Như nhà sử học Richard Hofstadter đã viết vào năm 1955, ‘Số phận của nó, giống như số phận của phần lớn các đảng thứ ba, như số phận của một con ong.’ Sau khi chích xong giới chính trị cây đa cây đề, nó chết.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã thừa hưởng truyền thống này của luận điệu dân túy. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016 để được Đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên tổng thống, ông đả kích “tầng lớp tỷ phú” vì đã phản bội lời hứa của nền dân chủ Mỹ và đòi áp dụng lương tối thiểu 15 đô-la/giờ, Medicare cho mọi người dân [chương trình Medicare hiện chỉ cung cấp bảo hiểm y tế cho người Mỹ từ 65 tuổi trở lên đã trích lương đóng phí bảo hiểm khi đi làm, và cho những người bị khuyết tật trầm trọng, N.D.], và những cải cách kinh tế tiến bộ khác. Sanders tự nhận là người xã hội chủ nghĩa và ca ngợi giới ủng hộ mình là những người tiên phong của một “cuộc cách mạng chính trị”. Song, tất thảy những gì ông thực sự cổ xúy là một nhà nước phúc lợi mở rộng, gần giống với hình thái từ lâu đã thịnh hành ở vùng Scandinavia.

Khuynh hướng kia của chủ nghĩa dân túy — loại chủ nghĩa dân tộc chủng tộc — xuất hiện gần như cùng thời với Đảng Nhân Dân. Cả hai xuất phát từ cùng cảm giác hoảng sợ trong Thời đại Hoàng kim [cuối thế kỷ 19, khoảng từ thập niên 1870 tới năm 1900, N.D.] về tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các công ty không bị nhà nước quản lý và các hãng đầu tư với công nhân bình thường và nông dân nhỏ. Vào cuối thế kỷ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi, những người cổ xúy dòng tư tưởng này đã dùng các những lời hô hào bài ngoại để vận động quốc hội Mỹ cấm tất cả những người lao động Trung Quốc và phần lớn người lao động Nhật nhập cư vào Mỹ. Những người Mỹ da trắng thuộc tầng lớp lao động và tầng lớp trung lưu, trong đó có một số người thuộc các nghiệp đoàn đang gặp khó khăn, đã dẫn đầu phong trào này và chiếm phần lớn trong những người ủng hộ khuynh hướng dân túy này. “Giới giàu có của nước ta . . . đã tập hợp dưới ngọn cờ của triệu phú, chủ ngân hàng, và nhà độc quyền đất đai, trùm tư bản hỏa xa và chính khách giả dối, để thực hiện mục đích của họ”; đó là phát biểu của Denis Kearney, một doanh nhân nhỏ ở San Francisco với khiếu tung ra luận điệu kích động và là người thành lập Đảng Người lao động California (WPC) vào năm 1877. Kearney công kích rằng một “tầng lớp quý tộc giàu sụ . . . lùng sục những khu ổ chuột của Châu Á để tìm được nô lệ khốn khổ nhất trần gian — cu li người Trung Quốc — và nhập khẩu hắn về đây để gặp người Mỹ tự do trong thị trường lao động, và lại càng nới rộng khoảng cách giữa kẻ giàu và người nghèo, lại càng giảm giá trị của người lao động da trắng.”

Trương khẩu hiệu “Bọn Tàu phải cút đi!” và ra yêu sách ngày làm việc 8 tiếng và đòi trao công ăn việc làm ngành công chánh cho người thất nghiệp, đảng này nhanh chóng lớn mạnh. Chỉ có một số ít những nhà hoạt động đấu tranh vì giới lao động da trắng phản đối luận điệu kỳ thị chủng tộc của đảng này. Đảng WPC giành được quyền kiểm soát San Francisco và nhiều thành phố nhỏ hơn và đóng vai trò quan trọng trong việc soạn lại hiến pháp của California để loại trừ người Trung Quốc và thành lập một ủy ban để quản lý mạng lưới Đường sắt Trung Thái Bình Dương (Central Pacific Railroad), một thế lực khổng lồ trong nền kinh tế của bang này. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc Đảng WPC tan nát vì các xung đột nội bộ: phe của Kearney muốn tiếp tục đả phá “mối nguy” Trung Quốc, nhưng nhiều nhà hoạt động nghiệp đoàn muốn tập trung vào các yêu sách đòi ngày làm việc ngắn hơn, trao việc làm trong hệ thống nhà nước cho người thất nghiệp, và đánh thuế cao hơn đối với người giàu.

Song, những nhà hoạt động và chính khách dân túy cùng một giuộc với Kearney quả thực giành được một thắng lợi lớn. Năm 1882, họ đã thuyết phục được quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Loại trừ người Trung Quốc — luật đầu tiên trong lịch sử Mỹ cấm người có một quốc tịch cụ thể vào Mỹ. Hai chục năm sau, những nhà hoạt động trong phong trào lao động California dẫn đầu một chiến dịch mới gây áp lực buộc quốc hội Mỹ cấm tất cả người Nhật nhập cư vào Mỹ. Động cơ chính của họ giống hệt mối nguy mà Trump thấy xuất phát từ các nước Hồi giáo ngày nay: nhiều công nhân da trắng cáo buộc rằng người Nhật nhập cư là gián điệp cho Nhật hoàng đang hoạch định những cuộc tấn công nhắm vào nước Mỹ. Người Nhật “có sự khôn ngoan của loài cáo và sự hung dữ của loài linh cẩu khát máu”; Olaf Tveitmoe, một quan chức nghiệp đoàn San Francisco và bản thân là di dân từ Na Uy, đã viết như vậy vào năm 1908. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, những quan điểm như vậy đã góp phần hợp thức hóa việc chính phủ liên bang cưỡng ép di dời đối với khoảng 112.000 người Mỹ gốc Nhật, phần lớn trong số họ là công dân Mỹ.

Trong thập niên 1920, một tiền bối khác của chủ nghĩa dân túy kiểu Trump đã vươn lên, suy tàn, và để lại dấu ấn trong nền chính trị Mỹ: Ku Klux Klan (KKK). Nửa thế kỷ trước đó, chính phủ liên bang đã dập tắt hiện thân đầu tiên của KKK, tổ chức đã dùng khủng bố để ngăn cản người da đen ở các bang miền nam thời Tái thiết [thời kỳ tái thiết nhà nước và xã hội từ năm 1863 tới năm 1877 ở miền nam, theo chỉ thị của quốc hội Mỹ, N.D.] thực hiện những quyền tự do mới giành được của họ. Năm 1915, giáo sĩ William Simmons thuộc đạo Giám Lý (Methodist) khởi xướng phiên bản thứ nhì của KKK. Phiên bản KKK thứ nhì này thu hút được tín đồ từ khắp nước Mỹ. Và họ không chỉ ngăn cản người Mỹ gốc Châu Phi thực hiện các quyền hiến định của họ theo Tu chính án thứ 14 và Tu chính án thứ 15. Trong thập niên 1920, họ cũng đả kích rằng các nhóm lợi ích ngành nấu rượu hùng mạnh đang thông đồng với giới buôn lậu rượu Công giáo và Do Thái để phá hoại một phần khác của Hiến pháp: Tu chính án thứ 18 mới được phê chuẩn; tu chính án này cấm sản xuất và bán các loại đồ uống có cồn. “Băng đảng rượu kẻ thù đó — hung dữ, đầy thù oán, không yêu nước — đang tìm cách lật đổ quyền lực cao nhất của đất nước”; tờ Người quan sát Baptist, một tờ báo thân KKK ở Indiana, đã tuyên bố như vậy vào năm 1924. “Chúng có thể trông cậy vào bọn du côn, bọn lừa đảo, những ổ tệ nạn, những ngoại kiều thích whiskey, và công dân bàng quang để giúp chúng thắng . . . . Liệu chúng có thể trông cậy vào bạn hay không?” Giống như đảng của Kearney, phiên bản KKK thứ nhì nhanh chóng sụp đổ. Nhưng với gần năm triệu thành viên vào lúc đỉnh điểm giữa thập niên 1920, KKK và các đồng minh chính trị của mình đã góp phần buộc quốc hội Mỹ thông qua các hạn ngạch hàng năm nghiêm ngặt hạn chế số di dân từ Đông Âu và Nam Âu ở mức chỉ vài trăm người từ mỗi nước vào năm 1924. Mãi tới năm 1965 quốc hội Mỹ mới hủy bỏ hệ thống kỳ thị trắng trợn này.

Giống như những kẻ mị dân trước đây, Trump cũng lên án giới chóp bu toàn cầu vì đã khuyến khích “biên giới mở”, điều bị cho là giúp cho di dân giành mất việc làm của người lao động Mỹ và giảm mức sống của họ. Trump xưa nay khá cụ thể về những nhóm gây ra mối nguy hiểm lớn nhất. Ông cáo buộc người Mexico mang tội ác, ma túy, và nạn hiếp dâm tới một quốc gia mà nếu không có họ đã là một nước thanh bình và tuân thủ pháp luật, và cáo buộc di dân Hồi giáo ủng hộ “những cuộc tấn công khủng khiếp bởi những kẻ chỉ tin vào thánh chiến, và không có ý thức gì về lý trí hay sự tôn trọng mạng sống con người” — một sự thật trần trụi mà chính quyền Obama “chỉ lo hành xử phải đạo, làm đẹp lòng thiên hạ” (“politically correct”) bị cho là đã phớt lờ.

Nước Mỹ trên hết

Giới dân túy Mỹ xưa nay thường chủ yếu tập trung vào chính sách đối nội. Nhưng chính sách đối ngoại cũng là một mục tiêu bị đả phá. Ví dụ, Trump đã lên án các liên minh quốc tế, chẳng hạn như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và những người dân túy thuộc cả hai truyền thống từ lâu đã lo ngại về những ảnh hưởng ngoại quốc hiểm ác đối với nước Mỹ. Ví dụ, trong cương lĩnh năm 1892, Đảng Nhân Dân đã cảnh báo rằng một “âm mưu lớn chống lại nhân loại” ủng hộ kim bản vị đã “được tổ chức trên hai lục địa” và đang “nhanh chóng chiếm hữu thế giới”. Tuy nhiên, trong hai khuynh hướng dân túy này, truyền thống chủ nghĩa dân tộc chủng tộc luôn chống sự can dự quốc tế. Vào giữa thập niên 1930, Cha Charles Coughlin, “cha đạo trên đài phát thanh”, đã kêu gọi số thính giả đông đảo của mình chống việc phê chuẩn một hiệp định mà Tổng thống Franklin Roosevelt đã ký mà nếu được thông qua thì đã cho phép Mỹ tham gia Tòa án Thế giới ở The Hague. Coughlin công kích rằng tòa án đó là một công cụ của cùng “giới ngân hàng quốc tế” bị cho là đã kéo nước Mỹ vào cảnh máu đổ đầu rơi của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Hoảng sợ trước lời kêu gọi đó, thính giả đã gởi thư tới tấp làm nhụt chí đủ số thượng nghị sĩ để khiến Roosevelt không đạt được tỷ lệ đa số hai phần ba mà ông cần.

Năm 1940, Ủy ban Nước Mỹ Trên hết [American First Committee], một nhóm gây sức ép theo chủ nghĩa biệt lập, đã đưa ra một khuyến cáo tương tự chống lại việc Mỹ can thiệp vào Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhóm này có tới khoảng 800.000 thành viên và lập được một liên minh rộng lớn: những doanh nhân bảo thủ, một số người xã hội chủ nghĩa, một chi hội sinh viên học sinh có sự góp mặt của nhà văn tương lai Gore Vidal (lúc đó học trung học) và tổng thống tương lai Gerald Ford (lúc đó học Trường Luật của Đại học Yale). Nhóm này cũng nhận được sự ủng hộ của một số người Mỹ có thanh thế, trong đó có Walt Disney và kiến trúc sư Frank Lloyd Wright. Nhưng vào ngày 11 tháng 9 năm 1941, phát ngôn viên nổi tiếng nhất của nhóm, phi công lừng danh Charles Lindbergh, đã đẩy thông điệp chống chiến tranh, chống giới chóp bu đi quá xa. “Ba nhóm quan trọng nhất đã và đang gây áp lực đẩy đất nước này vào chiến tranh là người Anh, người Do Thái, và chính quyền Roosevelt”; ông đã công kích như vậy trong một bài phát biểu được phát sóng trên toàn quốc. “Mối nguy hiểm lớn nhất của họ đối với đất nước này nằm ở mức sở hữu và ảnh hưởng lớn của họ trong ngành điện ảnh của chúng ta, báo chí của chúng ta, đài phát thanh của chúng ta, và chính phủ của chúng ta.” Khi đó, việc Hitler đã chinh phục được phần lớn Châu Âu đã khiến Ủy ban Nước Mỹ Trên hết phải rút vào thế thủ; những lời lăng mạ bài Do Thái đã đẩy nhanh sự suy tàn của nhóm này. Nhóm này nhanh chóng giải tán sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng ba tháng sau đó.

Tuy nhiên, trong những cuộc tranh luận gần đây, nhiều nhân vật có thanh thế thuộc cánh hữu dân túy đã khôi phục kiểu luận điệu của Ủy ban Nước Mỹ Trên hết, dù phần lớn tránh tư tưởng bài Do Thái quá lộ liễu. Vào đầu thập niên 1990, Pat Robertson, sáng lập viên của Liên minh Ki Tô giáo [Christian Coalition] (một nhóm vận động hành lang cho các Ki Tô hữu bảo thủ), đã có lời cảnh báo ảm đạm về một bè đảng có tư tưởng toàn cầu đe dọa chủ quyền của Mỹ. Ông cảnh báo, “Những người chủ trương chung một thế giới của … tập đoàn độc quyền tài chính đã tài trợ cho những người chủ trương chung một thế giới của Điện Kremlin.” Vài năm sau, nhà bình luận chính trị bảo thủ Pat Buchanan đề xuất dựng một “bức tường trên biển” để ngăn cản di dân “tràn ngập biên giới phía nam của chúng ta”. Năm 2003, ông cáo buộc giới tân bảo thủ mưu tính cuộc xâm lược của Mỹ ở Iraq để lập một “trật tự thế giới mới”. Năm nay, Buchanan đã biện hộ cho danh tiếng của Ủy ban Nước Mỹ Trên hết, và hoan hô việc Trump tranh cử tổng thống. Về phần mình, trong một bài phát biểu quan trọng hồi tháng 4 vừa rồi, ứng cử viên đại diện Đảng Cộng hòa đã hứa: “‘Nước Mỹ Trên hết’ sẽ là một chủ đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu khi tôi cầm quyền.” Ông thậm chí đã dẫn nhịp cho các đám đông quần chúng hô hào khẩu hiệu này, trong khi giả vờ không quan tâm tới nguồn gốc u ám của khẩu hiệu này.

Nhân dân chúng ta?

Dù sự vươn lên của Trump đã chứng tỏ sức hấp dẫn lâu bền của khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc chủng tộc của chủ nghĩa dân túy Mỹ, chiến dịch tranh cử của ông thiếu một yếu tố hệ trọng. Nó thiếu một cách mô tả tương đối mạch lạc và gây cảm tình về “nhân dân” mà Trump tuyên bố đại diện.

http://i.imgur.com/TU0JTIC.jpg
George Wallace, cựu thống đốc Alabama, tại một cuộc họp báo năm 1968. (Ảnh: Wikimedia)

Đây là một sự thiếu vắng gần đây trong lịch sử của chủ nghĩa dân túy Mỹ. Đảng Nhân Dân và các đồng minh của nó đã tung hô tính ưu việt đạo đức của “các giai cấp sản xuất”, những người “tạo ra mọi của cải” bằng bàn tay và khối óc của họ. Đa số lương thiện của họ bao gồm những người làm công ăn lương trong các ngành công nghiệp, những nông dân nhỏ, và những người hành nghề chuyên môn vị tha như giáo viên và bác sĩ. Đối với những người chủ trương cấm rượu ủng hộ KKK, “nhân dân” là những Ki Tô hữu chính thống da trắng kiêng rượu vốn là người có sức mạnh tinh thần để bảo vệ gia đình họ và đất nước của họ tránh khỏi tai họa “buôn lậu rượu”. Những người bảo thủ như Thượng nghị sĩ Barry Goldwater và Tổng thống Ronald Reagan khẳng định rằng họ là tiếng nói đại diện cho “người đóng thuế” — một phiên bản cập nhật của “người sản xuất” thời xưa. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1968, ứng cử viên thuộc đảng thứ ba George Wallace thậm chí mô tả nhân dân mà ông tuyên bố đại diện bằng cách gọi tên nghề nghiệp của họ: “tài xế xe buýt, tài xế xe tải, thợ làm đẹp, nhân viên cứu hỏa, cảnh sát viên, và công nhân thép, thợ ống nước, công nhân bưu chính viễn thông, và công nhân dầu khí và doanh nhân nhỏ”.

Tuy nhiên, dù hứa hẹn “khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Trump chỉ đưa ra những lời sáo rỗng mơ hồ, có tính hoài niệm về việc nhóm người Mỹ nào sẽ giúp ông đạt được kỳ tích lớn lao đó. Những bài phát biểu và trang mạng tranh cử của ông dùng những thuật ngữ rập khuôn như “các gia đình [tầng lớp] lao động”, “tầng lớp trung lưu của chúng ta”, và tất nhiên cả “nhân dân Mỹ” — hoàn toàn tương phản với nét sống động trong những lời công kích của ông, bất luận là nhắm vào người Mexico và người Hồi giáo hay các đối thủ chính trị của ông (“Marco nhỏ con”, “Ted dối trá”, “Jeb thiếu sinh khí”, và “Hillary bất lương”).

Kể ra cũng oan cho Trump, ngày càng khó cho giới dân túy — hay bất cứ loại chính khách Mỹ nào — để định nghĩa một đa số lương thiện một cách chính xác hay có hình tượng hơn. Kể từ thập niên 1960, Mỹ đã trở thành một quốc gia ngày càng đa văn hóa hơn. Những người nghiêm túc hy vọng thành tổng thống không ai có thể bàn về “nhân dân” theo những cách rõ ràng loại trừ bất cứ ai không phải da trắng và Ki Tô hữu. Ngay cả Trump, trong những tháng về sau trong chiến dịch tranh cử của mình, đã cố gắng tiếp cận, theo một cách hạn chế và có phần gượng gạo, với người Mỹ gốc Châu Phi và các công dân gốc Mỹ Latin. Trong khi đó, nhóm người mà giới dân túy theo truyền thống chủ nghĩa dân tộc chủng tộc trong lịch sử đã ca ngợi là trái tim và linh hồn của nước Mỹ — tầng lớp lao động da trắng — đã trở thành một thiểu số ngày càng thu hẹp lại.

Tuy nhiên giới dân túy tiến bộ cũng không giải được bài toán khó về luận điệu này. Sanders đã có một chiến dịch tranh cử xuất sắc để giành vị trí ứng cử viên đại diện Đảng Dân chủ năm nay. Nhưng giống như Trump, ông đã nói rõ về giới chóp bu mà ông khinh bỉ — trong trường hợp của ông là “tầng lớp tỷ phú”— hơn là về những ai chính xác sẽ đóng góp cho và hưởng lợi từ cuộc cách mạng tự xưng của ông. Có lẽ một ứng cử viên đã giành được sự ủng hộ nhiệt thành nhất từ người Mỹ trẻ tuổi thuộc mọi tầng lớp và chủng tộc hẳn đã không thể định nghĩa “nhân dân” của ông một cách chính xác hơn, cho dù ông có muốn.

Trong quá khứ, những khái niệm chặt chẽ hơn của giới dân túy về thành phần ủng hộ họ đã giúp họ xây dựng được các liên minh lâu bền — những liên minh có thể cầm quyền cai trị, chứ không chỉ vận động tranh cử. Nhờ viện dẫn các bản sắc mà cử tri chấp nhận —“người sản xuất”, “người lao động da trắng”, “người Mỹ Ki Tô giáo”, hoặc “đa số thầm lặng” của Tổng thống Richard Nixon — giới dân túy khích động họ bỏ phiếu cho đảng của mình và không chỉ chống lại các đảng phái khác cùng tranh đua. Cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa đều đã không thể tạo nên được sức hấp dẫn như vậy ngày nay, và thiếu sót đó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tình trạng công chúng chán ghét cả hai đảng lớn. Có thể không thể nào đưa ra một định nghĩa đáng tin về “nhân dân” mà có thể vận động được đại đa số các tầng lớp, các giới, và các dân tộc hiện đang chung sống, thường không vui vẻ gì, ở nước Mỹ ngày nay. Nhưng những nhà dân túy đầy tham vọng có thể sẽ chẳng ngừng cố gắng nghĩ ra một định nghĩa.

Lợi dụng khai thác nỗi sợ

Trump sẽ chật vật để thắng cử. Bất chấp những nhược điểm rõ rệt của Hillary Clinton, ứng cử viên đại diện Đảng Dân chủ — bao gồm sự thiếu lòng tin của công chúng và phong thái phát biểu vụng về — đối thủ của bà đã nổi danh về lời hô hào ác khẩu chống lại các nhóm thiểu số và các cá nhân, cứ không phải về cách hành xử xứng với một chính khách hay các chính sách có tính sáng tạo. Trong phần lớn chiến dịch tranh cử của mình, khẩu hiệu của Trump hẳn đã rất có thể là “Khiến nước Mỹ thù oán trở lại”. Tính chất tiêu cực đó hiếm khi là một chiến lược sáng suốt để thắng cử tổng thống tại một quốc gia nơi mà đa số người dân kiêu hãnh, có lẽ một cách ngây thơ, về sự lạc quan và sự cởi mở của mình. Và chủ nghĩa dân tộc chủng tộc lộ liễu không còn chấp nhận được trong các chiến dịch tranh cử trên toàn quốc.

Tuy nhiên, họa là điên mới phớt lờ những nỗi lo và nỗi phẫn nộ của những người đã dồn sang ủng hộ Trump với một niềm say mê mà họ chưa bày tỏ với ứng cử viên tổng thống nào khác trong mấy chục năm. Theo một nghiên cứu mới đây của nhà chính trị học Justin Gest, 65 phần trăm người Mỹ da trắng — khoảng hai phần năm dân số — sẽ sẵn sàng bỏ phiếu cho một đảng ủng hộ “chấm dứt tình trạng nhập cư ồ ạt, trao việc làm Mỹ cho người lao động Mỹ, bảo tồn di sản Ki Tô giáo của nước Mỹ, và ngăn chặn mối đe dọa của Hồi giáo”. Những người này tin rằng phần lớn các chính khách phớt lờ họ hoặc lên mặt dạy đời với họ, và họ cảm thấy bị ruồng bỏ bởi một văn hóa đại chúng đề cao giới có tiền, giới chủ trương thế giới đại đồng, và giới đa dạng về chủng tộc. Họ chiếm tỷ lệ ở nước mình bằng với tỷ lệ người Pháp hiện đang ủng hộ Mặt trận Dân tộc và hiện chỉ thấp hơn 10 phần trăm so với tỷ lệ người dân Vương quốc Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi Liên hiệp Châu Âu.

Nhưng chừng nào hai đảng chính ở Mỹ chưa tìm cách giải quyết những mối quan tâm của họ một cách nghiêm túc và đồng cảm — bằng cách hạn chế nghiêm ngặt tình trạng nhập cư bất hợp pháp và tạo công ăn việc làm ổn định với mức lương đủ sống — có thể họ sẽ vẫn còn để ngỏ cho những chính khách thực sự muốn có nỗ lực như vậy, bất kể chính khách đó có thể thiếu hiểu biết đến đâu đi nữa. Nếu thua, Trump có thể sẽ chẳng bao giờ tranh cử chính trị nữa. Tuy nhiên, truyền thống dân túy mà ông lợi dụng, sẽ vẫn trường tồn.

Một điều xấu xa cần thiết

Ở khía cạnh tích cực nhất, chủ nghĩa dân túy cung cấp một ngôn ngữ mà có thể củng cố dân chủ, chứ không phải gây nguy hại cho nó. Đảng Nhân Dân đã góp phần dẫn tới nhiều cải cách tiến bộ, chẳng hạn như thuế thu nhập và quản lý điều tiết doanh nghiệp, mà đã khiến nước Mỹ trở thành một xã hội nhân văn hơn trong thế kỷ hai mươi. Đảng Dân chủ, vốn an tâm với việc sử dụng những lời hô hào dân túy, từ Bryan tới Franklin D. Roosevelt, đã góp phần lớn tạo nên một giới tư bản tự do mà, dù còn nhiều nhược điểm, hiếm có người Mỹ đương đại nào muốn phá bỏ. Ngay cả một số nhà hùng biện dân túy từng đả kích di dân cũng vận động được sự ủng hộ đối với các luật, như ngày làm việc 8 tiếng, mà rốt cuộc có ích cho tất cả những người làm công ăn lương tại Mỹ, bất kể họ sinh ra ở đâu.

Chủ nghĩa dân túy có một quá khứ hỗn loạn. Những kẻ kỳ thị chủng tộc và những kẻ muốn làm độc tài đã lợi dụng sức hấp dẫn của nó, và những kẻ thù khoan dung hơn của giới tài phiệt cũng từng lợi dụng. Nhưng người Mỹ chưa tìm ra một cách mạnh mẽ hơn để đòi hỏi giới chóp bu chính trị của họ phải thực hiện những lý tưởng về cơ hội bình đẳng và chế độ cai trị bằng dân chủ mà họ hứa suông trong các mùa tranh cử. Chủ nghĩa dân túy có thể nguy hiểm, nhưng cũng có thể là cần thiết. Như nhà sử học C. Vann Woodward đã viết vào năm 1959 để đáp lại những trí thức gièm pha chủ nghĩa dân túy, “Ta phải kỳ vọng và thậm chí hy vọng rằng sẽ có những biến động trong tương lai làm chấn động các trung tâm quyền lực và đặc quyền và cung cấp liệu pháp định kỳ mà dường như cần thiết cho sức khỏe của nền dân chủ của chúng ta.”

Nguồn: Michael Kazin
Bản tiếng Việt ©2017 Phạm Vũ Lửa Hạ

* https://lendongxuongdoai.info/?p=5648

ốc

02-20-2017, 11:57 PM

Tiểu luận sau đây đăng trên tạp chí chuyên về đối ngoại Foreign Affairs, trong số tháng 11; 12 năm 2016 (phát hành trước khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào ngày 8-11-2016). Tác giả phân tích lịch sử của chủ nghĩa dân túy Mỹ, và qua đó giải thích sự vươn lên của Donald Trump. Michael Kazin là giáo sư sử học tại Đại học Georgetown, Washington D.C

Đây là bài báo từ một tạp chí thuộc loại nghiên cứu chuyên môn, cho nên dù là người dịch tốt thì vẫn đòi hỏi người đọc phải có hiểu biết hay là quen thuộc với xã hội Mỹ (có thể cần thêm kiến thức về lịch sử Mỹ và tiểu sừ một vài nhân vật lịch sử trong bài).

Dùng chữ "vươn lên của Donald Trump" thì khá sai vì vươn lên là nhờ tự sức mình, nên gọi là "sự đắc thời" vì Trump may mắn có nhiều người dễ bị dụ.

Chủ nghĩa dân tuý cũng hơi khó định nghĩa và càng khó phân biệt vì nó thường gộp chung quá nhiều khuynh hướng chính trị với nhiều giá trị nhân sinh trái ngược nhau. Câu nói "chính quyền của dân, do dân, vì dân," lấy dân làm gốc" hay "dân vi quý" cũng có thể bị gán cái nhãn hiệu "dân tuý" (民粹 - nghĩa là thuần vì quyền lợi của người dân).

Cái đáng chê trách cũng là ở người dân, đa số chỉ quan tâm đến một thứ quyền lợi hay là một chính sách nào thôi, cứ đòi được một điều đó thì sẽ ủng hộ bất cứ ứng cử viên ba trợn nào hứa hẹn trơn tru, và không cần biết những chủ trương khác của họ sẽ có hại cho xã hội và gia đình, bản thân mình.

Triển

02-21-2017, 04:05 AM

Chủ nghĩa dân tuý cũng hơi khó định nghĩa và càng khó phân biệt vì nó thường gộp chung quá nhiều khuynh hướng chính trị với nhiều giá trị nhân sinh trái ngược nhau. Câu nói "chính quyền của dân, do dân, vì dân," lấy dân làm gốc" hay "dân vi quý" cũng có thể bị gán cái nhãn hiệu "dân tuý" (民粹 - nghĩa là thuần vì quyền lợi của người dân).

Cho nên mới có "dân túy thiên tả" và "dân túy thiên hữu". Populism từ tiếng La-Tinh populus = dân chúng. Cho nên gọi là dân túy thì phải rồi. Tuy nhiên các trường phái chính trị hay lợi dụng khái niệm dân chúng, vì dân ...etc cho lợi ích riêng. Tuy nhiên các tính chất chung chung của populist thì Trẹm đều có đủ.

Riêng tôi thì thích bài này đoạn nói về cái khẩu hiệu "Nước Mỹ trước đã". Vụ lịch sử này của Mỹ tôi không biết thiệt. Đọc đây mới thấy cái thâm sâu của Trẹm và Bá nần đàng sau.

RaginCajun

02-21-2017, 06:05 AM

Cái đáng chê trách cũng là ở người dân, đa số chỉ quan tâm đến một thứ quyền lợi hay là một chính sách nào thôi, cứ đòi được một điều đó thì sẽ ủng hộ bất cứ ứng cử viên ba trợn nào hứa hẹn trơn tru, và không cần biết những chủ trương khác của họ sẽ có hại cho xã hội và gia đình, bản thân mình.Bác Ốc vẫn là thông thái nhất.

Triển

02-21-2017, 06:18 AM

Chủ nghĩa dân túy
Nền dân chủ có thể tự diệt vong hay không?

Dieter Kassel (Deutschlandradio Kultur) phỏng vấn Thomas Saretzki

http://www.deutschlandradiokultur.de/media/thumbs/e/e950c9ca18e4c64e5118a3933d2d8f42v1_max_635x357_b35 35db83dc50e27c1bb1392364c95a2.jpg
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chống quan liêu dưới sự hiện hữu của các nhà quản trị công ty
(dpa, picture alliance / Andrew Harrer / Consolidated News Photos)

Các việc làm đầu tiên của Donald Trump khiến nhiều người lo ngại cho tương lai nền dân chủ Mỹ. Khoa học gia chính trị Thomas Saretzki thì ngược lại tin tưởng truyền thống nhà nước pháp quyền của Mỹ. Thể chế đó “đủ mạnh”.

Nền dân chủ ở các quốc gia dân chủ có thể bị dẹp bỏ mà không cần biến cố nào hay không? Nhiều người đã đặt câu hỏi này sau các diễn biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan dưới chính quyền PiS hoặc là theo các hành động cầm quyền đầu tiên của Donald Trump dưới cương vị tổng thống Hoa Kỳ.

Người theo Chủ nghĩa Dân túy muốn liên hệ trực tiếp với dân chúng

Các chính trị gia dân túy như Trump luôn cố gắng xây dựng quan hệ trực tiếp với công chúng, ông Thomas Saretzki, giáo sư Lý thuyết Chính trị tại đại học Lünebeurg cho biết. Những người này luôn muốn qua mặt nghị viện, thông thường nghị viện là tổ chức đại diện nền dân chủ cho dân chúng. “Ngoài ra, những người dân túy thường soi tìm lỗi mà do chính họ gây ra ở chỗ nghị viện”. Khoa học gia chính trị trả lời đài phát thanh Deutschlandradio Kultur (Đài phát thanh văn hóa Đức).

Trên căn bản một hệ thống dân chủ có thể bị mất dân chủ từng bước và một nhà nước pháp quyền có thể biến thành một nhà nước vô pháp. Ông Saretzki cho biết, “Chuyện này chúng ta đã từng trải qua ở Đức.Và hiện nay nhìn thấy vài điểm giống trên căn bản ở vài quốc gia khác. Tôi tin rằng Hoa Kỳ có truyền thống pháp quyền đủ mạnh khiến chuyện này ở đó sẽ thất bại”.

Nguyên văn phỏng vấn:

Dieter Kassel: Ở Đức thường được nói theo nghĩa là nền dân chủ tuy không toàn diện nhưng mà là hệ thống tốt nhất mà chúng ta được biết. Căn cứ theo câu nói của Winston Churchill, tuy lời nói của ông này rõ ràng hơn. Ông ta nói rằng: Democracy is the worst form of government, except for all the others. - Dịch sát nghĩa là: Nền dân chủ là thể chế tệ nhất nếu bỏ hết các thể chế khác. Dĩ nhiên tôi không phải giải thích cho ông Thomas Saretzki câu này nguyên thủy ra sao, bởi vì ông là giáo sư ngành Lý thuyết chính trị và phân tích ở đại học Leuphana tại Lüneburg, chào ông, thưa giáo sư Saretzki!

Thomas Saretzki: chào ông!

Kassel: Ông có nghĩ rằng nhiều người ở các nước dân chủ phương Tây hiện không còn đồng ý với câu nói này nữa không, đặc biệt là phần sau của câu nói đó?

Saretzki: Tôi không nghĩ như vậy. Hệ thống dân chủ trước sau vẫn còn được coi trọng.

Nền dân chủ tiêu biểu hiện nay đang khủng hoảng bao nhiêu rồi?

Kassel: Đi sâu vào chi tiết thì không phải vậy. Những người như ông Donald Trump từ đầu đã tuyên bố rằng ông ta khước từ hệ thống dân chủ này, „thể chế này chỉ là sình lầy, đó chẳng phải là điều tôi muốn“. Và những chính trị gia khác được bầu chọn và có thể là tháng Chín này cũng xuất hiện ở Đức, họ sẽ nói, hệ thống dân chủ trong tình trạng hiện tại không phải là thể chế của tôi.

Saretzki: Đúng vậy, bởi vì có các chính trị gia dân túy Donald Trump cố gắng trực tiếp tiếp xúc với dân chúng để qua mặt tổ chức đại diện cho dân chủ thường được biết, đó là quốc hội; rồi chỉ tìm lỗi ở họ lúc có tình trạng xấu do chính họ khiếu nại lên.

Kassel: Liệu nền dân chủ hiện hành đang ở trong cuộc khủng hoảng như những người theo dân túy khẳng định không? Ý tôi là trên nguyên tắc rất đơn giản: Chúng tôi là dân chúng thì không thể là chính quyền, nên bầu chọn người làm việc đó cho mình, cho nên những người đó mới được gọi là dân cử. Chuyện nhiều người không còn cảm thấy người họ bầu không đại diện cho mình nữa có thật không?

Saretzki: Vâng thì nếu Bạn hỏi câu này ở Hoa Kỳ, xem ai không còn cảm giác được đại diện theo các quan niệm dân chủ, thì có lẽ thoạt tiên là các cử tri của Hillary Clinton. Bởi vì bà ứng cử viên của họ được đa số phiếu bầu, nhưng bà không được làm tổng thống, bởi vì luật đại biểu về vụ đại cử tri dẫn đến chuyện này mặc dù bà Hillary Clinton chiếm đa số phiếu bầu – nghĩa là 65,5 triệu phiếu nếu so sánh với 62,8 triệu phiếu của Donald Trump, bà Hillary Clinton lại có quá ít số phiếu của những người đại cử tri này, nghĩa là chỉ có 232 phiếu trong khi Donald Trump có 306 phiếu. Rồi bây giờ đến lượt lệ thuộc vào kiểu đa số và thiểu số hội đồng đại diện kia phân bố như thế nào nữa.

Ảo tưởng trao trả quyền lực lại cho dân

Kassel: Nhưng mà câu hỏi dĩ nhiên là hệ thống kiểu đó có hay hoặc là dở hơn hệ thống của chúng ta hay không? Chúng ta không thể bầu trực tiếp ông thủ tướng hay là bà thủ tướng, chúng ta chỉ có thể bầu các đảng phái và những người đại diện cho đảng phái đó, rồi thỉnh thoảng chúng ta cũng ngạc nhiên họ đã bầu ra ai làm thủ tướng. Bầu kiểu nào hay hơn?

Saretzki: Điều này lệ thuộc vào cách diễn đạt chuyện đại diện như thế nào là vừa phải, và những ứng cử viên này phải ra sao, những người đại diện chúng ta được diễn đạt ra sao? Tính chất của các tổng thống chế thông thường là các ứng cử viên luôn tìm cách truyền đạt khi họ thắng cử rằng: „Tôi là người đại diện dân chúng“. Và cái tính cách này của Trump cũng được ông ta xây dựng y hệt như vậy.

Nếu Bạn nhìn kỹ, khi ông ta phát ngôn trong buổi lệ nhậm chức trong tổng thống chế, ông ta đã khơi dậy chính cái ảo tưởng này: Tôi trao trả quyền lực lại cho các bạn, những người dân nước Mỹ. Không có chuyện tôi là đại diện của một đảng phái rồi nhận lãnh chính quyền. Cái ý tưởng này không có ở các dân cử quốc hội dân chủ đảng phái, bởi vì tất cả họ đều biết, họ được chọn bầu qua đa số mà có. Còn Donald Trump như đã nói là không được đa số nam nữ cử tri Mỹ bầu ra.

Kassel: Nhưng mà chuyện quốc hội bị gọi là bù nhìn, không chỉ ở Đức cũng đâu phải là mới. Rồi chuyện dân chúng nổi giận khi phải chờ đợi sáng kiến và kết quả bao giờ cũng quá lâu lắc. Ông không có cảm giác rằng với hệ thống này nhiều người bất mãn vì họ cứ nghĩ rằng hệ thống dân chủ này không linh động và mọi chuyện đều kéo dài quá lâu, nhưng sau cùng thì những người dân cử luôn luôn chỉ có thể đồng ý ở mấy cái nhỏ nhặt mà thôi sao?

Saretzki: Chuyện bất mãn là có. Câu kêu gào có lại một lãnh tụ là câu mà chúng ta thỉnh thoảng vẫn nghe hoài. Donald Trump bước ra là đã lợi dụng ngay điều này nên ông ta mới nói, chúng ta không thể nào chấp nhận những người chỉ có nói và bàn thôi. Kiểu cách này chính là hình ảnh của một người lãnh tụ mà không phải là chính trị gia mà là thương gia: Tôi làm việc, tôi quyết định, giống như lần bãi nhiệm bà bộ trưởng tư pháp, nhưng tôi không cần phải suy nghĩ lại điều tôi làm, chuyện tôi quyết định ra sao và tôi có cảm giác gì. Và mọi người cũng khỏi cần phải bàn cãi gì, bởi vì quan trọng là tôi làm việc đó chứ không phải tôi làm cái gì và với lý do nào và với mục đích gì.

Nền dân chủ có thể tự diệt vong không?

Kassel: Ông có cảm giác là … Mình không được quên rằng như ông Donald Trump, hoặc như các người lãnh đạo khác mà chúng ta thỉnh thoảng gọi là những kẻ độc tài ở Thổ Nhĩ Ky, ở Nga, ở Ba Lan, ở Hung Gia Lợi, ở các nước khác là những người trên định nghĩa không phải là người độc tài, bởi vì họ được dân chủ bầu ra. Ông có cảm giác rằng có nhiều người không hề biết rằng họ đang có ảnh hưởng gì trong nền dân chủ chăng? Cho nên họ cứ làm đại theo kiểu: Để cho bỏ ghét vì cái thể chế này làm tôi bực mình quá, nên tôi cố tình chọn một tên khác để hủy hoại cái thể chế này chăng?

Saretzki: Rất tiếc là hiện tại quan sát thấy nhiều như vậy. Cũng nghe nhiều giải thích trong cuộc bầu cử ở Mỹ cho thấy, có nhiều cử tri chỉ cốt bầu một cái đảng khác mặc dù họ không thích để xóa sổ cái đảng kia, mà không nghĩ đến hậu quả cho chính mình và cả hệ thống thể chế toàn diện. Rồi sau đó thì lại nảy sinh hệ quả chê bai hệ thống chính trị đó, là hệ thống đầu tiên tạo cơ hội cân bằng xu hướng và sống chung với nhau được, cũng là điều cần thiết khi người ta có những sở thích, giá trị, xu hướng khác nhau có thể sống chung với nhau được.

Kassel: Như vậy là nền dân chủ cũng cho người ta quá nhiều cơ hội. Nó cho luôn người ta cả cơ hội bầu chọn ra những người không có dân chủ lắm, nhưng nó lại không cho người ta cơ hội dẹp bỏ những kẻ đó. Ít ra trong đa số quốc gia điều dẹp bỏ là một trở ngại rất lớn trong hiến pháp. Nhưng ngược lại việc dẹp bỏ chướng ngại phân bố quyền lực (tam quyền phân lập) cũng rất khó, Donald Trump đang cố gắng làm ngơ thể chế phân quyền, ở Ba Lan xảy ra tương tự, ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy. Liệu người ta có thể xóa bỏ nền dân chủ ở các quốc gia dân chủ mà không qua biến cố không?

Saretzki: Có làm được việc đó mà không cần biến cố hay không còn tùy thuộc vào chuyện định nghĩa biến cố là thế nào. Từng bước có thể tước đoạt dần dân chủ của một thể chế dân chủ, có thể biến một nhà nước pháp quyền thành vô pháp. Điều này chúng ta từng trải qua ở Đức, bây giờ chúng ta thấy tái diễn ở một vài quốc gia khác. Liệu thực sự có một khả năng nào đó dẹp người lãnh đạo từng được bầu chọn ra hay không, chứ không có kết cuộc chịu trận kiểu gia đình trị hoặc là chịu đựng những người tự ứng cử trong thể chế chính trị, thì phải cần trải nghiệm chứ không thể đoán được. Tôi tin rằng đặc biệt là nước Mỹ có truyền thống nhà nước pháp quyền đủ mạnh để không xảy ra chuyện mất luôn cả nền dân chủ.

Kassel: Vậy là cũng có một điều an ủi cho kết thúc buổi phỏng vấn rồi. Thưa quí vị đây là Thomas Saretzki, giáo sư ngành Lý thuyết Chính trị tại đại học Lüneburg. Xin cám ơn ông Saretzki dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.

Saretzki: Không có chi. Xin chào.

Kassel: Xin chào.

(* lược dịch từ: "Populismus - Kann eine Demokratie sich selbst abschaffen?" (http://www.deutschlandradiokultur.de/populismus-kann-eine-demokratie-sich-selbst-abschaffen.1008.de.html?dram:article_id=377733) )

ốc

02-21-2017, 06:14 PM

Dân chủ có thể tự diệt vong, bắt đầu từ hiện tượng lười vận động và ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, nhiều chất độc hại, dần dần với tuổi tác cơ bắp của nền dân chủ sẽ tiêu mất và cuối cùng chỉ còn mỡ, nền dân chủ sẽ đi vào tình trạng sống dỡ chết dỡ.

Em tin là cứ để một đảng thắng hoài cũng không tốt, cứ để hai đảng tranh cử với nhau hoài cũng không tốt, vì họ sẽ toa rập với nhau, chia vai để diễn chung một vở tuồng dân chủ, rất là thiếu lương thiện. Hiện thời ở Mỹ bầu cử thì chỉ có thể chọn lựa giữa hai ứng cử viên của hai đảng lớn, kỳ nào xui gặp toàn ba trợn với ba que, cũng như đi chợ chiều chỉ còn bánh bèo và cháo huyết, nhiều người sẽ nhịn đói cho nó lành.

#Cảm ơn anh Tôm đã khen từ thiện, em có ghi xuống sổ tay để nhớ... ơn.

Triển

02-21-2017, 09:56 PM

Chỉ còn mỡ là chết cấp kỳ luôn. Phải năng vận động, như các khoa học gia vừa đây kêu gào dưới đường. Đó là tập cho cổ họng hót tốt hơn Trẹm, còn đầu óc nhiều dưỡng khí cũng suy nghĩ được nhiều chuyện hay ho hơn.

Triển

02-21-2017, 10:04 PM

Trump chọn McMaster để làm dịu sóng ngầm trong Nhà trắng

Tú Anh

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-20t202318z_1475709866_rc1433b9c210_rtrmadp_3_usa-security-trump.jpg
Tân cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster ngày 20/02/2017, khi được tổng thống Trump loan báo bổ nhiệm vào chức vụ này. .
REUTERS/Kevin Lamarque

Tổng thống Mỹ không để mất nhiều thời giờ. Sau vụ một người từ chức, một người từ chối, ông đã c họn một viên tướng đang tại ngũ làm cố vấn an ninh quốc gia. Herbert Raymond McMaster « anh hùng chiến tranh vùng Vịnh và Afghanistan » được xem là lá chủ bài để bình định những cơn sóng ngầm tại Nhà Trắng.

Để thay thế một một ủng hộ viên từ ngày đầu của sự nghiệp chính trị nhưng bị quân đội chê trách, tổng thống Donald Trump tìm đến một quân nhân khác nhưng được kính nễ : trung tướng lục quân H.R McMaster, 54 tuổi.

Trong cuộc họp báo tại Florida ngày 20/02/2017, tổng thống Donald Trump giới thiệu « nhân vật lỗi lạc và nhiều kinh nghiệm » mà ông chọn làm cố vấn an ninh quốc gia thay thế tướng Michael Flynn từ chức.

Vì sao tổng thống Donald Trump chọn H.R McMaster ?

Nếu tướng Michael Flynn nổi tiếng qua các chiến công trên chiến trường Irak và Afghanistan thì kinh nghiệm của Herbert Raymond McMaster, trên hai chiến trường này, cũng không kém. Sau cuộc đổ bộ năm 1991 vào Irak, ông quay lại vùng Vịnh hai lần từ 2003 đến 2006 và từ 2007 đến 2008. Ông là tác giả của chiến công tái chiếm Tal Afar từ tay Al Qaida vào năm 2004. Ngoài tài chỉ huy, McMaster còn là một lý thuyết gia quân sự, đề ra chiến lược thu phục nhân tâm để bình định các cuộc nổi dậy ở Irak. Hơn thế nữa, tân cố vấn an ninh quốc gia còn được quân đội lẫn giới chính trị trong hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ tại Washington kính phục.

Hiện giờ, Herbert Raymond McMaster chỉ huy « trung tâm kế hoạch » của quân đội, chuẩn bị đối phó với những cuộc chiến trong tương lai. Từ nhiều năm qua, ông kêu gọi phải tăng cường quân lực Mỹ. Trong cuộc điều trần hồi tháng 4/2016 tại Thượng viện , McMaster cảnh báo nguy cơ quân đội Mỹ không đủ sức để « bảo vệ quốc gia ». Chủ trương cải cách quân đội do ông đề nghị lại phù hợp với lời hứa lúc tranh cử của chủ nhân Nhà Trắng.

Trong nội các mới, tân cố vấn an ninh quốc gia cũng hợp ý với chủ nhân Lầu năm góc James Mattis. Cả hai có cùng chiến lược mới dựa trên các bài học lịch sử, thắng cũng như thua. McMaster từng được công luận biết đến tên tuổi qua một quyển sách, xuất bản năm 1997, vạch ra những sai lầm của bộ tham mưu quân đội Mỹ đưa đến thất bại trong chiến tranh Việt Nam. Trong quyển Dereliction of Duty, tạm dịch là « Thiếu Bổn Phận », tướng McMaster thẳng thắn chê trách các tướng lãnh cầm quân đã « hèn nhát », không dám tố giác quyết định bỏ chạy của bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara và tổng thống Lyndon B Johnson.

Chính vì tính khí cương trực này mà binh nghiệp của ông bị lận đận. Trong hai năm liền, 2006 và 2007, ông không được thăng cấp tướng cho dù là một đại tá thâm niên.

Tuy nhiên, binh nghiệp dạn dày của ông lọt vào mắt xanh của tổng thống Barack Obama. Chủ nhân Nhà Trắng lúc đó đã không để nhân tài mai một : từ 2008 đến 2017, trong vòng 6 năm, McMaster được thăng ba cấp.

Theo báo chí Mỹ, tin trung tướng McMaster được bổ nhiệm cố vấn an ninh quốc gia đã được Thượng nghị sĩ John McCain và Tom Cottom hài lòng. Sự kiện này cho phép suy đoán chính sách đối ngoại của tổng thống Donald Trump sẽ theo chủ trương của đảng Cộng Hoà, chứ không thể tùy nghi quyết định ai bạn ai thù.

Câu hỏi đặt ra là liệu Nhà Trắng có thể là đất dụng võ của tướng McMaster hay không ? Tân cố vấn có một nhược điểm là thiếu kinh nghiệm chính trường trong bối cảnh trách nhiệm trong guồng máy lãnh đạo chưa được quy định rõ ràng. Báo chí Mỹ cho rằng căng thẳng trong nội bộ ông Trump, làm người tiền nhiệm của tướng McMaster từ chức, phát xuất từ ảnh hưởng áp đảo của « quân sư » Stephen Bannon, mà chức danh chính thức là « chiến lược gia của tổng thống » và có quan hệ với thành phần cực hữu KKK.

Theo chánh văn phòng phủ tổng thống, Reince Priebus, tổng thống Trump đã nói rõ, tướng McMaster có « toàn quyền bố trí nhân sự » của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170221-donald-trump-chon-mot-chien-luoc-gia-cuong-truc-lam-co-van-an-ninh )

ntđl

02-22-2017, 05:45 AM

*

Một câu nói nổi tiếng của một người nổi tiếng....

http://www.azquotes.com/picture-quotes/quote-the-war-in-vietnam-was-not-lost-in-the-field-nor-was-it-lost-on-the-front-pages-of-the-h-r-mcmaster-102-12-65.jpg

Còn kép sến kia hử ?
Bữa mô nói câu nào thiếu nhớt Lú sẽ ù ra tiệm mua xổ số liền, bảo đảm trúng lô độc đắc.

Thày năm vẫn mạnh heng ?.
Lú đang đọc bài thày mới post đây về populism và chánh sách này tại mỹ.
Như ốc nói đọc vất vả vì khó hiểu, chưa kể chữ việt trong trỏng cũng hổng dễ nuốt luôn.
Cám ơn mấy bài dán giá trị hổm rày, cũng cám ơn luôn ốc đã khai sáng l
Lập trường chánh trị của Lú rất là thiếu vắng. Lú là... hoa dởm trong đồng vắng, gió khúc nào rạp khúc đó, thành ra... cứ ở canada cho nó lành, nghèo chút, lạnh chút nhưng bớt lên ruột..

Lần này nghe tin Montreal sẽ mở rông vòng tay đón dân tị nạn. Hourra hourra...
Dân tị nạn thường hổng có vấn đề, vì rằng.... xưa rày Montreal đã là vùng đất an toàn của khủng bố, là bàn đạp để từ đây chúng tiến sang quấy rầy cho mỹ vướng víu chút chơi (hello tôm)

Gần hai thập niên trước, bịnh nhơn Lassouani gốc.algerian vào trại nằm ít lâu.
Tròi thần ơi, thằng con rể pakistani dẫn bạn bè nó vô thăm rần rần. Chúng hiền hoà nhã nhận lấm cà.
Rồi nghe tin thằng nhỏ bị bất khi xuống phà từ Vancouver sang Washington state, trên xe đầy chất nổ, mục đích giựt xập phi trường Washington vào ngày đầu thiên niên kỷ 2000.

Tới đây là rối rắm ngập tràn, hiến binh cadana và FBI mỹ mần màn điều tra ráo riết.
Bên đây vợ nó cũng hết xí quách luôn, bèn làm màn ra toà thảy đơn li dị gởi cho chồng đang nằm ấp phương xa.
Ông Lassouani giận đứa con gái bạc tình, gấp rút chánh thức từ luôn con nhỏ. Rồi giận cá chém thớt, ông từ luôn vợ vì đã không biết dạy con.
Ông ra riêng sống mình ên, lủi thủi một bóng trong cái ấp nhỏ hiu quạnh. Bạn bè hổng dám tới thăm vì sợ tai mắt an ninh chìm.

Nghe nói... trong ngục đá xa xôi ấy, thinh không thằng rể phản thùng, khai rành mạch giúp vui FBI xứ mỹ đậng được giảm án.
Ôi việc này hẳn là phát súng ân huệ nhắm vào ông Lassouani có lẽ.
Không nghe tin tức chi về ông nữa, dám ông thất vọng quá nên đã bỏ cuộc chơi rồi.

Ông Lassouani là một thùng thuốc súng rất nóng, khi mô cũng chỉ chờ ngòi nổ, và cái ngòi ni dĩ nhiên là mỹ quốc.
Bữa nào ở không rảnh rang ngồi xuống nghe ông chửi mỹ, chửi liên tu bất tận, không chừa một lãnh vực nào.
Ngộ cái lãnh vực nào của mỹ ông cũng thấu đáo mới là kẹt cho người nghe.

Lú hỏi : ông bạn ơi, dĩ nhiên mỹ phải xấu rồi, nhưng vụ 9-1-1 chết dân lành tội quá. Ông Lassouani bèn trầm mặc u hoài : bà Nô chiến tranh là phải hy sinh, đã vào cuộc chiến mà còn tiếc rẻ nhơn mạng thì thà rằng đầu hàng trước cho gọn.
Wow... quelle réponse, such an answer, một ý kiến nặng chất nổ ! (nói luôn 3 thứ tiếng cho xôm)

Good day hàng phố ôi !
:z57:

Nhã Uyên

02-22-2017, 05:47 AM

Đó là tập cho cổ họng hót tốt hơn Trẹm, còn đầu óc nhiều dưỡng khí cũng suy nghĩ được nhiều chuyện hay ho hơn.

Dạ và phải hót đúng nhịp. Để ổng thay đổi, chọn các món ăn bổ ích hơn. Cho ổng thấy rằng không phải ai ai cũng thích meatloaf và oreos và đừng phát điên nếu họ không tôn trọng ổng, không muốn ổng bắt ăn những món ấy. Bất cứ một ai có một hình ảnh tương đối lành mạnh sẽ hiểu rằng, trong chính trị, mình sẽ có rất nhiều kẻ thù và đó là chuyện bình thường. It’s part of the job. Nếu ổng không hiểu vậy , không thích vậy, cứ nghĩ rằng bởi họ không yêu thương ổng nhiều nhiều lằm, thì cách tốt nhất để trừng phạt họ là ổng nên từ chức.

Triển

02-22-2017, 06:21 AM

*

Thày năm vẫn mạnh heng ?.
Lú đang đọc bài thày mới post đây về populism và chánh sách này tại mỹ.
Như ốc nói đọc vất vả vì khó hiểu, chưa kể chữ việt trong trỏng cũng hổng dễ nuốt luôn.
Cám ơn mấy bài dán giá trị hổm rày, cũng cám ơn luôn ốc đã khai sáng l
Lập trường chánh trị của Lú rất là thiếu vắng. Lú là... hoa dởm trong đồng vắng, gió khúc nào rạp khúc đó, thành ra... cứ ở canada cho nó lành, nghèo chút, lạnh chút nhưng bớt lên ruột..

Cả tuần nay tui bị cảm, tuy vẫn đi làm bình thường vì không cảm nặng nhưng mà cái mũi chảy rột rột hoài khó chịu. Tuy nhiên tui lì đòn chưa chịu đòi bác sĩ kê toa trụ sinh. Để tự ên coi nó hết không. Ma đàm ở Canada mà nghèo. Ở Mỹ mà không đóng bảo hiểm tới 70 tự nhiên bị ung thư cái rẹt mỗi lần xạ trị 50 ngàn, xạ trị 5 lần cái quất nửa triệu đô.

Yeap, tui thấy cái bài nào hay, giúp ích cho kiến thức để hiểu thêm tân tổng thống Hoa Kỳ thì tôi dán hoặc tìm cách dịch ra, cũng là bổ ích cho chính mình luôn.

:)

Triển

02-22-2017, 06:28 AM

thì cách tốt nhất để trừng phạt họ là ổng nên từ chức.

Mới đọc một bài báo hôm qua ở trang Dân Luận nói chắc ăn như đinh đóng vô cột chuối luôn, là chỉ còn câu hỏi thời gian về chuyện ông phó tổng thống lên làm tổng thống. Tuy nhiên tôi đang đi tìm nguyên văn bài viết đó, chứ người dịch chuyển ngữ nhiều câu tôi cũng không hiểu luôn.

http://i.imgur.com/EV5TNvR.png

(nguồn ở đây) (https://www.danluan.org/tin-tuc/20170220/bao-nhieu-ngay-nua-thi-toi-luot-pence-lam-tong-thong)

Chuyện bà con hót là chuyện phải làm. Dân chủ là vậy. Cái gì chánh phủ làm không đúng, hoặc cố tình làm sai .v.v.v thì mình phải xuống đường phản đối. Nếu không các tay ngồi bên trên cứ nói đại diện cho dân, vì dân, lòng dân, phèo dân, ruột dân ...v.v.v Không biết đâu mà mò. Nền dân chủ chết queo khi ai cũng rút hết về nhà không còn nói gì nữa. Một lúc nào đó chính phủ sẽ trở thành độc tài, vì làm gì cũng không có ai phản đối. Đảng đối lập phản đối không là không đủ. Dân mới là thành phần nồng cốt.

Triển

02-22-2017, 08:26 AM

Ân Xá Quốc Tế : Trump và nhiều lãnh đạo reo rắc lời lẽ thù hận

Thu Hằng

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/duterte-trump-rtr.jpg
Các lãnh đạo dân túy với lối hùng biện gieo rắc thù hận khiến thế giới lo ngại.
Ảnh : Reuters

Trong bản báo cáo hàng năm được công bố ngày 22/02/2017, tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) cáo buộc nhiều nhà lãnh đạo trên khắp thế giới, trong đó có tổng thống Mỹ Donald Trump, gieo rắc những bài diễn văn thù hận, bôi nhọ một số nhóm người. Amnesty International lo ngại lời lẽ hùng biện « độc hại » như vậy sẽ khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn.

Ngoài tổng thống Mỹ, báo cáo của tổ chức Ân Xã Quốc Tế cáo buộc « những lời phát biểu mang tính phân biệt của Viktor Orban (Hungary), Recep Tayyip Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ), Rodrigo Duterte (Philippines)… nhắm vào nhiều nhóm người, coi họ là người thế mạng và tuyên truyền ý tưởng rằng một số nhóm người ít nhân đạo hơn một số khác » và mục tiêu đầu tiên chính là người nhập cư.

Báo cáo của Ân Xá Quốc Tế lấy dẫn chứng là thủ tướng Hungary gọi người nhập cư là « thuốc độc », hay thủ tướng Hà Lan từng viết một bức thư ngỏ kêu gọi người nhập cư hãy hành xử một cách « bình thường » hoặc quay về nhà họ. Vẫn theo Ân Xá Quốc Tế, người nước ngoài và người Hồi Giáo là « những mục tiêu chính của chính sách mị dân tại châu Âu » và bị coi là « một mối đe dọa cho an ninh, bản sắc quốc gia hay là những người đến cướp việc làm và là những người lạm dụng hệ thống an sinh xã hội ».

Báo cáo của Ân Xá Quốc Tế cho rằng những lời phát biểu mang tính hạ thấp và thù hận đó tác động trực tiếp đến các quyền và quyền tự do căn bản, mà cụ thể là « một số chính phủ đã cho thông qua các đạo luật hạn chế quyền tị nạn, tự do ngôn luận và hợp pháp hóa việc theo dõi hàng loạt hay trao cho lực lượng an ninh nhiều quyền hạn ».

Tổ chức Ân Xã Quốc Tế nêu tổng cộng 36 nước đã « vi phạm luật pháp quốc tế khi trục xuất một cách bất hợp pháp người tị nạn về nước, nơi quyền của họ bị đe dọa ».

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170222-an-xa-quoc-te-trump-va-nhieu-lanh-dao-reo-rac-loi-le-thu-han )

Triển

02-22-2017, 08:31 AM

http://i.imgur.com/4yUCr25.jpg

(coi nữa) (https://www.amnesty.org/en/latest/news/2017/02/amnesty-international-annual-report-201617/)

RaginCajun

02-22-2017, 08:50 AM

xoá vì tìm ra nguồn rồi :)

RaginCajun

02-22-2017, 09:26 AM

*

Lần này nghe tin Montreal sẽ mở rông vòng tay đón dân tị nạn. Hourra hourra...
Dân tị nạn thường hổng có vấn đề, vì rằng.... xưa rày Montreal đã là vùng đất an toàn của khủng bố, là bàn đạp để từ đây chúng tiến sang quấy rầy cho mỹ vướng víu chút chơi (hello tôm)

:z57:Trước giờ đâu biết Montreal là ổ chứa khủng bố đâu và cũng không biết là má-đàm sống trong hang cọp. Chỗ nguy hiểm nhất là chố an toàn nhất :p. Không biết má-đàm ra sao chứ dân bên Montreal ghét Trump kinh khủng. Hôm Trump thắng cử, thằng em đang ở bên đó, đám trong bar chỗ mấy trường đại học, rồi trong metro, đi đâu cũng thấy người ta chửi bới Trump. Người hiền lành thì ôm nhau khóc. Nghĩ hành động nhận người tị nạn cũng là cách để dằn mặt Trump, vậy là tốt, vui vẻ cả làng. Khi nào nước Mỹ bớt loạn thì dân tị nạn có thể qua Mỹ lại.

Triển

02-22-2017, 09:49 AM

Lần này nghe tin Montreal sẽ mở rông vòng tay đón dân tị nạn. Hourra hourra...
Dân tị nạn thường hổng có vấn đề, vì rằng.... xưa rày Montreal đã là vùng đất an toàn của khủng bố, là bàn đạp để từ đây chúng tiến sang quấy rầy cho mỹ vướng víu chút chơi (hello tôm)

Trước giờ đâu biết Montreal là ổ chứa khủng bố đâu và cũng không biết là má-đàm sống trong hang cọp. Chỗ nguy hiểm nhất là chố an toàn nhất :p. Không biết má-đàm ra sao chứ dân bên Montreal ghét Trump kinh khủng. Hôm Trump thắng cử, thằng em đang ở bên đó, đám trong bar chỗ mấy trường đại học, rồi trong metro, đi đâu cũng thấy người ta chửi bới Trump. Người hiền lành thì ôm nhau khóc. Nghĩ hành động nhận người tị nạn cũng là cách để dằn mặt Trump, vậy là tốt, vui vẻ cả làng. Khi nào nước Mỹ bớt loạn thì dân tị nạn có thể qua Mỹ lại.

Montreal chết chắc. Đức chết queo 6 năm nay từ ngày có vụ người tị nạn từ Trung Cận Đông, Bắc Phi, Địa Trung Hải chạy sang. Lúc nào ra đường cũng sợ hết. 6 năm nay chết người do khủng bố tổng cộng không bằng nước Mỹ chết do nạn súng ống trong một ngày. Thấy có buồn cho nước Đức và nước Montreal không?

Mới đây được Trẹm giới thiệu thêm mới biết ngoài nước Đức và nước Montreal còn có nước Thuỵ Điển nữa. Thê thảm lắm.

Triển

02-22-2017, 09:58 AM

http://i.imgur.com/4yUCr25.jpg

(coi nữa) (https://www.amnesty.org/en/latest/news/2017/02/amnesty-international-annual-report-201617/)

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của hiện tượng « sùng bái cá nhân »

Minh Anh

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/787/93/2007/1132/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-01-27t093054z_478144517_rc185366f9b0_rtrmadp_3_usa-trump-putin_0.jpg
Ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Danilovgrad, Montenegro, 16 tháng 11, năm 2016.
REUTERS/Stevo Vasiljevic

Đây là tựa bài phân tích trên báo Les Echos hôm nay 21/02/2017. Hiện tượng « đam mê » các nhà lãnh đạo độc tài đang lan rộng trên thế giới, kể cả ở những nước có truyền thống dân chủ như Hoa Kỳ, hay ở Hungary, Nga … và đang ngấp nghé trỗi dậy tại Pháp.

Đầu tiên hết, ông Jacques Hubert-Rodier, cây bút xã luận về ngoại giao của Les Echos cho rằng sau một tháng lên cầm quyền, ông Donald Trump đang gia nhập vào đội ngũ lãnh đạo độc tài. Những người muốn khẳng định uy quyền, bao gồm Vladimir Putin (Nga), Tập Cận Bình (Trung Quốc), cho đến Viktor Orban (Hungary), Recep Tayyip Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ) và một vài người khác rải rác trên thế giới – những người đã mê hoặc một phần lớn bộ phận dân chúng về quyền lực và một Nhà nước hùng mạnh.

Tuy nhiên, điều nghịch lý là biến dạng của thể chế độc tài đó đều dính dáng đến tất cả các kiểu chế độ, từ dân chủ (Hoa Kỳ, Hungary…), cho đến chuyên chế (Trung Quốc), và cả những thể chế bán dân chủ (như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ). Điểm chung của hiện tượng « cá nhân hóa quyền lực » là kêu gọi tính tự quyết của người dân và một ý tưởng nào đó về một quốc gia vĩ đại.

Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đã thâu tóm trong tay gần như mọi quyền lực đang khơi dậy một sự sùng bái cá nhân vốn cho đến giờ chỉ dành cho Mao Trạch Đông. Rodrigo Duterte của Philippines khẳng định uy thế với chiến dịch bài trừ ma túy đẫm máu. Nước Nga có Vladimir Putin tự tạo dựng huyền thoại về mình bằng cách phô bày hình ảnh thân thể cường tráng khi đang cưỡi ngựa hay trong bộ võ phục judo.

Tương tự, tại Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, sau cú đảo chính hụt hồi trung tuần tháng 7/2016, tung ra chiến dịch thanh trừng trong mọi ngành, với việc bắt giữ vô số nhà báo và nhà đối lập, và đang chuẩn bị củng cố thêm quyền hành tổng thống với cuộc trưng cầu dân ý sắp được tổ chức vào 16/4 tới đây.

Và ở một mức độ nào đó, thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng đang tìm cách thâu tóm thêm quyền lực khi đưa đất nước theo hướng mà ông gọi là « nền dân chủ phi tự do » - một thuật ngữ phản ánh nghi kỵ của nhà nước đối với tư pháp và việc kiểm soát lập pháp.

40% người Pháp ủng hộ một chế độ độc tài

Hiện tượng tái khẳng định quyền uy tối thượng của các lãnh đạo nhìn chung đi cùng với một trào lưu mà ông Larry Diamond, giám đốc trung tâm nghiên cứu về dân chủ, trường đại học Stanford gọi là « suy thoái dân chủ ». Và sự suy thoái này diễn ra sau một làn gió dân chủ bắt đầu vào cuối thế kỷ XX, đầu tiên hết là tại châu Mỹ La-tinh và châu Á, rồi đến Trung – Đông Âu và cuối cùng là châu Phi.

Theo tác giả bài viết, tình trạng suy thoái trên thể hiện rõ nét trong năm 2016 tại các nước dân chủ và bán dân chủ và đã làm nổi rõ một xu hướng khác đó là sự nổi dậy chống lại tầng lớp lãnh đạo và các định chế của các cử tri. Xu hướng này có liên quan đến một mối lo sợ : làn sóng nhập cư gia tăng và tình trạng khủng bố lan rộng.

Điều đó giải thích phần nào 40% người dân Pháp mong muốn trở lại với chế độ độc tài, theo một thăm dò của Ifof, được công bố trên trang mạng Politico năm 2015. Một chỉ số khác cũng cho thấy xu hướng trên, đó là chỉ số dân chủ trên thế giới, đã tụt giảm từ 5,55 trong năm 2015 xuống còn 5,52 năm 2016 trên bậc thang 10, trong khi chỉ số này là 5,62 trong năm 2006.

Dẫu sao thì vẫn còn một chút lạc quan. Tác giả ghi nhận sự biến dạng của thể chế độc tài đó ít nhiều gì cũng gặp phải sự phản kháng của người dân tại Hoa Kỳ, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ hay tại Nga, phản đối những sắc lệnh, chính sách hay dự luật « phản dân chủ ».

Cho dù có mạnh đến mấy như tổng thống Nga Vladimir Putin lúc này, cầm quyền lãnh đạo đất nước trong suốt 17 năm qua, lúc thì trong cương vị tổng thống, lúc ở vị trí thủ tướng, và rất có khả năng sẽ tái đắc cử vào năm 2018, do uy tín của ông vẫn còn cao, nhưng quyền lực của ông cũng đã trở nên mong manh hơn nhiều.

Cuối cùng, tác giả cho rằng, về phần ông Donald Trump, lịch sử sẽ cho biết là ông có thể giữ được nước Mỹ bằng bàn tay sắt hay không. Ngay lúc này đây, dường như ông đã thất bại.

Trump muốn tước bỏ tính chính đáng của tự do báo chí

Liên quan đến ông Donald Trump, việc tân chủ nhân Nhà Trắng không ưa giới báo chí, truyền thông không phải là chuyện gì mới mẻ. Nhưng điều đáng lo ngại, theo báo Le Monde, là « Trump muốn tước bỏ tính chính đáng của quyền tự do báo chí ».

Ngày 17/02, ông Trump tuyên bố báo chí là « kẻ thù của nhân dân Mỹ ». Vị tổng thống Mỹ gần đây nhất đã có những phát biểu thô bạo chống lại báo chí giống như Richard Nixon trong vụ bê bối Watergate.

Theo nhận định của Le Monde, trong suốt cuộc đời doanh nhân của mình, cho đến trước khi trở thành tổng thống, nhà tỉ phú Donald Trump ít khi phải giải trình về những lựa chọn của mình. Giờ đây, trên cương vị tổng thống – phục vụ đất nước, ông cũng không hề sẵn sàng chấp nhận sự soi xét đối trọng quyền lực.

Thái độ kém khoan dung đối với những chỉ trích không phải là do sự bực bội. Như các cố vấn thân cận của Donald Trump đã khẳng định, việc tước bỏ tính chính đáng của báo chí là nhằm áp đặt những thông tin một chiều duy nhất và những kiểu thông tin này lại được các mạng xã hội nhân bội lên, giam hãm cử tri trong những tín điều của mình.

Chính vì thế, ông Trump và nhóm cộng sự đã coi các phương tiện truyền thông như một đảng phái đối lập. Tờ báo cho rằng xu hướng này là nguy hiểm. Báo chí không làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử, ông Trump biết rõ điều này hơn ai hết. Nhiệm vụ của báo chí hoàn toàn khác: đó là thông tin một cách tốt nhất có thể. Bác bỏ chức năng này của báo chí không phải là phục vụ cho người dân Mỹ.

Mỹ - Trung : Những tuyên bố hão huyền của Trump

Về quan hệ giữa hai cường quốc nhất nhì thế giới, báo Le Figaro có bài « Mỹ-Trung : Những lời nói hão huyền » của chuyên gia François Godement, giám đốc chương trình châu Á thuộc Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu, một tổ chức nghiên cứu, tư vấn có trụ sở tại Luân Đôn.

Tác giả nêu ra một số điểm cho thấy có sự khác biệt giữa những phát biểu liên tiếp, thậm chí tùy hứng và những hành động trên thực tế của tân chủ nhân Nhà Trắng.

Người ta đã nhanh chóng nhận thấy là trong suốt chiến dịch vận động tranh cử và trong vòng có một tháng kể từ khi vào Nhà Trắng, ông Donald Trump thường xuyên nói trước đổi sau, đưa ra các tuyên bố trái ngược. Và nguyên thủ Mỹ thay đổi rất nhanh : Ông tuyên bố muốn đưa vấn đề « một nước Trung Quốc » vào đàm phán thương mại với Trung Quốc, nhưng chỉ cần một cú điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình là ông Trump lại « tỉnh bơ », tái khẳng định tôn trọng chính sách này. Sau khi Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa, tổng thống Mỹ hùng hồn tuyên bố sẵn sàng bảo vệ các đồng minh châu Á, nhưng báo chí Trung Quốc gọi ông là « con hổ giấy ».

Theo chuyên gia Godement, hiện nay có hai xu hướng nhận định về chính quyền Trump : Một xu hướng tin rằng Hoa Kỳ dưới thời ông Trump sẽ cứng rắn, ngăn chặn tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, chống chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, rồi xem xét lại chiến lược thương mại, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc. Xu hướng thứ hai cho rằng Donald Trump tiếp tục đi theo hướng không can thiệp và biệt lập. Nguyên thủ Mỹ chỉ tìm kiếm các mối lợi trong quan hệ thương mại thế giới, kể cả với các đồng minh của Hoa Kỳ.

Đối với ông Godement, cho đến nay, xu hướng thứ hai sẽ thắng thế. Khoảng cách quá lớn giữa lời nói và hành động của tân tổng thống Mỹ đã làm cho mọi người không tin, coi nhẹ mọi chiến lược của Donald Trump, thậm chí ngay từ khi chiến lược này mới chỉ là phôi thai.

(coi tiếp) (http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170221-su-troi-day-manh-me-cua-hien-tuong-%C2%AB-sung-bai-ca-nhan-%C2%BB)

Triển

02-22-2017, 10:06 AM

Trump fears terrorists, but more Americans are shot dead by toddlers

Gary Younge

Gun deaths – intentional, accidental and self-inflicted – dwarf those related to terror. The talk is of secure borders but within the US many live in a state of fear

http://i.imgur.com/0jGtggO.jpg

Shortly before leaving America for Britain, after 12 years as a correspondent, the relative of one of my son’s friends politely declined my invitation to visit us in London.

“I don’t think I could go to Europe,” she said. “It doesn’t seem safe.”

Try as I might I could not suppress a laugh. My wife and children are African American. I am British. We were living in Chicago.

“The odds of you being shot dead here are far greater than of you being killed in a terrorist attack over there.”

When the president uses his executive powers to ban more than 200 million people from entering America, ostensibly in the interests of security, and then, in the same week, the House of Representatives relaxes background checks for gun ownership, one is compelled to question the sense of proportionality when it comes to security. Whom do they intend to keep safe? By what means? And at what price to liberty?

Let us leave aside for the moment the fact that since 9/11 not a single American has been killed in a terrorist attack by a citizen from the countries on this list. The reality is that an American is at least twice as likely to be shot dead by a toddler than killed by a terrorist. In 2014 88 Americans were shot dead, on average, every day: 58 killed themselves while 30 were murdered. In that same year 18 Americans were killed by terrorist attacks in the US. Put more starkly: more Americans were killed by firearms roughly every five hours than were killed by terrorists in an entire year. It is unlikely that scrapping a rule requiring extended background checks for gun purchases by some social security recipients suffering from mental illness will improve the situation.

(To hide behind the mantra “guns don’t kill people, people kill people” is an act of fallacious sophistry. Toasters don’t make toast, people make toast. True. But toasters exist to make toast: guns exist to kill people.)

One need not downplay the importance of terrorism here. Terrorism is not only murderous. In its ability to spread anxiety and undermine democratic engagement with violence it is also deeply reactionary. Rather than galvanising people around a cause it divides them in the crudest manner possible – on the basis of fear. That’s as true when America kills innocent civilians. But the fear most Americans experience daily isn’t imported – it’s home grown. That’s true across the board, but particularly true for some minorities. Every day seven children and teens are shot dead in the US. Firearms are the biggest killer of young black people and the second biggest killer of all children, after traffic accidents. When the new US education secretary, Betsy DeVos, suggests schools might need guns to protect themselves from grizzly bears, she’s clearly not capable of gauging the real threat to American children.

While researching my book about all the young people who were killed on one random day – 23 November 2013 – every single parent of a black teenager who lost a child that day that I interviewed said they assumed this might happen to their kid. “I didn’t think it would be him,” said one mother. “I thought it would be his brother.” “You wouldn’t be doing your job as a father if you didn’t,” said another.

Doriane Miller is a primary-care physician who practises on Chicago’s South Side, where one teen was killed that day. Dr Miller noticed a significant number of young black patients arriving with psychosomatic symptoms – many also had tattoos bearing the names and dates of loved ones who had been lost to gun violence. When she tried to talk to them about it they shut down.

“There was that sense that this is the way it is in my life and in my community,” she said. “There is a learned hopelessness around this. And so you suck it up, you man up, and you move on.”

Many of the areas where these young people live, and die, look like war zones – empty lots, half-demolished houses, depleted infrastructure, militarised policing, potholed roads, boarded-up houses, abandoned churches. But more importantly, they are experienced as such. People (mostly young men) disappear – either to prison or to the grave – leaving a huge gender imbalance. Times are hard, and the informal economy is rife, meaning there are spivs everywhere making an ostentatious display of their wealth. The one major difference is that whereas wars often cement communities as people band together against a “common enemy,” in these areas the enemy is everywhere and, potentially, anyone.

These, too, are Americans. They too deserve security. Indeed it is a nonsense to talk about securing the borders from the outside world if many of those who live within those selfsame borders continue to live in a state of constant fear.

Many of those who insist that, when it comes to terror, one must balance individual rights against collective security, become curiously silent when it comes to adapting their interpretation of the right to bear arms to the issue of public safety.

In 2002 I interviewed the late Maya Angelou about her views on the 9/11 terror attacks. “Living in a state of terror was new to many white people in America,” she told me. “But black people have been living in a state of terror in this country for more than 400 years.”

If the current administration applied just half the zeal to making sure all people in the country feel included and safe as they do to making sure some outside of it feel excluded and anxious, the impact on Americans’ sense of security would be repaid exponentially.

After a judge blocked the Muslim ban over the weekend Trump said that if there was another terrorist attack America should blame him. Between me writing this article and you reading it the chances are another child will be shot dead. Whom, I wonder, should we blame for that?

* Gary Younge is the author of Another Day in the Death of America, A Chronicle of 10 Short Lives (https://www.theguardian.com/books/2016/sep/26/another-day-in-the-death-america-gary-younge-review)

(source: https://www.theguardian.com/commentisfree/2017/feb/08/trump-muslim-terrorists-gun-violence-america-deaths )

Triển

02-22-2017, 10:27 AM

#MakeAmericaSecureAgain

Từ 2001 đến 2011 chỉ trên nước Mỹ có một con số người thiệt mạng do khủng bố rất khủng khiếp: 17 người.

Còn con số chết vì nạn súng ống ngay tại trên quốc gia này cũng trong 10 năm rất khiêm nhường là chỉ có 11 ngàn người.

http://i.imgur.com/YT1G3oR.jpg

(nguồn: Guns in the US: The statistics behind the violence (http://www.bbc.com/news/world-us-canada-34996604) )

OK. Năm 2017 rồi. Nên đi tìm thống kê nào cho nó mới tí tẹo nha.:z51:

Triển

02-22-2017, 10:38 AM

Nếu phải chống lại nạn súng ống người thiệt mạng hàng loạt này thì chính phủ Trump, với slogan "American First" phải cần xây cái gì?

Cái tường thành bao quanh các đại công ty chế súng ở Mỹ, các hàng rào kẽm gai chung quanh các tiệm bán súng, hay là đóng mấy đứa trẻ con chơi súng vào trong trăng?

Cho nhanh là hạ sắc lệnh trên cương vị tổng thống, tịch thu hết súng ống trên toàn Hoa Kỳ đem về tháp Trump chứa cho an toàn?

http://i.imgur.com/KdGiYpC.jpg

(* nguồn: http://www.bbc.com/news/world-us-canada-34424385 )

ốc

02-22-2017, 11:16 AM

Nếu phải chống lại nạn súng ống người thiệt mạng hàng loạt này thì chính phủ Trump, với slogan "American First" phải cần xây cái gì?

Cái đáng sợ thì không ai nhắc đến, chỉ kiếm chuyện khủng bố với di dân để hù người khờ khờ.

Hôm nay nữ thần tự do lên tiếng:

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/DC59/production/_94790465_liberty.jpg

ốc

02-22-2017, 11:27 AM

Canada cũng có anh tỉ phú muốn làm Trùm ở bển, nhưng hứa sẽ đón nhận người di cư tút suýt. Chị Lú khoái Trẹm thì có chịu bầu đỡ cho anh Kép này không?

Kevin O'Leary: Canada's Donald Trump? (http://www.bbc.com/news/world-us-canada-39010813)

"I'm a half-Lebanese, half-Irish immigrant. If there was a wall around Canada, I wouldn't exist. So the policies Trump is pushing forward are not mine. Canada is a very inclusive country," says O'Leary, who made the bulk of his estimated $300m (£240m) fortune in 1999, by selling a software company he founded.

Nghề tay trái của ảnh là chớp dạo.

http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/A472/production/_94789024_gettyimages-509694382.jpg

hoaiviet

02-22-2017, 11:29 AM

Nếu phải chống lại nạn súng ống người thiệt mạng hàng loạt này thì chính phủ Trump, với slogan "American First" phải cần xây cái gì?

(* nguồn: http://www.bbc.com/news/world-us-canada-34424385 )

Chắc phải cần xây cái máy bơm dưỡng khí trên đầu lão ...:24:

Triển

02-22-2017, 11:50 AM

Cái đáng sợ thì không ai nhắc đến, chỉ kiếm chuyện khủng bố với di dân để hù người khờ khờ.

Hôm nay nữ thần tự do lên tiếng:

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/DC59/production/_94790465_liberty.jpg

Nữ thần tự do này chắc cũng phải clone ra một tượng nữa đem trả về Pháp. Tờ báo Les Echos nói dạo này cũng có 40% người khờ khờ bên Tây tôn sùng lãnh tụ, mê đào Le Pen

Triển

02-22-2017, 11:55 AM

Chắc phải cần xây cái máy bơm dưỡng khí trên đầu lão ...:24:

Trẹm hù người KK thôi chớ tài sản bao nhiêu. Đứng cạnh cái đám đại tài phiệt sản xuất súng thì Trẹm còn thua bảy chú lùn của nàng Bạch Tuyết luôn. Dám mà hó hé là nó nhốt luôn Trẹm trong tháp của Trẹm không thấy mùa Xuân luôn. Hết cả cơ hội quảng cáo bán thuốc dán cho con gái Í văn Cà

Triển

02-22-2017, 09:37 PM

#ĐiThămChui ?

Quốc Hội Anh thảo luận về chuyến thăm của Donald Trump

Thùy Dương

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-20t175355z_455372146_rc1209750e90_rtrmadp_3_usa-trump-britain_0.jpg
Biểu tình phản đối chuyến viếng thăm của tổng thống Trump, Luân Đôn, ngày 20/02/2017.
REUTERS/Tom Jacobs

Hàng ngàn người Anh hôm qua 20/02/2017 biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc Hội để phản đối dự định của thủ tướng Theresa May mời tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm Luân Đôn trong năm 2017. Các nghị sĩ cũng đưa chủ đề này ra thảo luận trước Quốc Hội, sau khi nhận được lá đơn với 1,8 triệu chữ ký kiến nghị hạ chuyến công du của ông Donald từ chuyến thăm cấp nhà nước xuống thành chuyến thăm chính thức.

Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình :

« Không ồn ào như những người biểu tình phản đối bên ngoài phố, nhưng các nghị sĩ cũng tham gia thảo luận rất đông, rất hăng hái, chứ không dè dặt, ý tứ, về chuyến thăm cấp nhà nước của Donald Trump, theo lời mời mà thủ tướng Theresa May đưa ra vào tháng trước.

Thậm chí, một số nghị sĩ còn chỉ trích kịch liệt là thủ tướng May đã quá vội vàng khi mời vị tổng thống Mỹ đang gây nhiều điều tiếng. Đây là một chuyến thăm mà trong đó tổng thống Donald Trumd sẽ được Nữ Hoàng Elisabeth Đệ Nhị đích thân tiếp đón trọng thể. Nghị sĩ Alex Salmond - thuộc đảng Quốc Gia Scotland SNP - đã viện lý do chủ yếu về kinh tế để trách thủ tướng thiếu khôn ngoan khi đưa ra lời mời này. Còn nghị sĩ Công Đảng Paul Flynn thì đánh giá là không thể tin tưởng vào một vị tổng thống cư xử như một « đứa trẻ tính khí thất thường».

Nhưng không phải nghị sĩ nào cũng phản đối chuyến thăm của tân chủ nhân Nhà Trắng : nghị sĩ đảng bảo thủ Nigel Evans đã so sánh việc Donald Trump trúng cử với thắng lợi của cuộc trưng cầu dân ý về Brexit và phê phán những người đối lập với Donald Trump là không chịu hiểu về phong trào dân túy hiện nay.

Khi được mời phát biểu ủng hộ hay phản đối chuyến thăm cấp nhà nước của Donald Trump, đa phần các nghị sĩ đã hô to « Không ». Nhưng việc phản đối này chỉ mang tính biểu tượng, vì Quốc Hội không có quyền buộc chính phủ rút lại kế hoạch tiếp đón Donald Trump, mặc dù chính phủ Anh vẫn tránh nêu rõ ngày diễn ra chuyến thăm. »

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170221-quoc-hoi-anh-thao-luan-ve-chuyen-tham-luan-don-cua-donald-trump )

Triển

02-23-2017, 04:02 AM

-- Hài hước tập 29: #133TrumpClaims

http://i.imgur.com/CSvCkvb.jpg

(more) (https://www.washingtonpost.com/graphics/politics/trump-claims/)

Triển

02-23-2017, 04:15 AM

--- Hài hước tập 30: #Trussia, #Trẹm

https://www.youtube.com/watch?v=0YvZXgiyngg

(The Guardian (https://www.theguardian.com/us-news/video/2017/feb/23/what-do-we-know-about-donald-trump-and-russia-video-explainer))

hoaiviet

02-23-2017, 07:45 AM

Nếu phải chống lại nạn súng ống người thiệt mạng hàng loạt này thì chính phủ Trump, với slogan "American First" phải cần xây cái gì?
*******
Chắc phải cần xây cái máy bơm dưỡng khí trên đầu lão ...(hoaiviet)

*******

Trẹm hù người KK thôi chớ tài sản bao nhiêu. Đứng cạnh cái đám đại tài phiệt sản xuất súng thì Trẹm còn thua bảy chú lùn của nàng Bạch Tuyết luôn. Dám mà hó hé là nó nhốt luôn Trẹm trong tháp của Trẹm không thấy mùa Xuân luôn. Hết cả cơ hội quảng cáo bán thuốc dán cho con gái Í văn Cà

Lão Trùm giờ đâu cần tài sản nữa anh, lão đã có quyền trong tay, chỉ cần có thêm chút dưỡng khí (oxygen) trong brain cho lão thông minh thêm chút, may ra lão sẽ nghĩ được giải pháp làm giảm bớt số người tử vong vì súng đạn đầy dẫy trên nước Mỹ, chứ tình hình hiện giờ thì coi như bó tay bó chân bó tuốt luốt luôn .....:21:

Triển

02-23-2017, 08:27 AM

Nếu phải chống lại nạn súng ống người thiệt mạng hàng loạt này thì chính phủ Trump, với slogan "American First" phải cần xây cái gì?
*******
Chắc phải cần xây cái máy bơm dưỡng khí trên đầu lão ...(hoaiviet)

*******

Lão Trùm giờ đâu cần tài sản nữa anh, lão đã có quyền trong tay, chỉ cần có thêm chút dưỡng khí (oxygen) trong brain cho lão thông minh thêm chút, may ra lão sẽ nghĩ được giải pháp làm giảm bớt số người tử vong vì súng đạn đầy dẫy trên nước Mỹ, chứ tình hình hiện giờ thì coi như bó tay bó chân bó tuốt luốt luôn .....:21:

Cái não muốn nghĩ thì phải có cái tâm và cái tri thức tối thiểu. Hồi tháng 11 năm 2015 lúc nghe bên Tây có khủng bố xảy ra trong cái hí viện, y nói như vầy:

"Paris massacre would have been 'much different' if people had guns".

Cuộc thảm sát ở Paris sẽ có cuộc diện khác nhiều nếu người ta có súng.

Tôi nói thật với anh Hoài Việt, với quạt bự nương nương hoặc các khán giả hâm mộ của Trẹm, nghe thánh Trẹm phán câu này xong tui muốn phát ói. :z20:

Triển

02-23-2017, 08:35 AM

Trẹm và dẹp súng? Cái não của thánh Trẹm này bơm 8 tấn dưỡng khí cũng không khôn ra được.

https://www.youtube.com/watch?v=CKAqzMd9nW4

ốc

02-23-2017, 09:03 AM

Em hy vọng ông Trùm phát súng cho mỗi người dân, nam phụ lão ấu, từ lớn chí bé đều có thể tự vệ chống khủng bố, bảo vệ tổ quốc. Yay, universal gun ownership!

RaginCajun

02-23-2017, 09:42 AM

Em hy vọng ông Trùm phát súng cho mỗi người dân, nam phụ lão ấu, từ lớn chí bé đều có thể tự vệ chống khủng bố, bảo vệ tổ quốc. Yay, universal gun ownership!

Thôi nha bác Ốc, đóng thuế phát cơm phát gạo cũng mệt rồi, giờ còn thêm phát súng nữa hả bác? Cho chơi súng là vui rồi, bỏ tiền ra mà mua đi.

ốc

02-23-2017, 10:06 AM

--- Hài hước tập 30: #Trussia, #Trẹm

https://www.youtube.com/watch?v=0YvZXgiyngg

Bathroom humor. Fans of Trump can spend quality time with their (T)rumps.https://www.ctvnews.ca/polopoly_fs/1.3284465.1487081391!/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/landscape_620/image.jpg

http://media2.s-nbcnews.com/j/newscms/2016_46/1798471/161116-trump-toilet-cr-0343_04_e1dae7a28e8e5ccf1c72854a227f7e87.nbcnews-ux-600-480.jpg

Triển

02-23-2017, 10:10 AM

Donald Trump bị tố sửa đổi thống kê ngoại thương để gây áp lực chính trị

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-22t182141z_152638736_rc12ba197530_rtrmadp_3_usa-trump.jpg
Tổng thống Donald Trump (trái) làm việc với giám đốc Cơ quan quản lý ngân sách Mick Mulvaney (giữa) và bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin (phải) tại Nhà Trắng Washington ngày 22/02/2017.
REUTERS/Kevin Lamarque

Tú Anh
Đăng ngày 23-02-2017
Sửa đổi ngày 23-02-2017 15:44

Nhất cử nhất động của doanh nhân tổng thống Mỹ đều bị theo dõi và phê phán. Theo giới phân tích, chính quyền Donald Trump dự tính thay đổi phương pháp thống kê thương mại với thâm ý làm tăng ảo tỷ số thâm thủng cán cân thương mại và để gây sức ép với Quốc Hội ủng hộ chính sách bảo hộ mậu dịch.

Theo nhật báo tài chính Wall Street Journal, một phương pháp mới để đo lường thâm thủng trao đổi thương mại đã được chính quyền Trump sử dụng. Tuần qua, các cơ quan đại diện Mỹ về ngoại thương đã phải cung cấp số liệu về cán cân thương mại qua cách tính mới.

Cụ thể là trong báo cáo, phần “tái xuất khẩu” hàng hóa không còn xuất hiện trong thống kê. Nói cách khác, những mặt hàng như xe hơi của Mỹ, chế tạo tại Mêhicô, quá cảnh tại Mỹ, bán sang Canada hay ở các nước khác không còn nằm trong danh sách hàng xuất khẩu. Một khi các loại hàng hóa tái xuất khẩu bị đưa ra khỏi thống kê xuất-nhập thì tự nhiên mức thâm thủng thương mại của Mỹ tăng vọt lên một cách giả tạo. Tỷ lệ nhập siêu sẽ còn tăng thêm nếu hàng tái xuất chỉ bị hủy bỏ ở cột “xuất” mà vẫn giữ nguyên ở cột “nhập”.

Theo AFP, lối tính mới này đã gây ra một làn sóng tranh cãi tại Mỹ. Một số nghị sĩ đồng ý thì cho rằng phương pháp thống kê mới phản ảnh thực tế tình trạng mậu dịch của Hoa Kỳ. Trái lại những người khác thì tố cáo thâm ý của tổng thống Donald Trump là muốn dùng những số liệu phóng đại này để thuyết phục lập pháp ủng hộ chủ trương “nước Mỹ trước đã” của lãnh đạo hành pháp.

Phá NAFTA

Chuyên gia Lori Wallach của tổ chức cấp tiến Public Citizen thẩm định : Với cách tính này, nhập siêu giữa Mỹ và Mêhicô, sẽ tăng từ 60 tỷ đôla lên 109 tỷ. Tổng thống Donald Trump sẽ khai thác “ con số được trang điểm ” này để thuyết phục thêm một số nghị sĩ chống Hiệp Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ NAFTA. Cùng phân tích này, cựu bộ trưởng Thương Mại Larry Summers thời tổng thống Bill Clinton cho rằng đây là một phương pháp thống kê “ngu xuẩn, bất lương và nguy hiểm” nhằm khuyến khích xu hướng bảo hộ mậu dịch.

Chơi dao đứt tay

Theo chuyên gia Caroline Freund của Viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson Institut for International Economics ở Washington, nếu không tính lượng hàng tái xuất khẩu thì mức thâm thủng của kinh tế Mỹ sẽ được phóng đại một cách phi lý. Dù vậy, không có gì bảo đảm là phương pháp thống kê mới sẽ giúp tổng thống Donald Trump đạt được mục tiêu. Trái lại, nó có thể là đòn “gậy ông đập lưng ông”. Thao túng số liệu sẽ làm chính quyền Trump mất uy tín.

Được AFP đặt câu hỏi, bà Jeannine Aversa, phát ngôn viên của phòng phân tích kinh tế, bộ Thương Mại Mỹ bảo đảm là cho đến hôm nay, chưa có đề nghị chính thức nào về việc thay đổi phương pháp thống kê.

Trong suốt mùa tranh cử, Donald Trump luôn chỉ trích một cách thô bạo các số liệu thống kê chính thức từ tỷ lệ thất nghiệp cho đến kết quả bầu cử hay là số lượng ủng hộ viên tham gia lễ nhậm chức của ông.

Liệu chính quyền Trump có thể ngụy tạo các số liệu chính thức hay không? Katherine Wallman, nguyên là người trách nhiệm về thống kê của Nhà Trắng cho rằng chủ nhân mới không làm gì được vì có nhiều chốt phối kiểm. Tuy nhiên, bà cảnh báo: Với chủ trương cắt giảm ngân sách dành cho các cơ quan thu thập dữ liệu, chất lượng của thống kê cũng sẽ giảm theo.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170223-donald-trump-bi-to-sua-doi-thong-ke-ngoai-thuong-de-gay-ap-luc-chinh-tri )

Triển

02-23-2017, 10:15 AM

-- Hài hước tập 31: #FakeStatistics

"Lies, damned lies, and statistics"

ốc

02-23-2017, 11:02 AM

Thôi nha bác Ốc, đóng thuế phát cơm phát gạo cũng mệt rồi, giờ còn thêm phát súng nữa hả bác? Cho chơi súng là vui rồi, bỏ tiền ra mà mua đi.

Hay là mua súng được trừ tiền thuế? Maybe I can claim my guns as dependents?

ốc

02-23-2017, 11:54 AM

Bathroom humor 2.0

http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/B77B/production/_94817964_500aed03-0636-4589-a3be-e31c3b97fe06.jpg

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/1059B/production/_94817966_d52adacd-fdcc-4fdb-bc59-97c0ab0379a2.jpg

What is it with Trump and toilets?

ốc

02-23-2017, 02:53 PM

Tin tức (cười) chuyện bầu cử ở bên Tây:

https://s.yimg.com/lo/api/res/1.2/aYxhuoCse1ap42RHqb3m2w--/YXBwaWQ9eW15O3E9NzU7dz02NDA7c209MTtpbD1wbGFuZQ--/http://media.zenfs.com/en_us/gma/us.abcnews.gma.com/ht_obama_paris_dc_170223_16x9_992.jpg

Website: http://obama2017.fr/

Pourquoi pas?

XXG

02-23-2017, 07:08 PM

Nếu phải chống lại nạn súng ống người thiệt mạng hàng loạt này thì chính phủ Trump, với slogan "American First" phải cần xây cái gì?
Cái não muốn nghĩ thì phải có cái tâm và cái tri thức tối thiểu. Hồi tháng 11 năm 2015 lúc nghe bên Tây có khủng bố xảy ra trong cái hí viện, y nói như vầy:

"Paris massacre would have been 'much different' if people had guns".
(Cuộc thảm sát ở Paris sẽ có cuộc diện khác nhiều nếu người ta có súng)

Tôi nói thật với anh Hoài Việt, với quạt bự nương nương hoặc các khán giả hâm mộ của Trẹm, nghe thánh Trẹm phán câu này xong tui muốn phát ói.

Xô thêm chút xíu dữ kiện với anh Hoài Việt & anh Triển:

__ Mỗi năm có khoảng 30,000 người chết vì súng trên đất Mỹ. Phân nữa số nạn nhân có từ độ tuổi từ 18 đến 35.

Đây chỉ là những con số chết về súng và băng đãng thôi. Chưa nói đến chuyện tệ nạn bởi ma tuý.

Mỗi năm, dân Mỹ sử dụng hơn 100 tỷ Dollars cho ma tuý và những loại thuốc kích thích tương tự. Con số thiệt hại về công ăn việc làm, thuốc men, bệnh hoạn, nhà thương, cai nghiện và tiền tốn cho cảnh sát, cho DEA để dẹp ma tuý còn gấp mấy lần số tiền trên.

Tệ nạn ma tuý trên đất Mỹ không phải là "chuyện của local" như nhiểu người lầm tưởng đâu! Mà nó đã và vẫn đang là một trong những mối nguy hiểm hàng đầu của nước Mỹ trong bao nhiêu năm nay rồi.

Hàng năm, chỉ riêng đám "traffickers" của Mễ đã chuyển trên 60 tỷ Dollars ma tuý vào đất Mỹ; chưa nói đến những băng đãng quốc tế (International organized crime syndicates) của người Hoa, Nga, Ý, Nhật ...vv.. với hàng chục ngàn thành viên mỗi nhóm - có chi nhánh và tổng đàn khắp thế giới; mà Hoa Kỳ là một trong những thị trường béo bở nhất của họ. Ở bất cứ thành phố lớn nào trên đất Mỹ cũng đều có mặt họ (those Organized Criminals).

__ Còn nói về chuyện "local," thì điều buồn cười ở đây là tuyệt đại đa số thủ lãnh (gang leaders) và đám "mid-level soldiers" của những băng đãng đường phố (street gangs) thứ dữ có gốc từ Mễ và Nam Mỹ như MS13, The Mexican Mafia, Surenos, Surenos 13, Nortenos ..vv.. lại toàn là dân sinh đẻ và lớn lên bên Mỹ này [they call themselves as "Chicano, Chicana"]. Chỉ có cái đám "lính" hạng bét (kêu đâu bắn đó) của tụi nó mới là dân "wetback" không giấy tờ, không quốc tịch Mỹ thôi. Đuổi đám lính này thì sẽ có đám lính khác mấy hồi!

Xây tường như Trump thì mắc mớ gì tới đám "Chicano" này? Khi tụi nó qua Mễ lấy "hàng" và nhận chỉ thị của những tay trùm "cartels" bên đó, lúc đi & về đều bằng cổng chính đàng hoàng. Còn muốn trục xuất tụi nó thì Mr. Trump lấy gì để trục xuất, trong khi thằng nào cũng có giấy tờ đầy đủ, kể cả giấy khai sinh Mỹ?

Ai sống gần LA đều biết tụi băng đãng Mễ hung dữ và tàn ác như thế nào rồi. Khỏi "quảng cáo."

Triển

02-23-2017, 09:05 PM

Tin tức (cười) chuyện bầu cử ở bên Tây:

https://s.yimg.com/lo/api/res/1.2/aYxhuoCse1ap42RHqb3m2w--/YXBwaWQ9eW15O3E9NzU7dz02NDA7c209MTtpbD1wbGFuZQ--/http://media.zenfs.com/en_us/gma/us.abcnews.gma.com/ht_obama_paris_dc_170223_16x9_992.jpg

Website: http://obama2017.fr/

Pourquoi pas?

L'humour noir en france. :)
Mướn tổng thống cho nền đệ lục cộng hòa Pháp. :z14:

Triển

02-23-2017, 09:12 PM

Xô thêm chút xíu dữ kiện với anh Hoài Việt & anh Triển:

__ Mỗi năm có khoảng 30,000 người chết vì súng trên đất Mỹ. Phân nữa số nạn nhân có từ độ tuổi từ 18 đến 35.

Đây chỉ là những con số chết về súng và băng đãng thôi. Chưa nói đến chuyện tệ nạn bởi ma tuý.

Mỗi năm, dân Mỹ sử dụng hơn 100 tỷ Dollars cho ma tuý và những loại thuốc kích thích tương tự. Con số thiệt hại về công ăn việc làm, thuốc men, bệnh hoạn, nhà thương, cai nghiện và tiền tốn cho cảnh sát, cho DEA để dẹp ma tuý còn gấp mấy lần số tiền trên.

Tệ nạn ma tuý trên đất Mỹ không phải là "chuyện của local" như nhiểu người lầm tưởng đâu! Mà nó đã và vẫn đang là một trong những mối nguy hiểm hàng đầu của nước Mỹ trong bao nhiêu năm nay rồi.

Hàng năm, chỉ riêng đám "traffickers" của Mễ đã chuyển trên 60 tỷ Dollars ma tuý vào đất Mỹ; chưa nói đến những băng đãng quốc tế (International organized crime syndicates) của người Hoa, Nga, Ý, Nhật ...vv.. với hàng chục ngàn thành viên mỗi nhóm - có chi nhánh và tổng đàn khắp thế giới; mà Hoa Kỳ là một trong những thị trường béo bở nhất của họ. Ở bất cứ thành phố lớn nào trên đất Mỹ cũng đều có mặt họ (those Organized Criminals).

__ Còn nói về chuyện "local," thì điều buồn cười ở đây là tuyệt đại đa số thủ lãnh (gang leaders) và đám "mid-level soldiers" của những băng đãng đường phố (street gangs) thứ dữ có gốc từ Mễ và Nam Mỹ như MS13, The Mexican Mafia, Surenos, Surenos 13, Nortenos ..vv.. lại toàn là dân sinh đẻ và lớn lên bên Mỹ này [they call themselves as "Chicano, Chicana"]. Chỉ có cái đám "lính" hạng bét (kêu đâu bắn đó) của tụi nó mới là dân "wetback" không giấy tờ, không quốc tịch Mỹ thôi. Đuổi đám lính này thì sẽ có đám lính khác mấy hồi!

Xây tường như Trump thì mắc mớ gì tới đám "Chicano" này? Khi tụi nó qua Mễ lấy "hàng" và nhận chỉ thị của những tay trùm "cartels" bên đó, lúc đi & về đều bằng cổng chính đàng hoàng. Còn muốn trục xuất tụi nó thì Mr. Trump lấy gì để trục xuất, trong khi thằng nào cũng có giấy tờ đầy đủ, kể cả giấy khai sinh Mỹ?

Ai sống gần LA đều biết tụi băng đãng Mễ hung dữ và tàn ác như thế nào rồi. Khỏi "quảng cáo."

Thì vậy, dẹp tệ nạn xã hội và hô hào dẹp súng của tài phiệt, Trẹm không lấy được phiếu mà còn có thể chết bất đắc kỳ tử. Cho nên binh đường lôi dân tị nạn ra chém, khơi dậy kỳ thị chủng tộc, khơi dậy lòng phân biệt tôn giáo dễ hơn. Vì y chẳng cần làm gì cả. Vụ dẹp người không có giấy tờ đâu có mới mẻ gì, thời Obama cũng dẹp 2 triệu người rồi.

Triển

02-24-2017, 12:09 AM

http://i.imgur.com/WeIsxWI.png

A retired Navy Seal who was an architect of the raid that killed Osama bin Laden has warned that Donald Trump’s attack on the press as an enemy of the American people “may be the greatest threat to democracy in my lifetime”.

Retired admiral William McRaven, the former commander of the Joint Special Operations Command and later the US Special Operations Command, issued his defense of the media during a Tuesday late-afternoon lecture to journalism students at the University of Texas, where he serves as chancellor.

McRaven, himself a journalism graduate of the school, referred to the press as “the single most important institution in this republic” and said: “This may be the most important time for journalism that I have seen in decades. Probably we need you now more than ever before.”

McRaven did not issue a personal criticism of Trump, nor a broader critique of his administration. But he directly referenced “the president” in objecting to Trump’s stated perspective on the US press.

“On February 17, the president said the news media is the enemy of the American people. The news media is the enemy of the American people,” McRaven said, according to a video of the speech the University of Texas made available to the Guardian.

“This sentiment may be the greatest threat to democracy in my lifetime, this sentiment,” McRaven said to applause.
'You are fake news': Trump attacks CNN and BuzzFeed at press conference
Read more

“I will tell you, as journalism majors, as Americans, you should challenge that sentiment and that statement every opportunity you can. We must challenge this statement and this sentiment that the news media is the enemy of the American people.”

Escalating tensions with the media, Trump, who frequently refers to critical stories as “fake news”, tweeted on 17 February that the “FAKE NEWS media (failing @nytimes, @NBCNews, @ABC, @CBS, @CNN) is not my enemy, it is the enemy of the American People!”

The tweet capped a week in which extensive reporting on Trump’s national security adviser, McRaven’s fellow JSOC veteran Mike Flynn, prompted Trump to fire Flynn for misleading Vice-President Mike Pence about conversations with the Russian ambassador concerning the easing of sanctions.

It also followed a lengthy, combative press conference in which Trump instructed a Jewish reporter to sit down and asked a black reporter if she would arrange a meeting with the Congressional Black Caucus.

Trump’s comment also appeared to take a darker view of journalism than his policy chief, Steve Bannon, a former chairman of the conservative Breitbart News website. Bannon has called the media – jokingly, in Breitbart’s view – the “opposition party”. Bannon earlier told the New York Times that the media “should be embarrassed and humiliated and keep its mouth shut and just listen for a while”.

McRaven, who has largely stayed out of US politics since retiring from the navy in 2014, holds tremendous prestige in US defense circles.

In 2011, McRaven, then the commander of the Joint Special Operations Command, helped design the Seal raid in Pakistan that killed Bin Laden. He oversaw it from a command post on the Afghanistan-Pakistan border. The success of that mission, a milestone of the post-9/11 era, set McRaven up for his fourth star and leadership of the US Special Operations Command, the premier position in the elite special operations community.

McRaven noted that “the press has not always been kind to me”. Having traveled globally and dealt with media from many nations, he continued, “we have the finest press in the world, bar none. Bar none. And it is the single most important institution in this republic.”

McRaven encouraged journalists to “go to where the questions are” and “root out the answers. You really have to hold people accountable.” He recalled “some cases” where local journalists in Afghanistan, Somalia, Iraq and elsewhere accurately reported civilian casualties from US actions that military commanders were confident they did not cause until they took the reporting seriously.

“We would not have gotten to where we needed to get to unless the media – and in this case, a stringer for a third or fourth world country, that did the investigative reporting well enough to get it into the news to hold me and others accountable. And I was incredibly appreciative of that, because as we began to look at that, we got better and better and we asked harder questions and we did everything humanly possible to ensure that we had no civilian casualties,” McRaven said.

Challenging the sentiment of a disloyal press, McRaven implored the students, “you have to get the facts right.” He recalled his old journalism professors being “all over me” if he turned in an insufficiently sourced article and warned students to “be careful about your bias”.

McRaven also warned about journalistic hubris, citing a speech by the Pulitzer prize-winning reporter Seymour Hersh claiming McRaven was part of an “executive assassination ring” reporting to then Vice-President Dick Cheney, “obviously, you know, the evil guy, Dick Cheney”. He recalled declining to respond, “because it is so bizarre that I will lend credence to it.

“But you wonder how we got to this point, where Seymour Hersh was writing about this executive assassination ring, and yet as military officers, the checks and balances on the missions we do would surprise a lot of people,” McRaven said.

McRaven, who declined further comment to the Guardian, gave his lecture on Tuesday – it was first reported in the UT student paper, the Daily Texan, and in the Austin American-Statesman.

A theme of McRaven’s lecture to the Moody College of Communication was how leaders must “spend your time and think about the importance of your words”.

“If you don’t think the words you say or the decisions you make have an impact not only on your people but on all the people you’ve affected, boy, then you are probably not the right person to be leading in your organization.”

After discussing public disbelief in reported facts during the question-and-answer period, an audience member asked McRaven: “What if your commander-in-chief doesn’t believe in the facts?”

McRaven said, “I’m not going to touch that,” prompting laughter. He continued: “But again, I think this is a function of reinforcing the facts, again, from the left and from the right.”

(* source: https://www.theguardian.com/us-news/2017/feb/23/donald-trump-free-press-attacks-democracy-william-mcraven )

Triển

02-24-2017, 01:29 AM

Làm thế nào để phế truất TT Trump?

Hoài Thu / 21 Feb 2017

Với những xung đột lợi ích và mối nghi ngờ bí mật liên lạc với tình báo Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước nguy cơ bị phế truất cao nhất kể từ vụ bê bối Monica Lewinski của Bill Clinton những năm 1990.

Liệu có cơ sở để “truất ngôi” Tổng thống Hoa Kỳ của tỷ phú Donald Trump?

Chiếu theo khoản 4, Điều II, Hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống, Phó Tổng thống và toàn bộ những viên chức dân sự của Hoa Kỳ sẽ bị phế truất, dựa trên thủ tục luận tội (impeachment), nếu bị kết án là phản quốc, hối lộ hay các tội trạng khác.

Những sai phạm dẫn đến việc luận tội theo quy định trên là không giới hạn ở bất kỳ một lĩnh vực nào, cũng không nhất thiết phải là tội hình sự.

Hạ viện có quyền luận tội còn Thượng viện có quyền xét xử tất cả những vụ luận tội. Hiểu một cách đơn giản, Hạ viện đóng vai trò như bên công tố, còn Thượng viện là toà án, mặc dù so sánh như vậy cũng không thực sự sát nghĩa vì đây là một thủ tục đặc biệt chứ không phải vụ án bình thường.

Theo Giáo sư Laurence Tribe từ Đại học Luật Harvard, Đại sứ Norman Eisen (cựu cố vấn đạo đức của Tổng thống Barack Obama) và Giáo sư Richard Painter (cựu cố vấn đạo đức của Tổng thống George W. Bush) trong một bài phân tích pháp lý[1] gần đây, Tổng thống Trump đã vi phạm điều khoản cấm nhận thù lao từ nước ngoài ngay từ thời điểm nhậm chức bởi lẽ ông đã không từ bỏ toàn bộ hoạt động kinh doanh trước thời điểm nhậm chức.

Bên cạnh đó, những cáo buộc về việc nhóm vận động tranh cử của ông Trump bí mật liên hệ với tình báo Nga để thao túng cuộc bầu cử tổng thống vừa qua cũng khiến cho sinh mạng chính trị của ông bị đe doạ.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/02/160721_pol_trump-putin-crop-promo-xlarge2-1024x694.jpg
Mối quan hệ chưa rõ ràng giữa ông Trump vào điện Kremlin đang trở thành một scandal chính trị lớn.
Ảnh: spidercatweb.

Một chiến dịch mang tên “Hãy luận tội Donald Trump ngay” (Impeach Donald Trump now) đang diễn ra tại Hoa Kỳ và thu hút sự chú ý của đông đảo người tham gia. Chiến dịch được lập ngày 20/1, cũng là ngày Tổng thống Trump nhậm chức, và tính đến sáng ngày 20/2 đã có hơn 885 nghìn người ký tên.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng hiện tại không có căn cứ pháp lý cho việc luận tội Tổng thống Trump.

Điển hình là nghiên cứu của nhà bình luận Bill Blum, cho rằng, vị Tổng thống này sẽ không bị luận tội vì những sai phạm xảy ra trước khi nhậm chức của mình[2]. Ông đã liên hệ với những trường hợp tương tự trong lịch sử để chứng minh cho lập luận trên. Đặc biệt là vụ việc của cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Schuyler Colfax, người đã được Ủy ban Tư pháp Hạ Viện từ bỏ việc điều tra luận tội vì ông đã phạm sai lầm trước thời điểm nhậm chức.

Một nghiên cứu khác của luật gia Robert Anello cũng chứng minh điều tương tự.

Thủ tục phế truất một tổng thống Mỹ diễn ra thế nào?

Để phế truất ông Trump cần phải trải qua mấy bước sau đây:

Bước 1: Luận tội ở Hạ viện

Một dân biểu (hạ nghị sĩ) chính thức cáo buộc Tổng thống Trump về một sai phạm nào đó.

Sau đó, Hạ viện sẽ quyết định việc điều tra bằng hình thức bỏ phiếu theo đa số. Nếu quyết định điều tra được thông qua, Ủy ban Tư pháp Hạ viện (House Judiciary Committee) sẽ tiến hành điều tra, mở các phiên điều trần và đưa ra quyết định bằng cách bỏ phiếu lấy đa số.

Tuy nhiên, để Ủy ban này đưa ra cáo buộc với Tổng thống Trump, đảng Dân chủ sẽ phải thuyết phục được ít nhất 4 trong số 24 thành viên Ủy ban thuộc Đảng Cộng hòa bỏ phiếu đồng ý luận tội ông Trump[3].

Bản kết luận điều tra của Uỷ ban Tư pháp sau đó được trình ra Hạ viện. Tại đây, chỉ cần đa số thành viên Hạ viện đồng ý thì Tổng thống Trump sẽ chính thức bị luận tội. Lưu ý, Hạ viện có thể bỏ phiếu luận tội ông Trump bất kể kết luận của Uỷ ban Tư pháp như thế nào.

http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2017/02/P813.jpg
Báo chí Mỹ đồng loạt đưa tin TT Bill Clinton bị Hạ viện chính thức luận tội, ngày 19/12/1998. Ảnh: Postcardcover.

Bước 2. Xét xử ở Thượng viện

Khi có quyết định luận tội của Hạ viện, hồ sơ sẽ được chuyển lên Thượng viện để xét xử. Thủ tục này được thực hiện bởi một nhóm thành viên do Hạ viện chỉ định, gọi là “managers”.

Thượng viện khi đó biến thành một toà án đặc biệt. Chánh án Tối cao Pháp viện trở thành chủ toạ phiên toà, tất cả các thượng nghị sĩ trở thành bồi thẩm viên, hợp thành bồi thẩm đoàn.

Tại đây, Tổng thống Trump chỉ bị tuyên là có tội khi có ít nhất 2/3 tổng số thượng nghị sĩ bỏ phiếu đồng ý. Kể từ đây, ông Trump chính thức mất việc và Phó Tổng thống Mike Pence sẽ kế nhiệm. Để làm được việc đó, đảng Dân chủ phải thuyết phục được thêm ít nhất 19 thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa về phía mình[4]. Việc này ắt hẳn là một thách thức lớn đối với Đảng Dân chủ.

Sau khi kết án, Thượng viện có thể tiến hành bỏ phiếu xem liệu vị cựu tổng thống đó có còn đủ tiêu chuẩn nắm giữ các chức vụ khác trong tương lai hay không. Việc này chỉ cần đa số phiếu đồng ý là được.

***

Phế truất Tổng thống là việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Hoa Kỳ, mặc dù thủ tục luận tội đã được tiến hành với ba tổng thống: Andrew Johnson (1868), Richard Nixon (1974) Bill Clinton (1999).

Đối với trường hợp của Richard Nixon, sau khi có kết luận điều tra của Ủy ban Tư pháp Hạ viện và trước tình hình gần như chắc chắn bị Hạ viện luận tội, ông đã chủ động từ chức. Andrew Johnson và Bill Clinton đều may mắn không bị Thượng viện kết tội.

Rõ ràng là lực lượng phản đối Tổng thống Donald Trump đã chuẩn bị cho mình ngòi nổ cho “quả bom” phế truất ông. Tuy nhiên, liệu rằng có dân biểu nào tiên phong kích hoạt ngòi nổ này và Đảng Dân chủ có thể thuyết phục được số lượng lớn thành viên Quốc hội thuộc Đảng Cộng hòa hay không? Cho đến thời điểm đó, tỷ phú Donald Trump vẫn vững vàng trên chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ của mình.

Chú thích:

[1] Laurence H. Tribe, Norman Eisen and Richard Painter, The Emoluments Clause: Its text, meaning, and application to Donald J. Trump (https://www.brookings.edu/research/the-emoluments-clause-its-text-meaning-and-application-to-donald-j-trump/), 16/12/2016.
[2] Bill Blum, Talk Of Impeaching Trump May Be Premature, But Its Time Will Come (http://new.www.huffingtonpost.com/bill-blum/talk-of-impeaching-trump-_b_13460184.html), 23/12/2016.
[3] Ủy ban Tư pháp Hạ viện hiện có 41 thành viên, trong đó có 24 thành viên thuộc đảng Cộng hòa và 17 thành viên thuộc đảng Dân chủ.
[4] Thượng viện Hoa Kỳ – Quốc hội khóa 115 (2017 – 2019) gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó có 52 thượng nghị sĩ thuộng đảng Cộng hòa và 46 thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ.
[5] An Overview of the Impeachment Process (https://www.senate.gov/reference/resources/pdf/98-806.pdf) – Senate.gov.

(* nguồn: http://luatkhoa.org/2017/02/lam-the-nao-de-phe-truat-tt-trump/ )

Triển

02-24-2017, 03:29 AM

Bathroom humor. Fans of Trump can spend quality time with their (T)rumps.https://www.ctvnews.ca/polopoly_fs/1.3284465.1487081391!/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/landscape_620/image.jpg

http://media2.s-nbcnews.com/j/newscms/2016_46/1798471/161116-trump-toilet-cr-0343_04_e1dae7a28e8e5ccf1c72854a227f7e87.nbcnews-ux-600-480.jpg

Thầy Ốc định gia nhập phan cờ lấp của Dóc Tổ Hoàng Đế hay sao mà ngâm cứu luôn qua tới cầu chữ O nhơn dịp Dóc Tổ Hoàng Đế thọt tay quấy rầy người giữa giữa?

Triển

02-24-2017, 03:35 AM

--- Hài hước tập 30: #Trussia, #Trẹm

( more at The Guardian (https://www.theguardian.com/us-news/video/2017/feb/23/what-do-we-know-about-donald-trump-and-russia-video-explainer))

--- Hài số 32: #TốtKhoeXấuChe

FBI refused White House request to knock down recent Trump-Russia stories

By Jim Sciutto, Evan Perez, Shimon Prokupecz, Manu Raju and Pamela Brown, CNN

https://www.youtube.com/watch?v=zZ-FxHCGVmU

Nhã Uyên

02-24-2017, 04:58 AM

http://i.imgur.com/EV5TNvR.png

(nguồn ở đây) (https://www.danluan.org/tin-tuc/20170220/bao-nhieu-ngay-nua-thi-toi-luot-pence-lam-tong-thong)

Không biết bao nhiêu ngày. Ông Pence tuy ôn hòa hơn nhưng cũng bị xem là cá mè một lứa như Trump.
Và Independent có đưa tin Donald Trump đã nộp các giấy tờ để đảm bảo ông sẵn sàng tái tranh cử TT Mỹ vào năm 2020 nè :
http://www.independent.co.uk/news/world/americas/donald-trump-2020-second-term-president-federal-elections-commission-filing-a7558236.html.
Vậy là còn lâu mới tới phiên Pence, Ryan.

Đảng đối lập phản đối không là không đủ. Dân mới là thành phần nồng cốt.
NU cũng nghĩ vậy. Chừng nào thành phần yêu Trump dài lâu, yêu Trâm đậm sâu, yêu dù sao đi nữa sụt giảm thì lúc đó mới bắt đầu có lời cuối cho Trump.

Nhã Uyên

02-24-2017, 05:15 AM

--- Hài số 32: #TốtKhoeXấuChe

FBI refused White House request to knock down recent Trump-Russia stories

NhàTrắng có cố gắng làm gì đi nữa cũng không nắm hết các lá bài chủ chốt trong tay và không thể kiểm soát hết những gì sẽ được phơi bày bởi ngoài tình báo Mỹ, còn có các cơ quan tình báo khác trên toàn thế giới theo dõi Nga, phải không? Dĩ nhiên họ sẽ không bao giờ đưa ra những gì họ biết trừ khi họ cảm thấy có sự khủng hoảng và cần thiết tuyệt đối? Nu đoán mò vậy ai hiểu biết xin chỉ giáo. Thanks!

RaginCajun

02-24-2017, 06:10 AM

Đâu cần tình báo, nhà báo tung tin là đủ rồi.

Triển

02-24-2017, 07:37 AM

NhàTrắng có cố gắng làm gì đi nữa cũng không nắm hết các lá bài chủ chốt trong tay và không thể kiểm soát hết những gì sẽ được phơi bày bởi ngoài tình báo Mỹ, còn có các cơ quan tình báo khác trên toàn thế giới theo dõi Nga, phải không? Dĩ nhiên họ sẽ không bao giờ đưa ra những gì họ biết trừ khi họ cảm thấy có sự khủng hoảng và cần thiết tuyệt đối? Nu đoán mò vậy ai hiểu biết xin chỉ giáo. Thanks!

Nước nào cũng có mật vụ gài khắp nơi Nhã Uyên. Có điều mình nghĩ mức độ hợp tác giữa các nước đồng minh về mật vụ cũng như mục tiêu của họ là gì. Mật vụ Đức (Bundesnachrichtendienst) được lệnh chính phủ Đức công khai theo dõi điều tra mật vụ Nga cũng trong năm bầu cử bên này. Gián điệp Pháp cũng đang làm việc ì xèo coi các bàn tay lông lá của Nga vươn sang xứ Gaulois.

hoaiviet

02-24-2017, 10:59 AM

--- Hài số 32: #TốtKhoeXấuChe

FBI refused White House request to knock down recent Trump-Russia stories

Putin's America Happy Meal is crying because he get caught given Putin a lap dance ....:24:..Thôi nín đi cu Trùm, có chơi thì có chịu nghen cu, hồi Campaign đêm nào cu cũng mơ ...leaks, leaks, give me leaks, bây giờ leaks tới thì cu la làng là sao ....grow some ball, take ít, OK cu, you asked for ít .

ốc

02-24-2017, 02:00 PM

Cái não muốn nghĩ thì phải có cái tâm và cái tri thức tối thiểu. Hồi tháng 11 năm 2015 lúc nghe bên Tây có khủng bố xảy ra trong cái hí viện, y nói như vầy:

"Paris massacre would have been 'much different' if people had guns".

Cuộc thảm sát ở Paris sẽ có cuộc diện khác nhiều nếu người ta có súng.

Tôi nói thật với anh Hoài Việt, với quạt bự nương nương hoặc các khán giả hâm mộ của Trẹm, nghe thánh Trẹm phán câu này xong tui muốn phát ói. :z20:

American patriot or terrorist?

Bar gunman shouted 'get out of my country' and then shot 2 men from India, killing one.

https://www.yahoo.com/news/witnesses-deadly-kansas-shooting-racially-motivated-094347947.html
https://www.yahoo.com/news/m/43604c15-d42f-3339-a07c-7f9b0102657c/ss_he-yelled-%E2%80%98get-out-of-my.html

#MakeAmericaWildAgain

https://img.washingtonpost.com/rf/image_960w/2010-2019/Wires/Images/2017-02-23/AP/CORRECTION_Bar_Shooting_Olathe_15493-e40b5.jpg

XXG

02-24-2017, 02:39 PM

American patriot or terrorist?

Bar gunman shouted 'get out of my country' and then shot 2 men from india, killing one.

https://www.yahoo.com/news/witnesses-deadly-kansas-shooting-racially-motivated-094347947.html
https://www.yahoo.com/news/m/43604c15-d42f-3339-a07c-7f9b0102657c/ss_he-yelled-%e2%80%98get-out-of-my.html

#makeamericawildagain

Here we go!

Chuyện trước mắt là chờ xem cách ổng giải quyết những điều "cần phải giải quyết" như thế nào đây. Và vừa coi, mình cũng phải vừa vái ông táo cho ổng (cha trump ẩu) đừng có bị hà bá nhập bất tử rồi gây chiến tranh với nước khác thôi. Bây giờ mà ổng dợt thằng tàu Trung Cộng bằng quân sự thì phiền lắm. Dĩ nhiên là đệ thất hạm đội của mình dư sức làm gỏi cái hạm đội nam hải [chuyên xài đồ ăn cắp] đó trong vòng 1-2 hrs đầu của cuộc chiến, nhưng cái khổ là "sau đó thì sao?"

Và ngay trên đất Mỹ này đây nè, đám mả mịa redneck cuồng fan (dân kỳ thị chủng tộc) của cha Trump có biết Chinese và nước mắm, sushi, kimchi khác nhau chỗ nào đâu. Với tụi nó, hễ "slang eyes" là "slang eyes" thôi.

Lúc đó tha hồ bắn lộn héng.....

XXG

02-24-2017, 03:20 PM

(Bài viết từ 2 đường links bên trên):

"A Kansas man was charged Feb. 23 with shooting to death an Indian man and wounding a second Indian man and an American in a bar. Federal authorities are investigating the incident as a possible hate crime. Authorities in Kansas filed first-degree murder charges against a man accused of opening fire in a bar there, killing one Indian man, injuring two other people and causing fears about bigotry to reverberate across the globe. According to witness accounts, the gunman reportedly told two of the people who were shot — both Indian men who work for Garmin, the technology firm — to “get out of my country” before opening fire and had also used racial slurs during the Wednesday evening shooting."

o0o

OLATHE, Kan. (AP) — In the middle of a crowded bar, Adam Purinton yelled at two Indian men to "get out of my country," witnesses said, then opened fire in an attack that killed one of the men and wounded the other, as well as a third man who tried to help.

Hours later, the 51-year-old former air traffic controller reportedly told a bartender in another town that he needed a place to hide because he had just killed two Middle Eastern men.

In India, the father of one of the wounded men called Wednesday's attack in the Kansas City suburbs a hate crime, but authorities on Friday declined to discuss a motive as they investigated the shooting. It swiftly stoked fears about the treatment of immigrants, who feel targeted by President Donald Trump's promises to ban certain travelers, build a wall along the Mexico border and put "America first."

The slain man was identified as Srinivas Kuchibhotla, 32. His widow said he came to the U.S. in 2005 to pursue a master's degree at the University of Texas at El Paso and worked in Iowa for six years before moving to the Kansas City area.

"He did not deserve a death like this," Sunayana Dumala said Friday at a news conference organized by her husband's employer, the GPS device-maker Garmin. "I don't know what to say. We've read many times in newspapers of some kind of shooting happening somewhere. I was always concerned, 'Are we doing the right thing staying in the U.S. or America?' But he always assured me good things happen in America."

Though she did not mention Trump by name, she directed anger at the U.S. government, asking what officials would do to stop hate crimes. She said she was Hindu.

"Not everyone will be harmful to this country," she said.

Purinton was jailed on murder and attempted murder charges. His first court appearance was scheduled for Monday.

A bartender at Austins Bar and Grill in the suburb of Olathe said Purinton used racial slurs before firing. He was taken into custody about five hours later after speaking with another bartender at an Applebee's some 70 miles away in Clinton, Missouri.

The Kansas City Star reported Purinton's comments to the second bartender. The paper did not cite its sources.

The other men who were shot were identified as 32-year-old Alok Madasani, who was released from the hospital Thursday, and 24-year-old Ian Grillot, who remained hospitalized.

Madasani's father, Jaganmohan Reddy, said he had spoken with his wounded son over the phone and is worried about his safety.

"I request other parents to think twice before sending their children to the United States," he said.
The LinkedIn accounts for Kuchibhotla and Madasani describe them as engineers for Garmin, which has its main campus just a mile from the scene of the shooting. The company is one of the region's best-known employers.

Local police were working with the FBI. Spokeswoman Bridget Patton said the agency's role is to help determine if a civil rights violation occurred.

Purinton, who is being held on $2 million bond, was moved Friday from Missouri to Kansas. Because he has not yet appeared in court, he did not have an attorney formally assigned to his case.
Beverly Morris, who has lived next door to Purinton in Olathe for about 20 years, said he never made her feel unsafe.

"He seemed like a good guy," Morris said, but "anybody who knew him knew he had a drinking problem."

Another neighbor, Michael Shimeall, told the Star that Purinton seemed friendly and never showed a temper "or anything like that."

He recalled that Purinton was helpful with neighbors when they had to dig out after snowstorms or pick up a tree blown down by wind. He said Purinton had photos of the ships he served on in the Navy and other Navy items in his home.

FAA records from the 1990s indicate that Purinton was a pilot and was licensed to work in an airport control tower. Agency spokeswoman Elizabeth Isham Cory says Purinton left the FAA 17 years ago in 2000.

At the time of the attack, bar patrons were watching a college basketball game on television. When Purinton began harassing the two men, Grillot "stood up for them," bartender Garret Bohnen told the Star.

Witnesses also told the newspaper about Purinton's yelling about leaving the country.
As the gunfire began, Grillot hid under a table until nine shots had been fired. Believing the suspect's magazine was empty, he chased the gunman in hopes of subduing him.

A bullet went through his right hand and into his chest, just missing a major artery but fracturing a vertebra in Grillot's neck.

"Another half inch, I could be dead or never walk again," he said Thursday from his hospital bed in a video from the University of Kansas Health System.

He did not describe what led to the shooting, saying only that he felt compelled to intervene to help others.

"I was just doing what anyone should have done for another human being," he said.

The Indian government said its diplomats would monitor the Kansas investigation. Kuchibhotla was from the southern state of Telangana, and his body was to be transported to the capital city of Hyderabad, where his family lives.

Mourners poured into Hyderabad. His parents have another son working in the United States.
___
(Associated Press writers Heather Hollingsworth and Margaret Stafford contributed to this report).

XXG

02-24-2017, 03:41 PM

Nó mượn hơi rượu bắn người ta, vì trong bụng nó biết chắc là sẽ không bị bắn lại nên mới hăng máu khỉ lên. Chứ nếu nó đang đứng ở những khu "ghetto" của Mễ & Mỹ Đen thì ông cố nội nó cũng hổng dám hó hé nữa chứ đừng nói đến chuyện rút súng ra. Coward mfer!

Mấy thằng rednecks khốn nạn này phải quăng qua Afghanistan cho tụi nó biết đá biết vàng.

Triển

02-24-2017, 08:42 PM

American patriot or terrorist?
#MakeAmericaWildAgain

trumpist!

Triển

02-24-2017, 08:47 PM

phải quăng qua Afghanistan cho tụi nó biết đá biết vàng.

Lúc nó về còn mệt nữa. Bây giờ loạn, từ A-Phú-Hãn về thành điên khùng. Chỉ còn cách mang vào Trump tower cho có anh có em chứ đừng thả rong nó.

XXG

02-24-2017, 09:48 PM

Lúc nó về còn mệt nữa. Bây giờ loạn, từ A-Phú-Hãn về thành điên khùng. Chỉ còn cách mang vào Trump tower cho có anh có em chứ đừng thả rong nó.Anh nói cũng phải. Ai chứ mấy thằng "cổ đỏ" này khi trở về là sẽ kiếm cớ cho rằng mình bị PTSD để nằm nhà ăn tiền chính phủ ngay thôi. Trump fans mà.

I just hate their guts, bro!

ốc

02-24-2017, 09:49 PM

trumpist!

Guns don't kill people, trumpists do.

Who need terrorists when you have trumpid trumpists?

Triển

02-24-2017, 10:06 PM

Guns don't kill people, trumpists do.

Who need terrorists when you have trumpid trumpists?

Trump and Bannon do need the terrorists for their policỵ. The Trumpists with their damn guns need Trump and Bannon for their racism as lawful means.

What the people need is a good america full of liberty, democracy and no racism.

Triển

02-24-2017, 10:10 PM

Anh nói cũng phải. Ai chứ mấy thằng "cổ đỏ" này khi trở về là sẽ kiếm cớ cho rằng mình bị PTSD để nằm nhà ăn tiền chính phủ ngay thôi. Trump fans mà.

I just hate their guts, bro!

Trump lợi dụng Trumpists, Trumpists lợi dụng Trump. Rốt cuộc, người đi làm đóng thuế là mệt mỏi.

Triển

02-24-2017, 10:27 PM

Nhà cầm quyền hiện tại ở Hoa Thịnh Đốn đang dần dần lộ ra rõ rệt bản chất độc tài. Được biết cuộc họp báo hôm qua chỉ là các cuộc họp báo bình thường nhưng đã có sự cấm đoán báo chí, phương pháp bóp miệng truyền thông, đàn áp phản biện này thường thấy ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu ba, Venezuella, và gần đây có Thổ Nhĩ Kỳ, Hung Gia Lợi, Phi Luật Tân. Đó là tính cách phi dân chủ, không có tự do ngôn luận. Bây giờ đến lượt Mỹ chăng?

DW không phải là truyền thông của Mỹ. Khắp các tờ báo lớn và đài truyền hình, truyền thanh chỉ riêng ở nước Đức đã lên án nặng nề sự vi phạm trắng trợn về tự do báo chí ở Mỹ trong vòng mấy tiếng đồng hồ vừa qua.

http://i.imgur.com/ywYQtQm.jpg

(xem tiếp) (http://www.dw.com/en/white-house-blocks-major-news-outlets-from-press-briefing/a-37712405)

Triển

02-25-2017, 12:11 AM

Trump and Bannon do need the terrorists for their policỵ. The Trumpists with their damn guns need Trump and Bannon for their racism as lawful means.

What the people need is a good america full of liberty, democracy and no racism.

https://www.youtube.com/watch?v=onrsvX2tKr8

XXG

02-25-2017, 12:23 AM

Người nào phải có con đang hoặc đã học xong đại học, thì mới cảm nhận được (trọn vẹn) nỗi đau của gia đình chàng thanh niên bị giết này...

Con người ta học hành thành tài, đang chập chững xây dựng tương lai/cuộc đời trước mặt, thì nó khơi khơi bắn người ta chỉ vì người ta nhìn giống Dân Trung Đông. WTF! Một lý do vừa dốt nát, vừa khốn nạn không tưởng tượng được.

RaginCajun

02-25-2017, 05:36 AM

Hành động của thằng redneck trên thật ghê tởm. Sao tớ đi làm gặp redneck nhiều lắm mà lại chưa bao giờ đụng. Cũng ra bar lai rai chơi bi-da với tụi nó Kinh nghiệm chia sẽ với anh em. Thường mấy cai hate crime này ít khi không nói gì mà độp liền, con người ta phải nóng máy mới hạ thủ. Khi nó chọc mình một câu gì thiếu hiểu biết nghĩa là nó không đáng để mình đối mặt. Cho nên, một là mình nhịn (nhục) bỏ đi ngay cho nó thoả mãn, còn thấy nó dễ nuốt thì xơi tái nó tại chỗ luôn. Đánh trước làm cha.

Chuyện kỳ thị này tớ đụng chạm khá nhiều (ít nhất cũng 5 lần, còn nhiều lần tụi nó chửi đổng thì không tính) nhưng, vì ở khu Mỹ đen, nên tụi nó không xài câu "get out of my country" (của Mỹ trắng) mà là "go back to your country". Sau này, chắc mặt tớ hiền lành sao đó, gặp nhau là mời bia hay một "gậy".

Càng nghĩ tới thấy anh Ấn Độ kia xui thiệt gặp phải thằng vừa dốt vừa khùng vừa tùm lum. Tớ thật là may mắn vì sống trong toàn những khu thứ dữ mà chưa chết.

02-25-2017, 10:08 AM

Hành động của thằng redneck trên thật ghê tởm...

Hành động của tên này đúng là ghê tởm, dã man, điên cuồng.

Nhưng nếu đổ thừa cho chàng ... Trâm thì có vẻ hơi bất công. Bạo lực như là đang diễn ra khắp nơi trên thế giới chứ đâu có phải ở riêng nước nào. Như bên xứ sở vốn được tiếng là đất lạnh người hiền ơi là hiền của tui mới đây ở tại thành phố hiền nhất và người ở thành phố đó vừa hiền vừa đẹp nhất nước tôi cũng có một gã cuồng xách súng vô đền thờ Hồi phơ chết 6 người. Chuyện này thì Trâm ở đâu ra.
Ngay như thời ông hiền Obama như là cũng có vô khối chuyện giết người vì kỳ thị chủng tộc tôn giáo sao không ai đổ cho ổng.
Còn chuyện sở hữu súng, hình như là chuyện này có từ thời Hoa Kỳ lập quốc và đã trở thành 1 trong những sắc màu của văn hoá Mỹ. Như là cũng có rất nhiều nguời đã nuôi mộng cấm sở hữu súng nhưng rút cục cũng không thành. Chuyện này cũng đâu dính dáng gì tới lãnh tụ cổ đỏ Trâm.

Tui không phải là fan của Trậm nhưng vì đứng giữa nên tôi thấy được vài điều hơi kỳ kỳ.

Ký tơn,

Người hiền ở xứ hiền :)

hoaiviet

02-25-2017, 10:36 AM

Hành động của tên này đúng là ghê tởm, dã man, điên cuồng.

Nhưng nếu đổ thừa cho chàng ... Trâm thì có vẻ hơi bất công. Bạo lực như là đang diễn ra khắp nơi trên thế giới chứ đâu có phải ở riêng nước nào. Như bên xứ sở vốn được tiếng là đất lạnh người hiền ơi là hiền của tui mới đậy cũng có một gã cuồng xách súng vô đền thờ Hồi phơ chết 6 người. Chuyện này thì Trâm ở đâu ra.
Ngay như thời ông hiền Obama như là cũng có vô khối chuyện giết người vì kỳ thị chủng tộc tôn giáo sao không ai đổ cho ổng.
Còn chuyện sở hữu súng, hình như là chuyện này có từ thời Hoa Kỳ lập quốc và đã trở thành 1 trong những sắc màu của văn hoá Mỹ. Như là cũng có rất nhiều nguời đã nuôi mộng cấm sở hữu súng nhưng rút cục cũng không thành. Chuyện này cũng đâu dính dáng gì tới lãnh tụ cổ đỏ Trâm.

Tui không phải là fan của Trậm nhưng vì đứng giữa nên tôi thấy được vài điều hơi kỳ kỳ.

Ký tơn,

Người hiền ở xứ hiền :)

Anh Tư

Anh nói đúng là thời nào xứ nào cũng có thằng điên thằng khùng làm những chyện dã man điên khùng như ông "cổ đỏ" này, nhưng trên cương vị của một tổng thống, anh phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối những việc này, hay bất cứ việc nào đi ngược lại sự bình đẳng, an toàn của người dân trong xã hội ...

Cái đáng trách lão Trùm ở đây là lão làm những việc có tính cách "cổ võ dân tuý" (nói như anh Triển) hay "embolden nationalist" hay "America first" ...vô tình làm cho những thằng cổ đỏ như thế nóng gà lên, tiếng Việt gọi là kích động lòng ái quốc (hay ban chất kỳ thị thì đúng hơn) rồi nó không suy nghĩ đi làm bậy .

ký tơn
người hiền nhưng ở xứ cà chớn ...:27:

Triển

02-25-2017, 11:47 AM

Tớ thật là may mắn vì sống trong toàn những khu thứ dữ mà chưa chết.

Chỉ có hai cách nghĩ. Một là Tôm đại ca nhìn giống Đại, Tỳ, Cái hay là Thế nên nó ngại. Hai là nó nhìn đại ca thấy bé xíu chán quá, nó tưởng trẻ em nó nương tay? :z13:

ốc

02-25-2017, 11:51 AM

Ông Trùm nên ký lệnh tạm thời cấm người rét nếch ra khỏi nhà trong thời gian nội các còn non yếu chưa đủ thì giờ điều tra xem ai là bạn ai là thù, cứ cấm tuốt cho chắc ăn, vì an ninh của người dân mà hành động chứ đừng chùn tay vì lo sợ dư luận hay là các "sô con" chánh án.

- tuốt: từ chữ TOUTES trong tiếng Tây, nghĩa là tất cả không chừa một ai

(còn tiếp)

Triển

02-25-2017, 12:18 PM

Ông Trùm nên ký lệnh tạm thời cấm người rét nếch ra khỏi nhà trong thời gian nội các còn non yếu chưa đủ thì giờ điều tra xem ai là bạn ai là thù, cứ cấm tuốt cho chắc ăn, vì an ninh của người dân mà hành động chứ đừng chùn tay vì lo sợ dư luận hay là các "sô con" chánh án.

(còn tiếp)

Vụ này xảy ra trong giai đoạn ở cữ (trâm ấp - trump up), không có trong chương trình tranh cử.

http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2016/05/25/103666044-RTX2AQXH.530x298.jpg
(nguồn hình của đài phản động CNBC)

ốc

02-25-2017, 08:40 PM

Another terrorist Trẹm should have banned:
Vehicle runs into New Orleans parade crowd
https://www.yahoo.com/gma/vehicle-runs-orleans-parade-crowd-police-031458404--abc-news-topstories.html#comments

RaginCajun

02-25-2017, 08:44 PM

Xoá vì xỉn quá post 2 lần :p

RaginCajun

02-25-2017, 08:48 PM

Another terrorist Trẹm should have banned:
Vehicle runs into New Orleans parade crowd
https://www.yahoo.com/gma/vehicle-runs-orleans-parade-crowd-police-031458404--abc-news-topstories.html#comments

Là say rượu bác Ốc ạ, không phải khủng bố. Nhà em cũng đang ngà ngà đây nên không lái xe, chỉ ngồi gõ vài chữ đây thôi :p. Người ta khoái cái xứ New Orleans này là cái thú được uống bia rượu ngoài đường vào những ngày này.

Triển

02-25-2017, 10:03 PM

Tổng thống Hollande trả đũa Tổng thống Mỹ sau khi ông Trump chỉ trích nước Pháp

RFA
2017-02-25

Tổng thống Hollande trả đũa Tổng thống Mỹ sau khi ông Trump chỉ trích nước Pháp việc cấm mang khăn che mặt truyền thống của Hồi Giáo cũng như các chính sách nhập cư của Pháp và EU

Tổng thống Pháp cho rằng ông Trump không thể nói như vậy với đồng minh và nhấn mạnh, nhất là không nên dùng lời lẽ này đối với nước Pháp.

Tổng thống Trump trong khi bảo vệ quan điểm chống người nhập cư trái phép của ông tại Mỹ đã lấy Pháp, Đức và Thụy Điển ra như những quốc gia thất bại. Ông từng nói với các nhân vật bảo thủ ngay khi có cuộc biểu tình bên ngoài Wahington vào hôm thứ Sáu rằng "Hãy nhìn vào những gì đang diễn ra ở Thụy Điển. Hãy nhìn vào những gì đang diễn ra ở Đức. Hãy nhìn vào những gì đang xảy ra ở Pháp. Hãy xem Nice và Paris".

Tổng thống Trump kể lại câu chuyện một người bạn của ông vốn rất yêu thích kinh đô ánh sáng nhưng đã không còn sang Paris nữa vì sợ khủng bố, đây là cách mà người Pháp cho rằng Tổng thống Trump đang cổ vũ cho việc người Mỹ nên ngưng du lịch Paris sau khi những vụ khủng bố xảy ra.

Tuy nhiên chính Tổng thống Pháp lại nói rằng khi điện thoại với ông Trump thì Tổng thống Mỹ xác định là rất yêu thích nước Pháp.

(* nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/hollande-hit-backs-at-trump-over-paris-criticism-02252017094138.html )

XXG

02-25-2017, 11:03 PM

Anh Tư

Anh nói đúng là thời nào xứ nào cũng có thằng điên thằng khùng làm những chyện dã man điên khùng như ông "cổ đỏ" này, nhưng trên cương vị của một tổng thống, anh phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối những việc này, hay bất cứ việc nào đi ngược lại sự bình đẳng, an toàn của người dân trong xã hội ...

Cái đáng trách lão Trùm ở đây là lão làm những việc có tính cách "cổ võ dân tuý" (nói như anh Triển) hay "embolden nationalist" hay "America first" ...vô tình làm cho những thằng cổ đỏ như thế nóng gà lên, tiếng Việt gọi là kích động lòng ái quốc (hay ban chất kỳ thị thì đúng hơn) rồi nó không suy nghĩ đi làm bậy .

ký tơn
người hiền nhưng ở xứ cà chớn ...:27:Nhắc trước anh Tôm: Nếu anh định nghĩa chữ "redneck" theo nghĩa bóng nguyên thuỷ của nó là dân làm ruộng/dân đồng áng (nhà quê, nhà mùa) thì không đồng nghĩa với cái chữ "redneck" mà tôi xài (mean to say) đâu nha anh Tôm. Vì không phải bất kỳ một người "farmer" nào ở Mỹ cũng đều là dân kỳ thị cả đâu nhá. Và thằng "redneck" cuồng tín trong vụ bắn chết người này cũng đâu phải dân làm farm.

Trước khi Xô tui ké thêm tí xíu với anh Hoài Việt, tui nhờ quý vị "quạt" của "Tramp" đọc kỹ lại một dữ kiện nhỏ về cái chết của chàng thanh niên lần nữa:
According to witness accounts, the gunman reportedly told two of the people who were shot — both Indian men who work for Garmin, the technology firm — to “get out of my country” before opening fire and had also used racial slurs during the Wednesday evening shooting." Và đây là câu trả lời của tui cho những ai đã có đủ cái "tâm" để mở miệng ra mà bảo rằng "chuyện này không dính líu chi đến Trump."

Tại sao lại không?

"Dính" quá đi chứ! Chuyện ngờ ngờ trước mặt như vậy mà hổng thấy thì làm ơn đừng bàn chính trị chính em nữa. Và cái "dính" này cũng chỉ là một phản ứng tâm lý bình thường của con người mà thôi!

Nó bắt đầu bởi chiếc mồm khoái nói bậy của chả (Trump) từ lúc đang tranh cử cho đến hôm nay: ngày nào cha cũng hô toáng lên, làm như nước Mỹ sắp sửa lãnh một cú "9/11" thứ hai để khích động bọn "redneck" có những suy nghĩ và cách ứng xử như vậy. "It's a Psychological tactic. Or should I say it's an underhanded tactic/a [low class] psychological manipulation method" của Trump dùng để câu phiếu (trước đây) và ĐỂ BIỆN HỘ cho những "sắc lệnh" vô tích sự của chả (hiện nay) đấy. Ai đui mới hổng thấy điều này...

Còn anh muốn nói về vấn đề kỳ thị chủng tộc trên đất Mỹ, thì nói thật với anh là từ khi tôi đặt chân lên đất Mỹ này cách đây gần 40 năm cho đến nay, chưa bao giờ mà tôi không thấy hai chữ "kỳ thị" hiện hữu dưới hình thức này hay hình thức khác cả. Nó sẽ tuỳ vào tiểu bang, khu vục nào anh đang sống (làm việc) và con số tỷ lệ phần trăm của những sắc dân "minority" ở nơi đó; cũng như tuỳ vào trình độ học vấn (và dân trí) của người dân để mình sẽ thấy được mức độ kỳ thị ở vùng đó nặng hay nhẹ mà thôi.

Nhưng (chữ "nhưng" tổ bố này tôi tặng riêng cho anh Tôm nhá) kỳ thị với cái cớ/dưới tấm bình phong là "bảo vệ đất nước Hoa Kỳ" thì trong vòng 4 năm tới đây ta sẽ thấy nó bùng lên như một đám cháy rừng vậy. Nhất là ở những vùng "khỉ ho cò gáy" của nước Mỹ.

Thế nên, trong những bài viết trước, tôi mới "vái Trời" cho tên già hay nổ ẩu Donald Trump này đừng tuyên chiến với tụi Trung Cộng. Vì trong khi Đệ Thất Hạm Đội đang dợt mấy thằng Ba Tàu ngoài Thái Bình Dương, tôi tin chắc rằng (100%) không ít những thằng redneck (kỳ thị chủng tộc) sẽ kiếm cớ để "tỏ thái độ yêu nước" của chúng nó (bằng một cách dốt nát) lên đầu dân Mỹ Da Vàng tụi tui. Nhất là ở những tiểu bang có ít người Á Đông sinh sống.

Trump fans [hay là "fan-vì-ghệ" cũng thế] làm ơn chịu khó nhìn xa chút xíu và tập suy luận cho có ngọn, có nguồn, cho chững chạc (với cái tâm của mình) giùm tui. Đừng "suy" & "phân" theo kiểu "so sánh khơi khơi - chung chung" hoặc xài Tam Đoạn Luận để chạy tội cho cha già tóc giả đó (hoặc chỉ với mục đích là làm vui lòng "mẫu hậu nhí") nhá!

___ Nhắn riêng anh Tôm về cái "hên" của anh: Hồi khoảng hai chục năm trước, tui cũng "hên" như anh vậy đó anh Tôm. Nhiều lúc rảnh quá, hổng có chiện làm, tui với thằng bạn thân xách chiếc xe cũ mèm chạy ra khu "drug zone" ngồi trong xe uống cà phê, ngắm mấy thằng Mỹ Đen, Mễ bán "crack cocaine" chơi cho đỡ buồn. Có khi vui quá phải ngồi suốt đêm luôn. Vậy mà có bao giờ tui bị ăn đạn đâu.... Hên như anh Tôm, bữa nào làm thử vậy coi, anh. Bên thành phố anh sống, ba cái vụ "crack & meth" này nhiều lắm.

Nếu không, thì tui nghe nói anh có đi công tác ở El Paso qua rồi phải hông? Lần sau tới El Paso, anh bỏ ra 1 đêm đi sang Cuidad Juárez "thử thời vận" (cái hên của anh) một chuyến chơi đi. Ở bên đó vui & thú vị lắm.

Good Luck!

Triển

02-26-2017, 07:07 AM

Dân túy chỉ trích báo chí

Những kẻ theo chủ nghĩa dân túy, tự phong là những người làm cách mạng, một loại người thiên hữu mới ở Châu Âu và Mỹ - Tất cả họ đều ghét "giới truyền thông". Một lối vơ đũa cả nắm vô nghĩa. Phía sau đó là một chiến thuật nguy hiểm.

bài viết của Christian Stöcker

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1111167-860_poster_16x9-iqwj-1111167.jpg
Stephen Banon

Chủ Nhật 26.02.2017 12 giờ 53

Steve Bannon hiện tại là một ví dụ gây ấn tượng nhiều nhất qua các vụ bóp méo sự thật rồi tự phong mình là giới phản biện truyền thông trong thời đại mới. Cánh tay phải này của Donald Trump từng mưu sinh trong giới truyền thông, trong đó có vụ hợp tác làm ăn chương trình hài hước đài NBC "Seinfeld" không thiên hữu cho đến ngày hôm nay.

Sau đó Bannon làm chủ bút cho "Breitbart News", một tổ chức cực hữu theo Trump, mà nội dung tin tức được chắp vá từ các bản tin của các truyền thông khác, rồi gài vào các bình luận bẻ cong thiên hữu. Như một ngày bình thường tuần trước, các dòng tin nóng của "Breitbart" là các trích dẫn từ các tờ báo bị ghét gồm "New York Times", tờ BBC, đài TV al-Arabiya, tờ "Los Angeles Times", một đài truyền hình địa phương, tờ báo Anh "Daily Mail", đài CNN và tờ "Washington Post" cũng như toàn bộ bản tin của "Associated Press".

Song song đó, Breitbart tấn công không công bằng vào giới truyền thông, dĩ nhiên có "New York Times", NBC, CNN và tờ "Washington Post" bằng luận điệu mới phát minh của Bannon gọi những tờ báo kia là "phe đối lập". Và như vậy, người thừa hành cao nhất của Trump đã gọi "giới truyền thông dòng chính" là "phe đối lập".

Đánh cắp đề tài tin tức xong rồi xoay ra chửi rủa nguồn tin

Tuần này Bannon lại công kích mạnh chống lại tờ "Corporatist Media" trong buổi nói chuyện bên ngoài, tờ Breitbart ăn cắp tin của chính tờ báo này, mà cá nhân y hưởng lợi tiền bạc còn phải cám ơn. Song song đó y lại tiếp tục cố gắng đảo ngược kết quả làm việc thất bại của chính phủ Trump biến thành một chuỗi thành công sáng chói. Dĩ nhiên làm như vậy sẽ rất phiền khi cứ gặp phải các bài báo chí phản biện.

Xếp của Bannon, hoạt náo viên chương trình TV ngày trước cũng đi theo cách thức y hệt. Ở buổi phát biểu tại Hội nghị Conservative Political Action Conference (CPAC), Trump đề nghị phải bỏ vụ bảo vệ nguồn tin tức, mà đó chính là nền móng của tự do báo chí. Trump cáo buộc "giới truyền thông" theo truyền thống độc tài từ Đông sang Tây là "kẻ thù của dân tộc", rồi không tham gia buổi tiệc ăn tối với giới báo chí truyền thống. Đại diện của báo giới có tiếng tăm như "New York Times" bị cấm cửa các cuộc họp báo. Mục đích như vậy là đã quá rõ ràng rồi.

Rất lý thú ở đề tài "Truyền thông dòng chính" (MSM), thêm một lần nữa cho thấy kiểu cách của cực hữu và cực tả giống nhau, ví dụ các anonnymous activists và những người cực tả cũng thường khinh miệt và ganh ghét các giới truyền thông được định nghĩa là MSM - Mainstream Media - Truyền thông Dòng chính. Bên cực tả cũng chuyên môn đánh cắp tin tức ngay tại nguồn MSM.

"Breitbart" có một chương trình hành động, "NYT" thì không có

Khái niệm đó rất rõ ràng vì nó cáo buộc cả một nhóm truyền thông với một chương trình hành động chung mà thật sự họ không có. "Breitbart" có một chương trình hành động chiến thuật như vậy, nhưng tờ "New York Times" thì không có.

Một ví dụ khá hay như vụ anh Michael S. Schmidt. Anh này là ký giả của "NYT" thuộc vào nhóm tường trình về các quan hệ giữa nhóm của Trump và mật vụ Nga. Anh ta cũng viết một bài khiến bùng nổ xì-căng-đan vụ E-Mail server riêng tư của Hillary Clinton, mà sau đó phe cộng hòa trục lợi, mang ra tấn công lúc tranh cử. Cả Trump lẫn Clinton đều chỉ trích Schmidt là không công bằng. Khi báo chí theo sát những kẻ có quyền lực thì bị tố cáo vậy đó.

Tuy nhiên, vơ đũa cả nắm "truyền thông" là vô lối, bởi vì báo giới không có một đường lối làm việc chung hay một tổ chức chung chạ nào cả. Ngoại trừ một ý tưởng thuyết phục được họ chia sẻ với nhau là nền dân chủ, sự phân chia quyền lực và nhà nước pháp quyền.

Ví dụ cho việc không hẹn nhau đi tin, như tờ "FAZ" (Đức) tuần này đã loan tin một cuộc phỏng vấn kinh khủng với một đứa trẻ 17 tuổi, yêu cầu trục xuất một trong những đứa bạn tị nạn cùng lớp hồi hương. Một cuộc phỏng vấn tương tự được dàn xếp với nhau giữa tờ "SZ" hoặc là tờ "Zeit" tôi cho là không thể có. Tờ SPIEGEL từng đặt tên cho tờ "Bild" trên bìa báo là "kẻ phóng hỏa", dùng biểu tượng que diêm lấp thành hình logo của tờ Bild.

Ai cho rằng nền dân chủ có thể dẹp bỏ thì cũng sẽ nghĩ rằng phải dẹp luôn báo chí

Giả thuyết cho rằng tất cả giới truyền thông cùng một chủ trương là vô lối. Nhưng mà phía sau giả thuyết này là phương pháp rõ ràng. Điều mà những người chỉ trích "giới truyền thông dòng chính" muốn đạt được, là hạ bệ một lãnh vực của xã hội, vì lãnh vực này có thể cản trở họ.

"Giới truyền thông dòng chính" trong những năm gần đây đã lật tẩy được tham nhũng trong tổ chức bóng đá, lật tẩy xử dụng kích thích trong các môn thể thao ưa chuộng, lật tẩy được chương trình theo dõi toàn cầu của mật vụ, lật tẩy vụ trốn thuế của các công ty ma, lật tẩy các vụ chứng khoán, hủy hoại môi trường, các vụ bê bối chính trị. Danh sách lật tẩy này gần như là có thể thêm đề tài vào bất kỳ. Dĩ nhiên giới truyền thông cũng làm lỗi, có bài tường trình vô nghĩa, có bài tường trình phát tán tin đồn hoặc là ngay cả lời dối trá. Nhưng quan trọng là không phải tất cả, không phải thường xuyên như vậy và đặc biệt là không có hẹn trước giữa báo giới với nhau.

Một xã hội dân chủ phải có một nền tự do báo chí. Ngoại trừ ai nghĩ rằng dân chủ không cần thiết thì sẽ thấy báo chí là phiền toái. Rồi muốn chống lại họ, như Steve Bannon, hoặc là gọi họ là "ác độc và cố tình vu khống", như Björn Höcke (*Triển: một chính trị gia theo dân túy ở Đức).

Các chính trị gia và những người mắng chửi "giới truyền thông" chung chung, trên nguyên tắc nên ngờ vực họ, bởi vì họ thực sự chỉ muốn hạ bệ một chủ thể kiểm soát trung dung của xã hội mà thôi.

Tờ "Washington Post" đã phản ứng trước kiểu cách tấn công báo chí này với một khẩu hiệu mới, gắn trực tiếp dưới cái Logo của tờ báo mang dòng chữ: "Nền dân chủ đang chết trong mờ ám" (Democracy Dies in Darkness). Mong rằng tình hình không có cái kết cuộc như vậy.

(* dịch từ Medienschelte der Populisten (http://www.spiegel.de/wissenschaft/mensch/pressekritik-die-medien-gibt-es-nicht-kolumne-a-1136157.html) )

ốc

02-26-2017, 08:13 AM

Là say rượu bác Ốc ạ, không phải khủng bố. Nhà em cũng đang ngà ngà đây nên không lái xe, chỉ ngồi gõ vài chữ đây thôi :p. Người ta khoái cái xứ New Orleans này là cái thú được uống bia rượu ngoài đường vào những ngày này.

Em nhớ ông Trùm tố cáo là báo Mỹ ém nhẹm nhiều vụ khủng bố, anh Tôm không nhớ sao? Đây là một vụ khủng bố của người da trắng đấy, chúng ta phải cảnh giác với mọi thành phần phá hoại để bảo vệ tổ quốc. Đừng tin báo nói anh Tôm ơi, khủng bố ngay tại sân chơi của anh sao cứ tưởng chuyện nhỏ còn có tâm hồn mà say sưa. Em bây giờ không dám ra quán uống nữa kẻo khủng bố Mỹ uống xỉn xong kiếm dân thiểu số để bắn.

Triển

02-26-2017, 10:36 AM

Em nhớ ông Trùm tố cáo là báo Mỹ ém nhẹm nhiều vụ khủng bố, anh Tôm không nhớ sao? Đây là một vụ khủng bố của người da trắng đấy, chúng ta phải cảnh giác với mọi thành phần phá hoại để bảo vệ tổ quốc. Đừng tin báo nói anh Tôm ơi, khủng bố ngay tại sân chơi của anh sao cứ tưởng chuyện nhỏ còn có tâm hồn mà say sưa. Em bây giờ không dám ra quán uống nữa kẻo khủng bố Mỹ uống xỉn xong kiếm dân thiểu số để bắn.

Vào Amazon mua cái này nguỵ trang làm fan của Trẹm để ra đường chơi mà không bị gì nè. Mua cho sớm đi mai mốt hàng hút, hết hàng cái nói sao xui:

https://www.amazon.de/Donald-Trump-Verkleiden-Kost%C3%BCme-Spielzeug/s?ie=UTF8&page=1&rh=n%3A359462031%2Ck%3ADonald%20Trump

Triển

02-26-2017, 10:57 AM

Ra sắc lệnh rồi thì thôi đi, còn lên TV xúi dân chúng tố giác những người không có giấy tờ. Thiệt là hạ đẳng. Tôi muốn hỏi anh chị em ở Mỹ một câu này, nếu biết đồng hương mình không có giấy tờ, đừng nói người Mễ người gì nghe mệt lắm, người Việt Nam ở Mỹ mà không có giấy tờ đó, các bạn có đi tố giác họ theo lời khuyên của ông tổng thống trong đoạn phim ngắn bên dưới này không? Tôi hỏi thật luôn đó.

Sorry, nhưng mà các bạn có ông tổng thống hạ đẳng đê tiện quá. Không thể tưởng tượng được.

https://www.youtube.com/watch?list=PL17A8654170DE045A&v=r26NhJtOpkk

ốc

02-26-2017, 12:26 PM

Tôi muốn hỏi anh chị em ở Mỹ một câu này, nếu biết đồng hương mình không có giấy tờ, đừng nói người Mễ người gì nghe mệt lắm, người Việt Nam ở Mỹ mà không có giấy tờ đó, các bạn có đi tố giác họ theo lời khuyên của ông tổng thống trong đoạn phim ngắn bên dưới này không?

Đức chúa lời cấm làm chứng giối, cho nên em đoán các anh chị công giáo sẽ đi méc công an tút suýt.

Nhã Uyên

02-26-2017, 06:22 PM

Ra sắc lệnh rồi thì thôi đi, còn lên TV xúi dân chúng tố giác những người không có giấy tờ. Thiệt là hạ đẳng. Tôi muốn hỏi anh chị em ở Mỹ một câu này, nếu biết đồng hương mình không có giấy tờ, đừng nói người Mễ người gì nghe mệt lắm, người Việt Nam ở Mỹ mà không có giấy tờ đó, các bạn có đi tố giác họ theo lời khuyên của ông tổng thống trong đoạn phim ngắn bên dưới này không? Tôi hỏi thật luôn đó.

Anh Triển, trong đoạn phim ngắn trong buổi nói chuyện với các cơ quan thực thi pháp luật trên thì cũng nên nói rõ là ông Trump kêu gọi họ giúp “chỉ điểm/giao nộp những người (nhập cư bất hợp pháp) xấu”. Cá nhân NU không có vấn đề về lời kêu gọi này nếu người xấu ở đây có nghĩa là người có một lý lịch tư pháp dài nhằng hoặc có bằng chứng là người nguy hiểm cho những người khác. Nều không thì không, tuyệt đối không. Vì lý do đạo đức. Những gì người khác làm trong đời sống cá nhân của họ là chuyện riêng tư và mặc dù họ không có giấy tờ hợp pháp hoặc họ đã mánh mé làm giấy tờ giả mạo để có visa, dù bất hợp pháp đi nữa, thì đó là khuyết tật trong bản tính họ; điều đó không có nghĩa họ là người nguy hiểm đối với những người khác. Tố giác, chỉ điểm người như thế với cơ quan di trú chỉ vì lý do đó thôi sẽ cho thấy một khuyết điểm xấu hơn về chính bản thân mình.

Triển

02-26-2017, 09:09 PM

[/INDENT]

Đức chúa lời cấm làm chứng giối, cho nên em đoán các anh chị công giáo sẽ đi méc công an tút suýt.

Anh Triển, trong đoạn phim ngắn trong buổi nói chuyện với các cơ quan thực thi pháp luật trên thì cũng nên nói rõ là ông Trump kêu gọi họ giúp “chỉ điểm/giao nộp những người (nhập cư bất hợp pháp) xấu”. Cá nhân NU không có vấn đề về lời kêu gọi này nếu người xấu ở đây có nghĩa là người có một lý lịch tư pháp dài nhằng hoặc có bằng chứng là người nguy hiểm cho những người khác. Nều không thì không, tuyệt đối không. Vì lý do đạo đức. Những gì người khác làm trong đời sống cá nhân của họ là chuyện riêng tư và mặc dù họ không có giấy tờ hợp pháp hoặc họ đã mánh mé làm giấy tờ giả mạo để có visa, dù bất hợp pháp đi nữa, thì đó là khuyết tật trong bản tính họ; điều đó không có nghĩa họ là người nguy hiểm đối với những người khác. Tố giác, chỉ điểm người như thế với cơ quan di trú chỉ vì lý do đó thôi sẽ cho thấy một khuyết điểm xấu hơn về chính bản thân mình.

Câu trả lời của Nhã Uyên có sức thuyết phục tôi. Diễn đạt theo bên đạo Chúa như thầy Ốc và trình bày theo Nhã Uyên có phải gọi là biện phân không? Phân biệt đâu là tốt đâu là xấu rốt cuộc cũng phải tự vấn lương tâm mình. Vị thẩm phán cuối cùng đứng trước mình nói cho cùng chính là lương tâm của mình mà thôi. Lương tâm tôi không cho phép tôi làm cái việc tố giác người khác, luận tội người khác một cách hời hợt và thiếu tri thức.

Khi tôi nghe lời kêu gọi (dù là nói trước giới "cán bộ" thừa hành), tôi cảm thấy rất khó chịu. Nó cứ như thế giới thật của quyển sách 1984. Nó cứ như thế giới thật Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức Cộng Sản cũ), Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba,...., nó cứ như cảnh tượng VN đấu tố ngoài Bắc, nó như VN chỉ điểm đánh tư sản ở trong Nam sau 75, nó như cái vụ viết "công văn riêng tư" cho hiệu trưởng các trường học Việt Nam chỉ điểm học sinh của mình đi biểu tình chống chế độ, lưu ý công nhân, nhân viên của mình chống chế độ, có bầy chó săn phường khóm chỉ điểm cho công an, như người Do Thái chạy nạn thời Đức Quốc Xã, ai ai cũng sợ sệt, sợ bị tố giác, và người không tố giác cũng sợ luôn người khác nói mình biết mà sao không tố giác. Kết quả về tinh thần, hệ lụy xã hội giống như nhau mà thôi. Một xã hội theo dõi, trông ngóng, sợ hãi. Không lành mạnh.

Thật là dễ sợ.

ốc

02-27-2017, 10:18 AM

Trâm giải thích là lấy tin từ đài Fox News. Thì ra vẫn còn tin mẹ đía.
https://www.yahoo.com/news/sweden-asks-u-explain-trump-sweden-173118073.html

Fox News của Trẹm phỏng vấn "chuyên gia" về an ninh quốc phòng Thụy điển -

Swedish 'national security advisor' interviewed by Fox News not known to Swedish officials: report
https://www.yahoo.com/news/m/1afb7c3b-a31b-3903-9c61-df735ead207a/swedish-%26%2339%3Bnational.html
During the show on Thursday, the network invited Swedish journalist Anne-Sofie Naslund and “Swedish defense and national security advisor” Nils Bildt to talk about the country's immigration policy. According to the Post, the Dagens Nyheter newspaper on Friday reported that Bildt is unknown to the Swedish Foreign Ministry and the armed forces. The newspaper reported that Bildt came to the U.S. from Sweden in 1994. He is listed as one of the founders of Modus World LLC, a company that provides consulting "and management of possible kidnap and ransom situations.”

It's not fake news, it's just Fox News.

Triển

02-27-2017, 10:44 AM

Tổ trác! Cố vấn an ninh quốc gia Thuỵ Điển là .... random guy. :)

Có ai tốt bụng báo cho Trẹm biết chưa?

Để Trẹm trích dịch sao y bổn chánh duới mọi hình thức ... là thành hài hước tập 8 trăm mấy luôn á. :z18:

ốc

02-27-2017, 01:48 PM

Tổ trác! Cố vấn an ninh quốc gia Thuỵ Điển là .... random guy. :)

Có ai tốt bụng báo cho Trẹm biết chưa?

Để Trẹm trích dịch sao y bổn chánh duới mọi hình thức ... là thành hài hước tập 8 trăm mấy luôn á. :z18:

Phải nói theo luận điệu của đài Fox News thì thành phần bầu cho Trẹm mới hiểu, còn sai hay đúng không thành vấn đề. Chả khác gì đứa trẻ quen ăn chicken nuggets ở tiệm fast food rồi đến khi trông thấy con gà đi bằng hai chân nó đâu có tin là chicken.

Triển

02-28-2017, 02:03 AM

Phải nói theo luận điệu của đài Fox News thì thành phần bầu cho Trẹm mới hiểu, còn sai hay đúng không thành vấn đề. Chả khác gì đứa trẻ quen ăn chicken nuggets ở tiệm fast food rồi đến khi trông thấy con gà đi bằng hai chân nó đâu có tin là chicken.

Tẩy não có hệ thống?

Triển

02-28-2017, 02:05 AM

http://i.imgur.com/0HIM4WF.jpg

(* nguồn: https://www.theguardian.com/us-news/2017/feb/27/george-w-bush-media-immigration-donald-trump )

Triển

02-28-2017, 10:35 AM

Cuộc đời ... khi lên voi lúc xuống ... thỏ.

Thỏ của Bush giờ là phát ngôn viên báo chí của Trâm. Đứng trước đùi gà hét ra ... lửa.

https://img.washingtonpost.com/rf/image_1484w/WashingtonPost/Content/Blogs/in-the-loop/Images/spicerbunny.jpg

https://img.washingtonpost.com/rf/image_1484w/WashingtonPost/Content/Blogs/in-the-loop/Images/PH_Eggroll1364483831.jpg

(nguồn: https://www.washingtonpost.com/blogs/in-the-loop/post/white-house-easter-egg-roll-bunnies-of-yore/2013/03/28/7027f298-9653-11e2-9e23-09dce87f75a1_blog.html?utm_term=.7a908d1d89a1 )

Triển

03-01-2017, 05:36 AM

Donald Trump phác họa chính sách nhập cư chọn lọc

Tú Anh
Đăng ngày 01-03-2017
Sửa đổi ngày 01-03-2017 12:00

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-01t044145z_272523470_ht1ed310d134b_rtrmadp_3_usa-trump_0.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Quốc Hội lưỡng viện Mỹ, Washington, 28/02/2017.
REUTERS/Jim Lo Scalzo/Pool

Chỉ có những người « xứng đáng » mới « đáng » được phép định cư tại Mỹ. Trên đây là nét chính trong dự án cải cách chính sách nhập cư mà tổng thống Mỹ Donald Trump đề ra trong diễn văn đầu tiên đọc trước Quốc Hội lưỡng viện ngày hôm qua, 28/02/2017.

Gần hai tháng sau diễn văn nhậm chức tổng thống tô vẽ nước Mỹ như một bức tranh u ám, thông điệp về chính sách của Donald Trump đọc trước Quốc Hội lưỡng viện kích động niềm tự hào của Hiệp Chủng Quốc. Bên cạnh những hứa hẹn đầu tư vực dậy kinh tế quốc gia, củng cố sức mạnh quân sự với những ngân sách khổng lồ, tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hoà cho rằng, để được hùng mạnh hơn, nước Mỹ cần phải noi gương Canada và Úc trong chính sách di dân nhập cư.

« Kinh nghiệm Úc và Canada »

Theo ông Donald Trump, Ottawa và Canberra áp đặt điều kiện buộc những người nước ngoài muốn sang Canada hay Úc lập nghiệp phải có khả năng chuyên môn. Biện pháp « chọn lọc » này, nếu được áp dụng tại Mỹ, sẽ giúp tiết kiệm « hàng tỷ đô la hàng năm » cho ngân sách quốc gia, tức là tiền thuế của dân.

Lãnh đạo hành pháp cho rằng đề nghị « cải cách tích cực » sẽ thuyết phục được phe Dân Chủ trong Quốc Hội ủng hộ, cho dù số phận của hơn 10 triệu di dân bất hợp pháp gây bất đồng sâu sắc giữa hai đảng.

Tổng thống Trump nhấn mạnh là những ai muốn tới Mỹ sinh sống phải có phương tiện tự túc để không trở thành một gánh nặng cho nước Mỹ cưu mang. Nếu đảng Dân Chủ và Cộng Hoà đều « hướng tới phúc lợi chung của người dân Mỹ » thì có thể hợp tác với nhau giải quyết được vấn nạn kéo dài từ nhiều thập kỷ.

Theo AFP, vài giờ trước khi đọc diễn văn chính sách, tổng thống Mỹ thổ lộ với các phóng viên là ông có nghĩ đến khả năng « hợp thức hóa » tình trạng cư trú của những di dân không giấy tờ hợp lệ, với điều kiện là họ không phạm pháp. Đã đến lúc phải có « một đạo luật mới về di dân » mà chuyện này chỉ có thể đạt được, nếu hai bên, chính quyền và đối lập, chịu thỏa hiệp.

« Mị dân »

Để làm tăng thêm tác động tâm lý, tổng thống Mỹ mời gia đình một số nạn nhân tiêu biểu tham gia trong nhóm cử tọa làm nhân chứng. Một người là cha của một thiếu niên bị một di dân cư trú bất hợp pháp, thành viên một băng xã hội đen vừa ra tù, sát hại. Hai nhân chứng kia là quả phụ, có chồng là cảnh sát viên, cũng bị một di dân có tiền án, bắn chết.

Theo lệnh Nhà Trắng, từ nay các nạn nhân các vụ án mà thủ phạm là di dân nhập cư sẽ được chính phủ Mỹ đặc biệt giúp đỡ qua một cơ quan mới có tên là VOICE (Victims Of Immigration Crime Engagement).

Đảng Dân Chủ phản ứng tức khắc. Lãnh đạo nhóm thượng nghị sĩ đối lập Chuck Schumer chỉ trích luận điểm « mị dân, phản ảnh xu hướng cứng rắn » của tổng thống Cộng Hoà. Trong suốt bài diễn văn, ông Donald Trump dùng lời lẽ kích động tinh thần quốc gia : nước Mỹ trên hết. Ông xác quyết sẽ ngăn chận nạn « nhập cư trái phép và tội phạm » và sẽ khởi công xây « bức tường lớn giữa Hoa Kỳ và Mêhicô ».

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170301-donald-trump-phac-hoa-chinh-sach-nhap-cu-chon-loc )

Triển

03-01-2017, 05:39 AM

Lời bàn:

Chính sách nghe bắt ham.....cho dân nhà giàu và trí thức ===> Di dân.

Còn dân chạy lánh nạn chiến tranh thì "hết có cửa", vừa nghèo vừa không có học thức coi như cho mày chết cha mày luôn? :z15:

Cứ ở đó đi, nếu thoát được chiến tranh có hòa bình, thì lâu lâu anh đem rác công nghiệp, rưới kỹ nghệ qua nước tụi bây anh đổ. Rồi anh cho tiền.

RaginCajun

03-01-2017, 06:47 AM

Chính sách di dân trên kia không phải là của Trâm bày ra mà là của nước Mỹ từ hồi xưa rồi. Nếu có dịp nên ghé qua Ellis Island ở New York sẽ thấy cách người ta kiểm tra di dân trước khi cho họ vào. Trông ác độc lắm.

ốc

03-01-2017, 08:11 AM

Theo lệnh Nhà Trắng, từ nay các nạn nhân các vụ án mà thủ phạm là di dân nhập cư sẽ được chính phủ Mỹ đặc biệt giúp đỡ qua một cơ quan mới có tên là VOICE (Victims Of Immigration Crime Engagement).

Cái này gọi là Trâm ngòi nổ hay Trâm dầu vào lửa.

Triển

03-01-2017, 09:46 AM

Con Quay đang quậy.

http://bilder2.n-tv.de/img/incoming/crop19724157/5134998810-cImg_16_9-w680/80e1e4d9846da2eda050513b6d0b0e8c.jpg

(n-tv.de) (http://www.n-tv.de/politik/Conway-rechtfertigt-sich-fuer-Couchfoto-article19724159.html)

Triển

03-01-2017, 09:51 PM

Trump gây bất ngờ với bài diễn văn nhã nhặn trước Quốc Hội Mỹ

RFI, Phạm Trần phân tích

http://telechargement.rfi.fr/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201703/QR_Pham_TranOK.mp3

"...
Nhà báo Phạm Trần : “Sau năm tuần lễ cầm quyền, thái độ có vẻ hung hăng, phong cách nói năng lung tung của ông Trump đã thay đổi toàn diện. Nếu nghe bài diễn văn tối qua, có thể thấy ông Trump… từ chỗ là một người không coi ai ra gì, trở thành một người từ tốn...

Nhưng bình tĩnh nhìn lại… tất cả những gì ông Donald Trump hứa trong tối ngày 28/02… chúng ta thấy những con số hết sức là hấp dẫn, hết sức là phấn khởi, người Mỹ nghe có vẻ bùi tai lắm, nhưng trong thực tế lấy tiền ở đâu ra, Quốc Hội có chấp thuận hay không...”.

Triển

03-02-2017, 04:21 AM

Ngày thứ 40:
Trâm muốn lập một cơ quan riêng cho nạn nhân của người di cư

http://www.bento.de/upload/images/imager/upload/aimages/1216265/GettyImages-646450178-1_c524313b365a6e1c6e0cd7bcec740e02.jpg

01.03.2017

Jan Perrer

Sau MAGA tới VOICE – chữ viết tắt từ „Victims Of Immigration Crime Engagement“. Tổng thống Mỹ Trump muốn thành lập một cơ quan mới dưới bản hiệu này. Cơ quan này sẽ trực tiếp chăm sóc cho nạn nhân của những người nhập cư mang tội phạm hình sự. Y đã tuyên bố việc này trong buổi phát biểu đầu tiên trước nghị viện Mỹ. Trâm nói vấn đề bị giới truyền thông và “những nhóm lợi ích đặc biệt” che đậy cho đến nay. (Washington Post).

Vì sao lại quan trọng?

Đề tài an ninh đóng một vai trò quan trọng với Trump. Ông ta cứ lặp đi lặp lại sự đe dọa các băng đảng ngoại quốc và những người nhập cư hình sự. Vừa tuần qua y đã khiến mọi người xôn xao vì nhắc đến vụ bất an ở Thụy Điển trong một phát biểu – thế nhưng chuyện đó không hề có. Trước đó Trâm đã từng tuyên bố, tương lai sẽ đối phó mạnh tay hơn với khoảng chừng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ.

Có vấn đề thực sự hay không?

Sự thật rõ ràng ngược lại những gì Trâm nói và tất cả các khẩu hiệu thiên hữu trong đề tài này. Dĩ nhiên người nhập cư cũng có phạm pháp. Tuy nhiên không có gì đặc biệt hoặc trở thành một vấn nạn để có thể quy tội lỗi về cho những người gốc ngoại quốc cả.

Những con số này chứng minh rất rõ ràng:

Theo thống kê, những người được gọi là người nhập cư lại còn ít phạm pháp hơn dân chúng có quốc tịch Mỹ. Những người ngồi tù cũng nhiều người bản xứ hơn người di cư. (New York Times)

Một phần lớn những người nhập cư trái phép bị bắt chưa từng có tiền án – ngoại trừ lúc họ tới Mỹ. (Statesman)

Bên chức trách khoa học của nghị viện Hoa Kỳ cũng cho biết rằng chỉ có ít người di dân mang tội sát nhân, buôn lậu ma túy hoặc là các tội phạm tương tự bị truy nã. (Washington Post)

Bây giờ thì sao?

Cho đến nay vẫn chẳng có gì rõ ràng rằng Trâm sẽ chính xác trang bị thế nào với phương tiện gì cho cơ quan mới. Các biện pháp chống lại thành phần Không-phải-dân-Mỹ thì đã cụ thể hơn rồi. Người ta đang chờ đợi phiên bản mới của sắc lệnh cấm nhập cảnh đã bị đình chỉ ra trong tuần này (Independent)

(theo bento.de (http://www.bento.de/today/donald-trump-will-eigene-beho*rde-fuer-opfer-krimineller-migranten-dabei-gibt-es-das-problem-so-gar-nicht-1216174/))

Triển

03-02-2017, 04:33 AM

Lời bàn:

"...
Sự thật rõ ràng ngược lại những gì Trâm nói và tất cả các khẩu hiệu thiên hữu trong đề tài này. Dĩ nhiên người nhập cư cũng có phạm pháp. Tuy nhiên không có gì đặc biệt hoặc trở thành một vấn nạn để có thể quy tội lỗi về cho những người gốc ngoại quốc cả.
...
"

Chuyện tuyên truyền này y hệt như tụi theo AfD ở Đức. Ai ở Đức cũng đều biết rõ. Tụi AfD chuyên môn đặt điều nói người tị nạn phạm pháp. Có bà kia còn tung tin thất thiệt bị người tị nạn hãm hiếp. Tới lúc cảnh sát vào cuộc điều tra bả mới khai thật là đặt điều nói láo. Các lời đồn vô căn cứ nhiều đến độ bên cảnh sát và bộ nội vụ phải công khai đưa bằng chứng về thống kê.

Hiện tại điều đáng buồn là thành phần xấu lại không phải cái tụi bá vơ cực hữu ăn không ngồi rồi gây hại tuyên truyền, mà nó được cái loa phát thanh chính thức từ cái mỏ cao nhất Hoa Kỳ chứ lại.

Tại sao những người này lại xấu tính tới vậy nhỉ? Không thể hiểu được.

Kinh Thánh nói gì về phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử?

Trả lời: Điều đầu tiên ta cần nắm được là chỉ có một chủng tộc-chính là chủng tộc người. Người da trắng, người Phi châu, người Á châu, người Ấn Độ, người Ả Rập, và người Do Thái đều có cùng một nguồn gốc. Tất cả các sắc tộc đều có những đặc điểm thể chất tương tự nhau (tất nhiên mỗi sắc tộc thì có những nét đặc trưng riêng khác với các sắc tộc còn lại). Điều cốt yếu nhất là tất cả con người được tạo ra phản chiếu hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26-27). Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi Ngài đã gửi gắm Chúa Giê Su đến thế gian để chịu chết cho chúng ta (Giăng 3:16).

Thiên Chúa luôn công bằng trong tình yêu của Ngài đối với con người (Phục truyền luật lệ ký 10:17; Công vụ 10:34; Rô-ma 2:11; Ê-phê-sô 6:9), vì thế cho nên chúng ta không nên có định kiến. Gia cơ 2:4 mô tả những người phân biệt đối xử như là "bị phán xét với những ý nghĩ gian ác". Thay vào đó, chúng ta nên yêu thương những người xung quanh như chính mình (Gia cơ 2:8). Trong Cựu Ước, Thiên Chúa chia nhân loại thành hai nhóm "chủng tộc": Do Thái và dân ngoại. Ý định của Thiên Chúa đã cho người Do Thái làm vương quốc của các thầy tế lễ chăm sóc cho các nước dân ngoại. Vì vậy, đa phần người Do Thái quá tự hào về địa vị của họ và khinh thường dân ngoại. Chúa cứu thế Giê Su chấm dứt việc này, Ngài phá hủy bức tường phân chia của thù nghịch (Ê-phê-sô 2:14). Tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử là sỉ nhục đến những gì Chúa cứu thế làm trên thập tự giá.

Chúa Giê Su dạy chúng ta yêu thương nhau như Ngài yêu thương chúng ta (Giăng 13:34). Nếu Thiên Chúa là công bằng và yêu thương chúng ta với sự công bằng thì chúng ta là con của Chúa thì cần phải yêu thương người khác với giống như Chúa. Chúa Giê Su dạy trong Ma-thi-ơ 25 rằng nếu ta làm điều gì hại đến anh em của Ngài, thì chính là ta hại Ngài. Nếu chúng ta đối xử khinh rẻ, tệ bạc thì chính là ta đang đối xử tệ bạc với một con người mang hình hài của Thiên Chúa; chính là chúng ta đang gây tổn thương cho người mà Thiên Chúa nguyện yêu thương và hi sinh chính bản thân mình.

Phân biệt chủng tộc, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau gây nhức nhối trong xã hội loài người từ vài ngàn năm nay. Lẽ ra không nên như vậy, lẽ ra xã hội có thể tốt đẹp hơn. Các nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử nên tha thứ. Ê-phê-sô 4:32 tuyên bố, "Hãy sống với nhau cách nhân từ, tha thứ cho nhau, cũng giống như trong Chúa cứu thế tha thứ cho bạn". Những người phân biệt chủng tộc có thể không xứng đáng nhận được sự tha thứ, nhưng chính chúng ta là người không xứng đáng nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa. Những người hành xử phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử cần phải ăn năn. "Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Ðức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Ðức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình. " (Rô-ma 6:13). Có thể nhận biết hoàn toàn trong Ga-la-ti 3:28 "Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Chúa cứu thế Giê Su, anh em thảy đều làm một."

(* nguồn: https://dbs.org/libraries/vietnamese/Books/010_GQ/020_Humanity.html#racism )

Cách phân biệt người chính, kẻ tà

Lời Phật chỉ dạy thật rõ ràng: “Đáng cười mà không cười, lúc đáng hoan hỷ mà không hoan hỷ, đáng khởi tâm từ mà không khởi tâm từ, làm ác mà không xấu hổ, nghe lời lành mà không để ý. Nên biết người này ở nhóm tà”. Đây là năm tiêu chuẩn quan trọng để chúng ta thẩm định về một người là chính hay tà. Đó cũng là năm tiêu chuẩn để tự mình thẩm định chính mình.

Cuộc sống luôn biến động, thân tâm luôn vô thường, ranh giới giữa chính tà đôi khi lại rất nhạy cảm và mong manh. Dù lúc nào ta cũng nhân danh (hoặc tự nghĩ) mình là người của chính phái, là đại sứ của thiện lành nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Nên điều cần thiết là luôn lấy năm tiêu chuẩn của Thế Tôn để kiểm tra chính mình nhằm tự điều chỉnh và hoàn thiện lấy bản thân mình.

Ta là ai, chính hay tà, tự mình biết và chắc chắn mọi người đều biết. Nên cải tà quy chính, bỏ ác làm lành là việc cần thực thi trong đời sống của những người con Phật.

(* nguồn: http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/cach-phan-biet-nguoi-chinh-ke-ta.html )

Powered by vBulletin® Version 4.2.5 Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.

Trâm [Archive]  - Page 4 (2024)

FAQs

What are archive pages in WordPress? ›

Archive pages are your WordPress site's librarians; they manage how your content is cataloged and presented to your visitors. Think of them as curated shelves where you can find all your posts categorized by different criteria such as categories, tags, authors, or dates.

How do I access the WordPress archive page? ›

The easiest way to view an archive page is to click on a category, date, or author link. You will find links to category and author archives under the post title, and you can also add WordPress archives to your sidebar.

Is it archive or archive? ›

In the case of the noun, the faux plural “archives” is preferred in North American professional discourse—although “archive” is preferred in the rest of the English-speaking world.

What is a blog archive page? ›

In terms of your website, an archive is a collection of data/content stored and organized on your website. Each archive type has its own webpage where you can access the content, and these pages are generated automatically when you create your blog, categories, and other content types.

Why does my WordPress page say "archives"? ›

An archive is a collection of WordPress posts based on a commonality. That is to say, different WordPress posts will appear in groups based on what they have in common. These commonalities can include Tags, Dates, Categories, and Post types.

What happens when you archive a page? ›

Archiving an item removes it from your content tree and stores it in the archive. It does not fully delete your content, it just changes access to the item, as described: Archived content is excluded from quick search and analytics to keep those functions focused and relevant.

How do I customize my archive page in WordPress? ›

Step 1: Open the Template Editor
  1. Visit your site's dashboard.
  2. Navigate to Appearance → Editor.
  3. Click on the “Templates” option in the left sidebar.
  4. On the main page area, locate the template called “Archives” (or “Index”). ...
  5. Click the template's thumbnail to open the template in the editor.

How do I access archived pages? ›

In order to find a page that is no longer accessible, or to view an older version of a webpage, simply go to https://web.archive.org and enter the web address that you are searching for. If the page was previously archived, the dates when it was saved will appear on a calendar of the current year.

How do I get the archive page title in WordPress? ›

WordPress uses a function named the_archive_title() , usually at the top of the archive templates in your theme in order to dynamically generate a suitable title for the page. Since the function is used on many different types of pages, it generates a suitable title for each archive view.

What is an example of an archive? ›

The archives of an individual may include letters, papers, photographs, computer files, scrapbooks, financial records, or diaries created or collected by the individual, regardless of medium or format.

Why do people use archive? ›

Archives are important resources for answering our questions about the past. Records may be used to settle legal claims, they may clarify family history, they are grist for historians, and they impart to filmmakers and authors a sense of the ways things were.

How do archives work? ›

An archives is a place where people can go to gather firsthand facts, data, and evidence from letters, reports, notes, memos, photographs, and other primary sources. The National Archives is the U.S. Government's collection of documents that records important events in American history.

How do you know if a website is archived? ›

On the perimeter, or edge, of the website, look for an “archive” link, a “permalink” or “permanent link” option, or a “view history” tab. If you see one of those options, you may be able to retrieve a URL for the archived version of the specific page you used.

How do I read archived websites? ›

Visit the webform at https://web.archive.org, enter the original URL of the web page of interest in the "Wayback Machine" search box and then hit return/enter. The next screen may: show a calendar listing the snapshot dates for all archived copies of that page, or.

What is an archived URL? ›

The Wayback Machine (web.archive.org) is a digital archive of the World Wide Web. Since its launch in 2001, over 452 billion pages have been added to the archive. Users can enter a URL to view and interact with past versions of any website contained in the Archive, even if the site no longer exists on the "live" web.

What does it mean if a page is archived? ›

Archived Web Content is information that is no longer current but is retained on a website for reference or to provide context to current content.

What is the difference between archive and delete in WordPress? ›

Deleting a post from WordPress doesn't archive it. There are various reasons why you might want to archive WordPress posts. You may want to remove it from the homepage, you may want to move it to a different category, or you may want to save it for your future reference.

What is the difference between index and archive in WordPress? ›

The archive page looks like the index page, except it's filtered in some way, such as by WordPress category, tag, date, or author. Archive pages are also generated by WordPress and don't exist as a Page or Post that can be edited.

What is the difference between archive and deactivate in WordPress? ›

Archiving a website allows you save the website entries and remove it from public view. The website entries are still available to the Super Administrator, though. Deactivating a website will completely remove it from view in both the front and back end interfaces.

References

Top Articles
¡Feliz Domingo! Frases e Imágenes para dar los Buenos Días con Alegría
Feliz Domingo Bendiciones, Mensajes cristianos para compartir | Todo imágenes
11 beste sites voor Word-labelsjablonen (2024) [GRATIS]
Wordscapes Level 5130 Answers
13 Easy Ways to Get Level 99 in Every Skill on RuneScape (F2P)
Immobiliare di Felice| Appartamento | Appartamento in vendita Porto San
Linkvertise Bypass 2023
Mohawkind Docagent
Soap2Day Autoplay
Minn Kota Paws
My Vidant Chart
Cube Combination Wiki Roblox
LA Times Studios Partners With ABC News on Randall Emmett Doc Amid #Scandoval Controversy
Ucf Event Calendar
Valentina Gonzalez Leaked Videos And Images - EroThots
DIN 41612 - FCI - PDF Catalogs | Technical Documentation
Sams Gas Price Fairview Heights Il
South Bend Tribune Online
Günstige Angebote online shoppen - QVC.de
Degreeworks Sbu
Shemal Cartoon
Betonnen afdekplaten (schoorsteenplaten) ter voorkoming van lekkage schoorsteen. - HeBlad
6813472639
Walmart Double Point Days 2022
Carolina Aguilar Facebook
Hocus Pocus Showtimes Near Amstar Cinema 16 - Macon
Roof Top Snipers Unblocked
Promiseb Discontinued
Form F-1 - Registration statement for certain foreign private issuers
Toothio Login
Restored Republic June 16 2023
Bayard Martensen
Expression Home XP-452 | Grand public | Imprimantes jet d'encre | Imprimantes | Produits | Epson France
Missing 2023 Showtimes Near Mjr Southgate
The value of R in SI units is _____?
Most popular Indian web series of 2022 (so far) as per IMDb: Rocket Boys, Panchayat, Mai in top 10
The Mad Merchant Wow
Woodman's Carpentersville Gas Price
Dollar Tree's 1,000 store closure tells the perils of poor acquisitions
Keir Starmer looks to Italy on how to stop migrant boats
All Characters in Omega Strikers
Tattoo Shops In Ocean City Nj
Sofia Franklyn Leaks
Mychart Mercy Health Paducah
Craigslist Minneapolis Com
Hk Jockey Club Result
Craigslist/Nashville
Gary Vandenheuvel Net Worth
Craigslist Pet Phoenix
Dietary Extras Given Crossword Clue
Mail2World Sign Up
Ubg98.Github.io Unblocked
Latest Posts
Article information

Author: Fredrick Kertzmann

Last Updated:

Views: 5811

Rating: 4.6 / 5 (46 voted)

Reviews: 85% of readers found this page helpful

Author information

Name: Fredrick Kertzmann

Birthday: 2000-04-29

Address: Apt. 203 613 Huels Gateway, Ralphtown, LA 40204

Phone: +2135150832870

Job: Regional Design Producer

Hobby: Nordic skating, Lacemaking, Mountain biking, Rowing, Gardening, Water sports, role-playing games

Introduction: My name is Fredrick Kertzmann, I am a gleaming, encouraging, inexpensive, thankful, tender, quaint, precious person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.